Trứng cũng dễ chế biến thành nhiều loại món ăn. Bạn có thể rán hoặc luộc trong vòng vài phút.
Nếu bạn từng tranh luận liệu trứng luộc có thực sự tốt hơn trứng rán hay không thì bạn không phải người duy nhất. Chính các nhà khoa học cũng dành nhiều thời gian để xem xét về giá trị dinh dưỡng của trứng với hai hình thức chế biến này.
Một quả trứng luộc chứa khoảng 77,5 calo với 6,3g protein, 0,6g carbohydrate và 5,3g chất béo. Trứng cũng chứa nhiều khoáng chất và vitamin khác ngoài choline. Lượng vitamin A, selen, vitamin B6, B9, B12, phốt pho, kẽm và sắt trong trứng cũng cao.
Trứng luộc chín có ít calo và chất béo hơn trứng rán
Một quả trứng rán cùng kích cỡ có 90 calo và chứa 7g chất béo, cao hơn khi luộc. Healthlinechỉ ra hàm lượng calo và chất béo cao hơn có thể do dầu mỡ hoặc bơ dùng để rán trứng. Ngoài ra, trứng rán chứa ít carbohydrate hơn một chút, khoảng 0,4g carbohydrate. Cả hai loại trứng đều cung cấp lượng protein, các loại khoáng chất và vitamin tương đương nhau.
Ngoài cách chế biến, bạn cũng cần để ý tới loại trứng vì không phải tất cả đều giống nhau. Thành phần dinh dưỡng của trứng có thể dao động tùy thuộc vào cách nuôi gà mái. Các nhà chuyên môn khuyên bạn nên mua trứng hữu cơ từ gà mái được nuôi thả vườn.
Thêm vào đó, đối với một người trưởng thành, 2 quả trứng là đủ cho một ngày, tốt nhất là 1 lòng đỏ và 2 lòng trắng. Dù trứng có nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng ăn quá nhiều dễ khiến một số người bị đầy hơi. Hấp thụ nhiều lòng đỏ kích hoạt mức cholesterol tăng và thậm chí dẫn đến tăng cân.
Việc tiêm chủng mở rộng dự kiến vẫn được triển khai mỗi tuần một lần tại các trạm y tế. Tùy thuộc vào từng trạm y tế các buổi tiêm chủng mở rộng sẽ được tổ chức vào các ngày khác nhau trong tuần, về cơ bản, thường vào thứ Tư hằng tuần. Những trạm y tế có đông đối tượng tiêm chủng sẽ chủ động tiêm 2 ngày/tuần để đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Đồng thời, các buổi tiêm được tổ chức phải bảo đảm an toàn theo các quy định hiện hành của Bộ Y tế và hướng dẫn của dự án tiêm chủng mở rộng, bố trí đúng quy trình một chiều, phụ huynh đưa con đến tiêm phải đeo khẩu trang và sát khuẩn tay nhanh trước khi vào cơ sở y tế. Các điểm tiêm chủng bố trí vị trí điểm chờ thông thoáng, đủ ghế ngồi chờ và bảo đảm khoảng cách tối thiểu 2m; bố trí thêm phòng, mở rộng diện tích phòng theo dõi trẻ sau tiêm chủng 30 phút, bảo đảm khoảng cách tối thiểu 2m giữa các đối tượng. Tất cả người đưa trẻ đi tiêm chủng đều được đo thân nhiệt trước khi đưa trẻ vào điểm tiêm...
Bên cạnh đó, một số điểm tiêm chủng lập danh sách đối tượng đến tiêm theo khung giờ, bảo đảm không quá 20 người trong cùng thời điểm và không quá 50 đối tượng tại một điểm trong mỗi buổi tiêm, đối tượng tiêm chủng được sàng lọc trước buổi tiêm chủng. Những trẻ đang ốm, sốt hoặc có biểu hiện viêm long đường hô hấp được tư vấn không đưa đi tiêm.
Trước đó, từ 1/4/2020 do thực hiện giãn cách xã hội do dịch Covid-19, chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia đã tạm ngừng trên toàn quốc. Ngày 25/4/2020 một số tỉnh, thành phố phía Nam và khu vực Đồng bằng sông Hồng đã triển khai tiêm chủng trở lại. Riêng tại Hà Nội vẫn còn khu vực ổ dịch thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh và thôn Đông Cứu, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín thực hiện cách ly nên phải lùi thời điểm tiêm chủng trở lại.
