 sau 4 năm biệt tích trở thành tâm điểm bàn luận của người dân xã Thịnh Lộc. Bạn bè, người thân, thậm chí là người dưng cũng kéo đến để chúc mừng cho sự trở về kỳ diệu của Yến. </p><p>4 năm biệt tích nơi xứ người là quãng thời gian như địa ngục đối với Yến và cả gia đình. Nhớ lại quãng thời gian trước, chị Yến không khỏi ngậm ngùi: “Gia đình em nghèo lắm lại đông con nên em quyết định nghỉ học đi làm để đỡ đần cha mẹ”.</p><p>Năm 2009, Yến ra Hà Nội kiếm việc làm, trong lúc đợi bạn bè ra đón, Yến đành phải ngồi một mình ở Bờ Hồ. Lúc ấy, có một người phụ nữ khoảng hơn 40 tuổi đến bắt chuyện, dù Yến đã đề cao cảnh giác, không nhận ăn uống bất cứ thứ gì người phụ nữ kia mời nhưng không hiểu sao ít phút sau bỗng thấy buồn ngủ và thiếp đi lúc nào không hay.</p><table width=)
 |
Yến trở về trong sự vui mừng của gia đình. |
“Dù em đã không uống nước bà ta mời, không ăn bánh bà ta đưa nhưng chẳng hiểu sao sau khi bà ấy vỗ vào vai em là em thiếp đi không biết gì nữa”, Yến ngậm ngùi kể.
Sau khi tỉnh dậy, Yến bị nhốt cùng với nhiều người Việt Nam trong một căn nhà tuềnh toàng, những người cai quản thì toàn nói tiếng mà Yến cũng như mọi người bị nhốt không thể hiểu được. “Bọn em có 5 người bị nhốt trong một gian phòng hệt như trại chăn nuôi lợn, họ nhốt chúng em đến ngày thứ 3 thì có một người vào nói điều gì đó với người cai quản chúng em. Mãi sau, chúng em mới biết đó là ông chủ đã mua bọn em từ những tay buôn người về”.
 |
Bà Đỗ Thị Oanh đã khóc cạn nước mắt suốt 4 năm trời vì quá thương nhớ con gái. |
Cả 5 người con gái đều ở lứa tuổi trăng tròn. Trong cuộc trao đổi đó, Yến và mọi người được biết, với những ai có nhan sắc chút sẽ bị ông chủ bán cho các nhà thổ làm gái bán dâm, còn những ai xấu sẽ bị bán về làm vợ cho những ông già 70-80 tuổi.
“Vốn dĩ xuất phát từ quê nghèo nên thời điểm đó em vừa xấu, vừa đen thui lại rách rưới nữa, có lẽ vì điều này nên em không bị bắt làm gái bán dâm. Đây là điều may mắn nhất với em anh ạ”, Yến kể.
Không bị đưa đi làm gái bán dâm nhưng trong đầu luôn nghĩ nếu phải làm vợ một ông già bằng tuổi ông mình sẽ đắng cay nhục nhã đến thế nào nên những ngày bị nhốt trong “chuồng lợn” ấy, Yến đã tìm mọi cách trốn khỏi nơi tù ngục. May mắn thay, trong những số người cai quản "chuồng lợn" mà Yến cùng nhiều người bị nhốt có một anh là người Việt Nam.
Yến kể lại: "Hôm ấy em đã khóc nhiều lắm, khóc như khản cổ đi khi nghĩ đến cảnh phải làm vợ ông già. Thế rồi chẳng hiểu sao người trông giữ bọn em lại đến và hỏi em năm nay bao nhiêu tuổi. Mặc dù đã 16 tuổi nhưng em nói dối là mới có 14 tuổi thôi, vừa nói em vừa khóc không thành lời. Ngoài ra anh ấy còn hỏi em về quê quán, gia đình... Có lẽ anh ấy thấy hoàn cảnh gia đình em quá khổ nên đã động lòng thương".
Người thanh niên ấy ngậm ngùi và nói thầm với Yến rằng: "Đến tối sẽ để cửa cho trốn thoát" và không quên dặn dò Yến rằng: Nếu trốn thoát đừng chạy vào nhà dân, cũng đừng bắt xe ôm, nếu có ai hỏi gì cũng đừng nói.
Trong đêm ấy, nghe lời người thanh niên cai quản kia, Yến đã trốn khỏi "chuồng lợn" và chạy thục mạng trong đêm khuya khoắt...
