Yegge từng là kỹ sư phần mềm cấp cao tại Google. Yegge cho biết, một trong những nguyên nhân chính khiến anh quyết định rời Google là việc công ty này biến đổi thành doanh nghiệp "100% tập trung vào đối thủ cạnh tranh và không còn chú trọng vào khách hàng" như trước kia nữa. Do đó, Google không còn là môi trường làm việc truyền cảm hứng cho anh nữa.
Chiến lược bắt kịp và giành ưu thế trước các đối thủ về công nghệ có thể là nguyên nhân lớn nhất, nhưng không phải là duy nhất khiến Yegge chia tay Google.
Cựu kỹ sư phần mềm này chia sẻ thêm trên trang Medium: "Lí do chính khiến tôi rời Google là họ không thể đổi mới sáng tạo nữa. Họ đã mất tương đối nhiều khả năng ấy ... Trước hết, họ bảo thủ ... Họ quá tập trung vào việc bảo vệ những gì họ đã có, đến mức họ sợ mạo hiểm và đổi mới thực sự. Thứ hai, họ dính líu đến chính trị ... Thứ ba, Google kiêu căng. Họ ngạo mạn về 'chúng tôi', chứ không phải 'tôi'. Khi một công ty thành công vang dội như Google đã đạt được, công ty đó có thể bị ám ảnh với cảm giác bất khả chiến bại và số phận gần như hiển hiện, dẫn đến những kết cục bi thảm: tự mãn, hội chứng không-phát minh-ở đây, mất thấu cảm khách hàng và hoạch định chính sác, chiến lược kém".
Tuy nhiên, Yegge cảm thấy "Google vẫn là một trong nơi làm việc tốt nhất trên Trái đất, theo bất kỳ cách nào bạn muốn đo lường nó". Anh tiếp tục bằng cách cẩn thận lí giải việc hầu hết các màn ra mắt sản phẩm quan trọng của Google trong vài năm trở lại đây là hành động đáp trả những tiến bộ của một đối thủ, chứ không phải là đáp ứng nhu cầu của khách hàng như thế nào.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi Yegge nhìn nhận Google đã bị mắc kẹt trong tình trạng "tôi cũng thế" quá lâu và tung ra vô số các sản phẩm bắt chước một cách mù quáng. Anh trích dẫn Google+ là câu trả lời trực tiếp của Google trước Facebook, Google Cloud nhằm đáp trả Dịch vụ web của Amazon, Allo nhằm chống lại WhatsApp, Android Instant Apps đối trọng với các thành tựu của Facebook cũng như WeChat, và tất nhiên trợ lý ảo Google Assistant để cạnh tranh với Apple Siri và Amazon Alexa.
"Họ đơn giản không còn sự đổi mới trong ADN của mình nữa. Và điều đó là vì mọi con mắt của họ đổ dồn vào các đối thủ, chứ không phải khách hàng của mình", Yegge nhấn mạnh.
Theo Yegge, không chỉ mình Google mà còn nhiều hãng công nghệ lớn khác ở Thung lũng Silicon, chẳng hạn như Oracle, Twitter, Apple, eBay, Microsoft, Adobe hay SalesForce cũng đang "tha hóa" dần như vậy.
Đây không phải là lần đầu tiên Yegge tự đặt mình vào tầm ngắm của Google. Năm 2011, anh từng nổi như cồn trên báo sau khi "vô tình" đăng tải một bài viết chỉ trích dài về chiến lược Google+ yếu kém của Google, đồng thời lên án CEO Amazon - tỉ phú Jeff Bezos là "tên cướp biển đáng sợ". Song, lúc đó Yegge không bị công ty sa thải.
Tuấn Anh (theo Phonearena)
Google hiện vẫn giấu nhẹm thông tin về hệ điều hành (OS) thứ ba của hãng, được kỳ vọng có đủ khả năng hủy diệt Android và Chrome OS khi hoàn thiện.