Bắt đầu triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 do Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia có mục tiêu ban đầu là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi, bảo vệ trẻ khỏi mắc các loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong cao. Sau một thời gian thí điểm, chương trình tiêm chủng mở rộng từng bước được mở rộng dần cả về địa bàn và đối tượng tiêm chủng và các loại vắc xin. Đến nay, đã có 12 vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm cho trẻ em được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng. |
D. An
" alt=""/>Hà Nội: tiêm chủng mở rộng trở lại sau hơn 1 tháng tạm dừng do dịch Covid"Ngô sắn nhà trồng được mang theo luộc ăn thay cơm. Chứ mua cơm 3 bữa tốn cả trăm nghìn đồng. Nhà có 2 mẹ con cùng mắc bệnh tốn kém lắm, trong nhà có gì đáng giá cũng bán hết cả rồi”, bà Thân chia sẻ.
Cách đây 20 năm, cuộc sống gia đình bà Thân vẫn yên ấm cho đến một đêm, cơn đau bụng ập đến dữ dội, kéo dài nhiều ngày không đỡ. Lo sợ điều chẳng lành, vợ chồng bà dắt díu nhau xuống bệnh viện tỉnh thăm khám. Kết quả nhận được như sét đánh ngang tai: bà bị bệnh ung thư buồng trứng.
Khi đó, để có tiền chạy chữa, bà Thân phải vay mượn khắp nơi, bán đi vựa ngô sớm chưa đến vụ thu hoạch, gom góp được vài triệu đồng nhập viện. Tuy nhiên, đó mới chỉ là khởi đầu của chuỗi những tháng ngày khốn khổ.
Tưởng chừng sau đợt phẫu thuật cắt bỏ khối u, sức khỏe của bà đã ổn định, căn bệnh ung thư được đẩy lùi. Không ngờ, năm 2019, bệnh tình tiếp tục tái phát, khối u lại phát tiển, bà Thân bước vào cuộc phẫu thuật lần 2.
"Mỗi lần vào thuốc tôi đau lắm, cơ thể khó chịu. Bao nhiêu năm nay tôi vẫn sợ hãi khi nhìn thấy một rổ hóa chất chuẩn bị được truyền vào người mình. Vì quá sợ mà lần nào truyền, tôi cũng bị sốc thuốc. Đã có lúc tôi cảm thấy mình chết đi có lẽ là sướng nhất", bà Thân chia sẻ.
Trong lúc mẹ đang điều trị tích cực để tránh khối u xâm lấn thì mới đây, con trai bà Thân là anh Đồng Văn Phương (SN 1990) phát hiện mắc bệnh ung thư máu.
Hiện tại, cả hai mẹ con mỗi người nằm một bệnh viện. Bà Thân có thể tự chăm sóc cho mình, thế nhưng cậu con trai lại quá yếu, buộc phải có cha ở bên cạnh coi chừng cẩn thận.
Cán bộ PCTXH, Viện Huyết học Truyền máu trung ương xác nhận: Bệnh nhân Đồng Văn Phương đang điều trị nhiễm khuẩn, sức khỏe yếu, dùng chủ yếu kháng sinh và thuốc trong BHYT. Bệnh nhân ăn ít, giấc ngủ bình thường. Dự kiến điều trị hóa chất sau khi điều trị nhiễm khuẩn ổn định.
Được biết, hoàn cảnh gia đình bà Thân thuộc vào diện khó khăn ở địa phương. Nguồn thu nhập của cả nhà trông chờ vào mấy sào trồng ngô, sắn và lúa nước. Quanh năm đầu tắt mặt tối lam lũ lao động nhưng kinh tế chưa khi nào dư giả.
Từ ngày mẹ con bà mắc bệnh, gia đình phải đi vay mượn khắp nơi, số nợ đến nay đã lên tới cả trăm triệu đồng. Cuộc sống chật vật, cái nghèo đeo bám khiến họ đang muốn bỏ cuộc, từ bỏ sự sống. Mong sao những tấm lòng nhân ái có thể sẻ chia, động viên để mẹ con bà Thân cũng như những người bệnh bất hạnh không đầu hàng trước số phận.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Bà Lý Thị Thân, thôn Là Lẻ, xã Quang Tre, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. SĐT: 0398485853 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2022.212 (mẹ con bà Thân) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |