Anh hài hước chia sẻ: “Có một điều mọi người chưa bao giờ biết, đó là ba tôi lai Pháp, tôi chỉ ké được 30%''. Anh cho biết khuôn mặt lúc nhỏ của anh so với hiện tại có nhiều nét thay đổi khiến nhiều người không nhận ra. "Lạ lắm, từ nhỏ đến lớn, khuôn mặt tôi thay đổi liên tục. Có những người bạn học chung cấp 1, đến cấp 2 đã không còn nhận ra tôi khi gặp lại. Và khi tôi đi hát, những người đã từng gặp tôi ngày nhỏ cũng không nhận ra đây là bạn Bo hồi xưa", anh kể.
![]() |
Đan Trường cho biết anh thừa hưởng 30% nét lai Pháp từ cha. |
Nam ca sĩ khiến người hâm mộ bật cười khi tiết lộ vì gương mặt có phần điển trai mà bạn bè hay rủ anh cùng đi ‘tán gái’ vì theo anh ‘có tôi các cô gái mới chú ý’.
Đan Trường cũng đã trải lòng về cuộc sống khó khăn thuở nhỏ khi cha mẹ phải vất vả nuôi 4 đứa con. Anh nhớ về kỷ niệm được ba tặng chiếc xe đạp cũ, bị rỉ sét do ba mua đồ cũ và lắp ráp lại.
![]() |
Đan Trường năm 15 tuổi. |
Anh kể: “Hồi nhỏ chưa hiểu chuyện nên mỗi lần tôi chạy chiếc xe đạp đó ra vào hẻm là mắc cỡ lắm, cứ cúi gầm mặt xuống. Chưa kể tôi khóc luôn vì mỗi lần trời mưa xe bị giãn hoặc đứt sợi dây sên, phải gắn dưới mưa rất nhiều lần, bực quá đạp cho ngã xe, sau đó lại dựng lên sửa tiếp. Ôi kỷ niệm thời thơ ấu của tôi”. Anh cho biết đây cũng là câu chuyện giúp anh có ý thức tự lập và vươn lên trong cuộc sống.
Nam ca sĩ ngày đó cũng khiến người trong xóm ngưỡng mộ khi vừa học vừa làm và tự mua cho bản thân chiếc xe đạp và sau đó là chiếc xe máy đầu tiên.
Nhi Hoàng
- Trong diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều sao Việt như Thanh Thảo, Đan Trường… đã lên phương án tránh dịch bằng cách mua một số thực phẩm.
" alt=""/>Ảnh ngày nhỏ chưa từng công bố của Đan TrườngNếu như đơn đăng ký được chấp thuận bởi Văn phòng Bằng sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ, TikTok Music sẽ được phát hành cho cả thiết bị di động và máy tính bảng. Người dùng có thể mua, phát, chia sẻ, tải xuống nhạc, bài hát album, và chia sẻ danh sách phát trên ứng dụng tương tự như các nền tảng nhạc số phổ biến hiện nay.
Tháng 11/2021, ByteDance đã nộp một đơn đăng ký tương tự tại Úc, báo cáo từ Insider cho biết. Theo cập nhật mới nhất, vào ngày 13/5, văn phòng Bằng sáng chế và Nhãn hiệu Úc sẽ chỉ định một luật sư để kiểm tra đơn đăng ký này trong sáu tháng.
TikTok Music có thể sẽ tạo ra lợi thế hơn các dịch vụ phát trực tuyến nhạc hiện có, khi cho phép người dùng bình luận về nhạc, bài hát và album, một tính năng chưa tồn tại trên Apple Music hay Spotify.
Một số người dùng đã sử dụng TikTok để khám phá âm nhạc mới với các xu hướng hàng tuần. Cả hai danh sách phát hàng đầu được quản lý bởi Spotify và Apple Music đều có các bài hát lần đầu tiên trở thành xu hướng trên TikTok.
Thông qua các bài hát thịnh hành, ứng dụng có thể giúp các bài hát trở thành hit trên phạm vi toàn cầu, hay giúp những bài hát cũ trở lại thành xu hướng.
Chỉ riêng trong năm 2021, khoảng 430 bài hát đã vượt qua 1 tỷ lượt xem video khi được sử dụng làm âm thanh TikTok và hơn 175 bài hát thịnh hành trên TikTok sau đó đã lọt vào bảng xếp hạng Billboard Hot 100, theo báo cáo của TikTok.
Thái Hoàng(theo Metro News)
" alt=""/>TikTok sẽ lấn sang kinh doanh âm nhạc trực tuyếnSự thay đổi lớn nhất dự kiến sẽ bắt đầu ở các trường tiểu học công lập – nơi mà lần đầu tiên tiếng Anh sẽ được dạy như một môn học chính thức. Thay đổi này dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2020 sau thời gian chuyển tiếp 2 năm.
Thay đổi sẽ giúp người Nhật tăng khả năng giao tiếp tiếng Anh? Dưới đây là một số câu hỏi và câu trả lời cho vấn đề này.
Những thay đổi chủ yếu là gì?
Vào năm 2020, tiếng Anh sẽ trở thành môn học bắt buộc đối với học sinh lớp 5-6, thay vì là “giờ hoạt động ngôn ngữ nước ngoài” trong đó học sinh chỉ được làm quen với tiếng Anh qua 2 kỹ năng nghe và nói.
