Ở thời điểm này năm ngoái, giá trị của đồng tiền mật mã lớn nhất thế giới - bitcoin, chứng kiến đà tăng phi mãi, lên đến gần 20 nghìn USD chỉ trong vòng vài tháng. Cú hích này có thể đến từ nhiều yếu tố, có thể kể đến như việc ông Trump đề xuất đánh thuế các giao dịch chuyển tiền từ Mỹ sang Mexico khiến nhu cầu sử dụng tiền mật mã tăng vọt hay Nhật Bản chấp nhận bitcoin là công cụ thanh toán.
Sau đó, hai sàn giao dịch lớn nhất thế giới là CBOE và CME chính thức đưa lên sàn hợp đồng tương lai bitcoin, là một "đòn bẩy" mạnh khiến bitcoin tăng điên cuồng. Cuốn theo trào lưu đầu tư vào tiền số, rất nhiều người đã trở thành triệu phú hay thậm chí là tỷ phú nhờ nắm giữ bitcoin và nhiều chuyên gia còn dự đoán 2018 sẽ là một năm "hoành tráng" hơn nữa với tiền mật mã.
Tuy nhiên, việc đó đã không xảy ra. Các nhà đầu tư tổ chức không rót tiền vào thị trường này như kỳ vọng, cùng sự kiểm soát ngày càng gắt gao từ các cơ quan quản lý. Hồi tháng 5 năm nay, Bộ Tư pháp Mỹ đã mở một cuộc điều tra về khả năng một số nhà giao dịch đang có hành vi thao túng giá bitcoin và các loại tiền mật mã khác. Chưa hết, vào tháng 11, cơ quan này tiếp tục xem xét lại đợt tăng phi mã 1300% hồi năm ngoái của bitcoin, trả lời cho câu hỏi liệu đó có phải là kết quả của hành vi thao túng giá hay không. Những động thái này đã khiến tiền mật mã dần mất giá.
Trong nửa đầu năm nay, các loại tiền mật mã chủ chốt cũng đối mặt với quyết định chốt lời từ các nhà đầu tư. Hôm 29/6, giá bitcoin trên sàn Coindesk xuống dưới 5800 USD, thấp nhất kể từ giữa tháng 11 năm 2017. Ở thời điểm đó, bitcoin đã rớt giá 60% so với đầu năm. Đà sụt giảm của bitcoin kéo theo cả thị trường tiền số khiến hàng loạt những đồng tiền khác trở nên vô giá trị, cũng giống như những thương vụ IPO trong thời kỳ bong bóng dotcom.
Giá trị của bitcoin ở thời điểm đóng cửa phiên giao dịch ngày 6 tháng 12 (Nguồn: Bloomberg)
Do đó, các nhà đầu tư tiền mật mã đã không ít lần điêu đứng vì tốc độ sụt giảm nhanh chóng của bitcoin trong năm 2018 này.
" alt=""/>Bitcoin và các đồng tiền mật mã trong năm 2018: Từ đỉnh cao rớt xuống vực sâuThống kê các lượt Cấm/Chọn tại vòng Bán kết CKTG 2017
Tỉ lệ thắng ở vị trí xạ thủ: Tristana 0% - Varus 100%
Kalista đang tiếp tục kỷ lục bị cấm 100% trong số tất cả các trận đấu tại CKTG 2017. Lý do là bởi Kalista có khả năng kiểm soát mục tiêu lớn trên bản đồ, kết hợp tuyệt vời với Lư Hương Sôi Sục và chiêu cuối có thể đảo ngược tình thế các pha giao tranh…
Tristana là vị tướng có tỉ lệ Cấm/Chọn nhiều thứ hai sau Kalista, nhưng cô nàng này lại không thành công tại vòng Bán kết vừa qua, với năm thất bại và không có thắng lợi nào.
Nó khiến cho bất cứ đội tuyển nào lựa chọn Tristana cũng phải nhận “trái đắng” – do đó rất có thể sẽ ảnh hưởng tới việc lựa chọn đội hình trong trận Chung kết giữa SK Telecom T1 vs Samsung Galaxy, diễn ra vào lúc 14g00 ngày hôm nay (04/11).
So với Tristana, một vị tướng xạ thủ khác đang có thành tích khá tốt là Varus – sở hữu 44% tỉ lệ được Cấm/Chọn, bốn thắng lợi và không biết “mùi” thua trận tại vòng Bán kết vừa qua.
Đáng chú ý, xạ thủ Ruler của Samsungđang cho thấy sự tin tưởng tuyệt đối đành cho Varus khi anh kết hợp vị tướng này rất tốt với đồng đội. Không có kỹ năng đào tẩu có thể là một điểm yếu cố hữu của Varus, nhưng anh lại sở hữu chiêu cuối khống chế diện rộng, giúp tạo ảnh hưởng trong giao tranh và có thể khỏa lấp nhược điểm…
Ngoài ra, Varus cũng là một vị tướng rất thích hợp trong chiến thuật mà Samsung đề ra. Do đó, Varus có lẽ sẽ bị cấm triệt để ở trận đấu quyết định tranh Cúp Summoner.