Sự trở về đầy nước mắt
Từ khi bặt tin về cô con gái, bà Đỗ Thị Oanh (mẹ của Yến) như đứt từng khúc ruột, 4 năm trời trôi qua là từng ấy thời gian bà nhớ con khôn nguôi. Nước mắt bà đã cạn bởi suốt 4 năm không có bất cứ một tin tức gì về người con gái ngoan ngoãn, chịu thương chịu khó trong nhà.
 |
Bà Oanh ôm chặt con gái mình sau 4 năm bặt vô âm tín. |
Trao đổi với chúng tôi, bà Oanh ngậm ngùi trong nước mắt: “Lúc đó, tôi gọi điện cho khắp bạn bè nó đều không có bất cứ một thông tin nào, điều này như một vết dao cứa vào khúc ruột của tôi. 4 năm trôi qua mà không đêm nào tôi không nhớ và khóc rấm rứt vì quá thương nhớ con”.
Trở lại câu chuyện của Yến, sau khi trốn khỏi “chuồng lợn”, cô chạy như ma đuổi cuối cùng cô cũng đến được đồn công an. Do bất đồng về ngôn ngữ nên mọi hoạt động giao tiếp đều bằng hành động, khi khát nước Yến làm động tác như đang uống nước, khi đói cô làm động như đang ăn cơm... và được phía công an cho ăn, cho uống. Tại đây, một người nói muốn về quê phải có tiền, mà muốn có tiền phải làm việc nên họ đã sắp xếp cho cô làm ô sin cho 1 gia đình thuộc tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc.
Làm được 1 tháng, gia đình kia không thuê nữa, cô lại bơ vơ. Không còn cách nào khác, cô lại tiếp tục xin làm ô sin hay làm bất cứ nghề gì vừa để sinh sống vừa tìm cách trở lại quê hương. Thế nhưng con đường ấy quá gian nan, vất vả. Mãi sau, trong một lần đi làm vô tình quen được người con trai tên Liêu Sinh Chung – sinh năm 1982 (Quảng Châu – Trung Quốc), cô được gia đình này cưu mang.
 |
Yến cùng Liêu Sinh Chung - người đã cưu mang cô những năm tháng nơi đất khách quê người. |
Ở đây, họ cho Yến ăn, cho ở và bảo lãnh về mặt thủ tục cho Yến. Thấy gia đình anh Liêu Sinh Chung tốt bụng nên Yến đã nảy sinh tình cảm với người con trai kia và cũng từ đó hai người bắt đầu quen hơi bén tiếng và cùng nhau sống dưới một mái nhà.
Suốt 4 năm trôi qua, dù được gia đình anh Chung thương yêu, đùm bọc và che chở nhưng lúc nào Yến cũng nhớ quê hương, cha mẹ, anh chị em. Một ngày, không hiểu sao Yến tự dưng lại nhớ được số điện thoại của một người bạn và gọi về.
Tháng 4/2013, Yến được trò chuyện với gia đình. Lúc đó, cha mẹ Yến như vỡ òa hạnh phúc vì biết rằng đứa con gái của mình vẫn còn sống…
“Tôi không tin vào tai mình khi nghe giọng ở đầu dây bên kia là con mình nữa. Hai mẹ con mừng mừng tủi tủi. Nghe xong điện thoại, tôi chạy khắp xóm làng thông báo là con Yến vẫn còn sống, nó chuẩn bị về Việt Nam”, bà Oanh kể.
Đầu tháng 8 vừa qua, Yến cùng người chồng tương lai về quê đoàn tụ với gia đình. Có lẽ không có ngôn từ nào để diễn tả giây phút hạnh phúc vỡ òa của cả gia đình.
Nhưng rồi niềm vui ấy chưa được bao lâu thì Yến lại thông báo, lần này về thăm gia đình và cũng là ra mắt chàng rể luôn. Với Yến, dù không muốn xa cha mẹ, xa quê hương nhưng chính người con trai kia là ân nhân cứu mình nơi đất khách quê người nên cô đã xác định sẽ chung sống suốt đời với anh.
Nói về điều này, Yến vui vẻ: “Em thấy anh ấy là người tốt, chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Sau khi lấy anh ấy, em sẽ cố gắng thu xếp mỗi năm về thăm gia đình một lần”.
(Theo Trí thức trẻ)" alt=""/>Cuộc tẩu thoát ly kỳ của cô gái 16 suýt phải làm vợ ông già 80 tuổi

Nữ nhân viên họ Zhou bị sếp của một công ty giấu tên ở thành phố Thâm Quyến, miền Nam Trung Quốc cho nghỉ việc sau khi từ chối tham gia hoạt động team building tập thể, Sixth Toneđưa tin.
Trước đó, công ty của Zhou tổ chức một buổi gặp mặt, tụ tập sau giờ làm việc vào ngày 7/6. Nữ nhân viên lấy lý do chương trình kết thúc muộn và nhà ở xa công ty để đi về, không ở lại. Kết quả, ngay ngày hôm sau, cô bị cấp trên sa thải.