Thay đổi này cũng làm tăng gấp đôi số tiết học tiếng Anh từ 35 tiết/ năm lên 70 tiết/năm. Hai kỹ năng đọc và viết cũng được dạy lần đầu tiên – theo một hướng dẫn dự thảo được công bố hồi tháng 8.
Với thay đổi này, tiếng Anh cũng trở thành môn học bắt buộc cho học sinh lớp 3-4.
Tại sao Chính phủ đưa tiếng Anh trở thành môn học chính thức?
Quyết định này được đưa ra bởi vì hệ thống dạy và học tiếng Anh hiện tại không đạt được mục tiêu của Chính phủ trong việc giúp học sinh thành thạo ngôn ngữ này ở mức có thể tranh luận và đàm phán bằng tiếng Anh.
Với quá trình toàn cầu hóa nhanh chóng của nền kinh tế, Bộ Giáo dục Nhật Bản đã phải đối mặt với yêu cầu nâng cao kỹ năng tiếng Anh của học sinh trên khắp cả nước. Tuy nhiên, những thảo luận về vấn đề này suốt những năm 1990 cho thấy nhiều người phản đối việc dạy tiếng Anh ở trường tiểu học, bởi vì họ cho rằng nó sẽ khiến bọn trẻ nhầm lẫn với tiếng mẹ đẻ.
Năm 2002, Bộ này đã giới thiệu môn tiếng Anh trong trường tiểu học, với tư cách không phải là một môn học chính thức, mà có thể tùy chọn. Năm 2011, nó biến thành giờ hoạt động ngôn ngữ nước ngoài, với sự tập trung chính vào học sinh lớp 5-6 để các em làm quen với tiếng Anh dưới các hoạt động quen thuộc như ca hát, chơi trò chơi.
Bất chấp những nỗ lực này, Nhật Bản vẫn là một trong số những quốc gia có điểm thi TOEFL thấp nhất châu Á.
Theo Cục Khảo thí giáo dục – cơ quan quản lý kỳ thi này, trong số 30 quốc gia châu Á tổ chức thi TOEFL vào năm 2015, Nhật Bản xếp thứ 5 từ dưới lên, chỉ đứng trên Afghanistan, Campuchia, Tajikistan và Lào.
Hàn Quốc – nơi tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc ở cấp tiểu học từ năm 1997 – xếp thứ 10. Trung Quốc xếp thứ 17 khi tiếng Anh trở thành môn bắt buộc vào năm 2001.
Về kỹ năng nói, Nhật Bản xếp cuối bảng.
Sự thay đổi này có cải thiện trình độ tiếng Anh của người Nhật Bản không?
Các nhà quan sát cho rằng chất lượng các giờ học tiếng Anh hiện tại rất khác nhau giữa các trường, và nhiều trẻ tìm đến các trung tâm dạy thêm để lấp đầy khoảng trống đó.
Việc giới thiệu chính thức môn tiếng Anh dự kiến sẽ thu hẹp khoảng cách này vì họ sẽ sử dụng cùng một bộ sách giáo khoa. Chính phủ Nhật cũng hi vọng thay đổi này sẽ giúp việc học tiếng Anh trình độ cao hơn ở trường trung học sẽ dễ dàng hơn.
Nhiều bậc phụ huynh đứng đằng sau thay đổi này.
Theo một cuộc thăm dò trên toàn quốc bởi công ty giáo dục Benesse Holdings Inc. vào năm ngoái ở 1.565 phụ huynh có con học lớp 5-6, có khoảng 60% không hài lòng với các giờ hoạt động ngoại ngữ.
Có trở ngại gì trong quá trình thực hiện thay đổi này không?
Có. Đó là thiếu giáo viên tiếng Anh có trình độ - các nhà quan sát cho hay.
Theo cách học hiện tại, hầu hết phải thuê người bản ngữ hoặc người Nhật có đủ khả năng để hỗ trợ giáo viên tiểu học, đôi khi những người hỗ trợ này lại đóng vai trò chính. Nhưng khi tiếng Anh trở thành môn học chính thức vào năm 2020, thì giáo viên chính phải là người điều hành lớp học.
Theo một cuộc khảo sát của Bộ Giáo dục vào năm tài chính 2015, chỉ có 4,9% giáo viên tiểu học được cấp bằng để dạy tiếng Anh. Nhiều người thậm chí còn không được học cách để dạy môn này vì nó không cần thiết để họ nhận được giấy phép giảng dạy.
Chính phủ bắt đầu cung cấp các khóa đào tạo đặc biệt vào năm 2014 để đến năm 2018 có 1.000 giáo viên tiếng Anh đủ trình độ để đào tạo lại cho các giáo viên khác.
Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng con số này là chưa đủ trong khi cần khoảng 144.000 giáo viên vào năm 2020.
Haruo Erikawa – một giáo sư tiếng Anh ở ĐH Wakayama cho rằng nếu Chính phủ nghiêm túc về việc tăng cường tiếng Anh ở cấp tiểu học, họ nên sử dụng ngân sách để tiến hành đào tạo giáo viên kỹ càng và đảm bảo đủ số lượng.
Tuy nhiên, ông cũng lo ngại rằng việc đào tạo thêm sẽ chỉ làm mọi thứ khó khăn hơn với những giáo viên vốn đã quá tải của nước này.
“Trong giảng dạy tiếng Anh, việc khó nhất là dạy những đứa trẻ không có nhiều kiến thức về ngôn ngữ này” – ông nói. “Nếu không được đào tạo đủ, chúng ta không thể kỳ vọng các giáo viên đảm bảo được việc giảng dạy tiếng Anh chất lượng cao”.