Gragas chặn đứng tầm ảnh hưởng của Sejuani, đặt ra giới hạn với Jarvan IV
Sejuani vẫn có 100% tỉ lệ được Cấm/Chọn tại vòng Bán kết, nhưng số lần bị cấm của vị tướng này đã gia tăng lên mức 77.8%. Sau khi Mlxg giúp Royal Never Give Upđả bại SKThai ván đấu tại cặp Bán kết 1 với Sejuani, cô nàng không bao giờ còn được phép xuất hiện nữa.
Ambition của Samsung cũng thường thể hiện rất tốt với Sejuani. Nói không ngoa thì chính vị tướng này là động lực giúp cho Ambition và đồng đội thẳng tiến vào trận Chung kết CKTG 2017 – để lại thêm một lần nữa có cơ hội lật đổ SKT.
Khi mật độ cấm Sejuani trở nên dày đặc, số lượng tướng đi rừng khác xuất hiện đa dạng hơn. Đầu tiên, vị tướng có thành tích tốt nhất là Gragas với 100% tỉ lệ thắng cùng 100% tỉ lệ Cấm/Chọn – và nạn nhân của Gã Bợm Rượu chính là Jarvan IV.
Gragas đã có thành tích đối đầu 4-0 trước Jarvan IV, giúp hắn ta leo lên thành tướng Bậc 1 thế chỗ Sejuani. Mặt khác, Jarvan IV chỉ có vỏn vẹn 1/6 chiến thắng có thể giành được khi thiếu hụt khả năng chống chịu nếu xây dựng theo lối Phù Phép: Quỷ Lửa.
Có thêm nhiều lựa chọn đi rừng khác ngoài Sejuani, Jarvan IV và Gragas – nhưng chúng không thực sự đem lại nhiều kết quả và ấn tượng cho fan hâm mộ theo dõi diễn biến vòng Bán kết CKTG 2017.
Galio đang là tướng đường giữa phổ thông nhất
Người chơi lựa chọn Galio gia tăng đáng kể từ bản cập nhật 7.21dù đã bị Riot Games cân bằng lại sức mạnh qua bản vá nóng. Nhưng ngay tại meta CKTG 2017, sử dụng phiên bản 7.18để thi đấu, Galio của Faker vẫn cực kỳ mạnh mẽ để giúp cho SKT lội ngược dòng trước RNG.
Galio của Faker đóng vai trò chính trong những pha hỗ trợ đồng đội bằng chiêu cuối và đủ “trâu” để quấy nhiễu mọi pha giao tranh. Galio trong tay đường giữa của SKT có thể đáng sợ thật, nhưng lý do khiến các đội không cấm vị tướng này là bởi Faker còn quá nhiều lựa chọn khác.
Faker thậm chí còn tỏ ra ghê gớm hơn với những vị tướng gây sát thương theo thời gian.
Gnar đang là tâm điểm đường trên
Meta Đỡ Đòn, nổi bật với Cho’Gath và Maokai đường trên, nhưng giờ chỉ là quá khứ tại CKTG – khi mà tất cả các đội đều hướng tới chiến thuật tấn công chủ động hơn với mũi khoan tới từ đường trên.
Huni của SKT đã chứng minh thực lực bằng Camille và Jayce, những vị tướng đẩy lẻ tốt – và đó đích xác là điểm mạnh nhất của anh chàng này. CuVee bên phía Samsung cũng đã chơi khá nhiều Kennen và Camille.
Do đó, cấm Camille và Jayce có vẻ như đang là chiến thuật đem lại nhiều lợi ích hơn thay vì bác bỏ các tướng Đỡ Đòn thuần túy. Ngoài ra, các đội thường giấu kỹ lựa chọn tướng đường trên trong giai đoạn Cấm/Chọn, nên Gnar có nhiều khả năng trở thành chủ lực.
Gnar không sợ đi đường với bất cứ tướng đường trên nào khi nó có thể quấy rối đối thủ, tự tạo ra lợi thế cho mình. Đó là lý do Gnar đang sở hữu thành tích bốn thắng và một bại tại vòng Bán kết CKTG 2017 – nhờ khả năng kiểm soát Nộ cùng kỹ năng cá nhân cực tốt của các tuyển thủ.
Và vì mỗi vị tướng đều có ưu và nhược điểm riêng, nên giai đoạn Cấm/Chọn tại trận Chung kết sẽ rất đáng mong chờ.
Gnar_G (Theo Inven Global)
" alt=""/>LMHT: Một meta ‘sáng sủa’ hơn đang được trình diễn tại CKTG