" alt=""/>Cựu nhân viên tố Google không còn khả năng sáng tạoChiều 27/1, mặc dù đội tuyển U23 Việt Nam bỏ lỡ cơ hội giành chức vô địch U23 Châu Á lần đầu tiên, nhưng để động viên tinh thần thi đấu không mệt mỏi vì mầu cờ sắc áo và tinh thần dân tộc Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã công bố quyết định tặng thưởng số tiền 1 tỷ đồng dành tặng cho đội tuyển U23 Việt Nam trước sự chứng kiến của đại diện báo Dân trí - Trưởng ban Thể thao Báo Dân trí Nguyễn Anh Tuấn cùng đông đảo CBCNV VNPT.
Ông Lương Mạnh Hoàng, Phó Tổng Giám đốc VNPT chia sẻ: “Đội tuyển U23 Việt Nam đã thi đấu quả cảm trước những đối thủ lớn của châu Á, tuy chỉ đại giải Nhì nhưng đã giành chức Vô địch trong trài tim 90 triệu người dân Việt Nam. Đây là niềm tự hào của Việt Nam. Món quà 01 tỷ đồng là tấm lòng của CBCNV Tập đoàn VNPT đối với đội tuyển U23 Việt Nam. Cám ơn đội tuyển U23 Việt Nam làm rạng danh đất nước Việt Nam trên đấu trường thể thao quốc tế".
" alt=""/>Tập đoàn VNPT tặng 1 tỷ đồng cho đội tuyển U23 Việt NamNếu như với những năm trước, bất động sản, công nghệ sinh học, công nghệ vận chuyển hay truyền thông là những lĩnh vực mà các nhà đầu tư hướng đến. Thì bây giờ, các công nghệ mới như AI, IoT, Big Data, Machine Learning đang thay đổi bức tranh đầu tư - công nghệ của các startup Việt Nam cũng như quốc tế. Đi liền với nền cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như các công nghệ mới đó, không thể nào không nhắc đến sự ra đời của Blockchain - công nghệ được ví von như phát kiến lớn nhất kể từ sau Internet của thế kỷ 21.
Tiềm năng của công nghệ blockchain
Khái niệm về công nghệ Blockchain chỉ mới thông dụng cách đây khoảng 2 năm về trước. Mọi thứ dường như chỉ mới bắt đầu, trong tương lai ngành công nghiệp blockchain sẽ có mặt ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế và xã hội chủ chốt.
![]() |
Công nghệ Blockchain còn rất nhiều ứng dụng hơn là việc tạo ra đồng tiền kỹ thuật số như Bitcoin. Cơn sốt mang tên “đồng tiền bitcoin”, những bí ẩn xung quanh cái tên Satoshi Nakamoto, cơ hội đầu tư siêu lợi nhuận, . . . tất cả đã góp phần làm lu mờ lợi ích thực tế của công nghệ Blockchain đến các lĩnh vực khác bên ngoài khía cạnh tiền tệ.
Đi vào khai thác tiềm năng của Blockchain, ta sẽ thấy một hàng rào bảo vệ dữ liệu chưa từng xuất hiện bao giờ với mức chi phí cực thấp so với các hệ thống cổ điển. Việc xác thực dữ liệu, bảo mật và hoàn toàn nằm trong vùng kiểm soát của các công ty cũng như cá nhân, đồng nghĩa với việc ai cũng có thể tự tạo ra một Blockchain cho riêng mình.
Một số ứng dụng như bảo vệ tài sản, hồ sơ chứng từ, tăng cường bảo mật cho hệ thống dữ liệu, . . . chỉ là một trong số các ứng dụng blockchain có thể mang tới cho người sử dụng cũng như các startup, chính phủ hay các công ty.
Bức tranh đầu tư vào lĩnh vực Blockchain hiện đang phát triển như thế nào?
Hàng loạt ngân hàng, hãng công nghệ lớn đang đầu tư ngày càng nhiều vào công nghệ blockchain. Intel, ngân hàng Merrill Lynch của Bank of America, HBSC và hàng chục tổ chức khác vừa đầu tư 107 triệu USD vào R3, một nhóm phát triển công nghệ tương tự như blockchain cho các hãng tài chính.
Nasdaq Ventures cũng đã công bố kế hoạch đầu tư vào các công ty công nghệ Blockchain. Hãng tài chính này cũng công bố mức đầu tư khoảng 10 triệu USD vào các startup này, cả ở giai đoạn tiềm năng lẫn giai đoạn phát triển sau này.
![]() |