Tin nhắn trao đổi cho thấy Zhou được yêu cầu tham gia 3 buổi training và một buổi đi ăn tối cùng các đồng nghiệp, cấp trên mỗi tháng. Phía công ty sẽ đánh giá mức độ tham dự thường xuyên hay không mỗi tuần.
 |
Các sự kiện tập thể được cấp trên coi trọng, dựa trên suy nghĩ về mặt ích lợi là nhân viên có thêm cơ hội gắn bó, song ở cấp dưới, nhiều người lại coi đây là nghĩa vụ gây mệt mỏi. Ảnh: Sixth Tone. |
Các buổi sinh hoạt chung đội, nhóm, hay còn gọi là “tuanjian”, thường được nhiều công ty, doanh nghiệp Trung Quốc tổ chức. Những hoạt động có thể diễn ra trong một buổi như đi ăn tối, cho đến các chuyến dã ngoại, team building kéo dài vài ngày.
Ở góc độ quản lý, các sự kiện kiểu này được coi là quan trọng, nhằm thúc đẩy tinh thần đồng đội giữa nhân sự, cấp trên và cấp dưới trong công ty.
Song, nhiều nhân viên lại không nghĩ như vậy. Với họ, các buổi gặp mặt này mang tính chất ép buộc nhiều hơn và họ phải đến điểm danh cho đủ. Những ý kiến phàn nàn khác cho rằng tần suất tổ chức hoạt động cũng quá nhiều, khiến họ thấy kém thoải mái.
Bản thân cô gái họ Zhou cũng đưa ra lý lẽ buổi gặp mặt là "lãng phí thời gian" khi trao đổi với cấp trên.
Sau khi bị đuổi việc, nữ nhân viên đã đâm đơn kiện công ty cũ.
Vụ việc nhanh chóng thu hút sự chú ý trên mạng, với nhiều người dùng chia sẻ trải nghiệm tương tự. Nói cách khác, việc tham gia team building và các sự kiện đội, nhóm khác ở công ty trở thành một dạng áp lực ở văn phòng, đi kèm nỗi sợ bị xử phạt, tệ hơn là đuổi việc, nếu từ chối góp mặt.
Số khác phàn nàn họ cũng sẽ mang tiếng là kém hòa đồng, khó gần nếu chọn không đi. Trong đó, những bình luận "mách nước" cách tránh team building nhận được hàng nghìn lượt thích từ giới nhân viên công sở.
 |
Vụ việc của cô gái họ Zhou khiến giới cổ cồn trắng ở Trung Quốc đồng cảm, vì họ cũng chịu áp lực tương tự. Ảnh minh họa: Global Times. |
Bàn luận về việc nữ nhân viên bị đuổi việc, tờ Workers’ Daily, tờ báo của Liên đoàn Công đoàn Trung Quốc, chỉ trích mạnh mẽ cách làm này và kêu gọi người sử dụng lao động tôn trọng mong muốn của nhân viên cấp dưới.
“Trong trường hợp một doanh nghiệp thực sự cho sa thải người lao động vì không tham gia hoạt động chung, điều này nghe có vẻ như là để bảo vệ lợi ích của công ty, song thực chất đã phơi bày tư duy đầy xấu hổ rằng nhân viên phải phục tùng vô điều kiện", trích nội dung bài báo.
Đây không phải là lần đầu tiên các sự kiện gắn kết nhân sự ngoài giờ làm việc gây tranh cãi ở Trung Quốc.
Năm 2021, một nhân viên bất động sản họ Cui ở phía tây nam thành phố Quý Dương bị sa thải vì không tham dự bữa tiệc sinh nhật của đồng nghiệp. Lý do là người này sợ lây nhiễm virus trong thời gian dịch Covid-19 vẫn diễn ra mạnh.
Mặt khác, ngày càng có nhiều nhân viên Trung Quốc phản đối văn hóa làm việc mệt mỏi, đặc biệt là giới trẻ.
Trong những tháng gần đây, các bài đăng chỉ trích cách làm việc tại nơi làm việc, như sếp gửi tin nhắn sau giờ làm việc hay bị buộc phải chia sẻ nội dung liên quan đến công việc trên các tài khoản mạng xã hội cá nhân, xuất hiện ngày một nhiều.
Theo Zing

Lối thoát cho 'thế hệ thất nghiệp' ở Trung Quốc
Khi tỷ lệ thanh niên thất nghiệp đạt mức cao kỷ lục, nhiều người trẻ sắp và mới ra trường ở Trung Quốc chấp nhận làm các vị trí tự do, thay vì ôm mộng tìm việc văn phòng." alt=""/>Bị đuổi việc vì không tụ tập sau giờ làm ở Trung Quốc