Ván 1 chứng kiến Afreeca hoàn toàn làm chủ thế trận với sự kiểm soát đạt tới mức hoàn hảo của Nidalee trong tay người đi rừng Spirit. Spirit đã gây ra sức ép cực lớn, có mặt trong hai tình huống gank mấu chốt ở khoảng thời gian đầu ván từ đó giúp cho hai đường trên và dưới của Afreeca hoàn toàn thắng thế.
Đây xứng đáng là một trong những ván đấu lạ lùng nhất trong lịch sử LMHTchuyên nghiệp thế giới khi hai đội giằng co nhau tới gần 50 phút đồng hồ nhưng chỉ có vỏn vẹn bốn điểm hạ gục được ghi. Và chiến thắng chung cuộc thuộc về Afreeca khi họ đã chiếm cứ tất cả các mục tiêu lớn, bao gồm Baron, Rồng Ngàn Tuổi và liên tục dồn ép KSV về sâu căn cứ từ phút 40.
KSV đưa ra sự thay đổi người khi để đi rừng Haru vào thế chỗ Ambition. Lần cuối cùng Haru góp mặt tại một trận đấu chính thức trong màu áo KSV là tại giai đoạn vòng bảng CKTG 2017 vào hồi tháng 10 năm ngoái.
Nhưng khi mà sự thay đổi này vẫn chưa kịp đem lại tác dụng, Afreeca tiếp tục là đội nhập cuộc tốt hơn với liên tiếp những điểm hạ gục nhờ những pha combo chính xác của hỗ trợ TusiN với Alistar.
Tương tự như ván đấu đầu tiên, Afreeca lại là đội sở hữu cùng lúc cả hai bùa lợi Baron và Rồng Ngàn Tuổi – tới bốn lần. Nhưng vấn đề của họ vẫn nằm ở khâu kết thúc ván đấu – và lần này Afreeca đã phải trả giá đắt khi để cho đội hình của KSV đã kịp tăng tiến đến ngưỡng sức mạnh cần thiết.
Phút 71, Afreeca đã đánh sập tất cả các công trình bên trong căn cứ của đối phương, và chỉ còn một đòn đánh nữa sẽ hoàn thành chiến thắng 2-0. Nhưng bằng một cách nào đó, KSV vẫn phòng ngự thành công và Quét Sạch Afreeca. Còn nguyên năm người, KSV dồn thẳng vào đường giữa, đánh sập Nhà Chính Nexus trước sự ngỡ ngàng của tất cả khán giả theo dõi trận đấu.
Pha thủ nhà không tưởng của KSV giúp họ tạo lên màn lội ngược dòng khó tin trước Afreeca
Ván 3 quyết định lại không có được diễn biến gay cấn như vậy khi Rengar, vị tướng “tủ” của Haru, đã chứng minh nó đã quay trở lại với metagame. Sở hữu 66,6% số điểm hạ gục của toàn đội, Rengar đã lăn cầu tuyết hoàn hảo giúp KSV hoàn tất màn lội ngược dòng trước Afreeca sau ván đấu ngắn nhất của loạt Bo3.
Toàn thắng cả ba trận đã đấu, KSV vẫn đang độc chiếm ngôi đầu BXH LCK Mùa Xuân 2018. KSV sẽ gặp Kongdoo Monster, đội tuyển vừa thất bại trước ROX Tigersvào tối nay (25/01), vào lúc 15g00 ngày 27/01.
2016
" alt=""/>LMHT: Vượt khó trước Afreeca, KSV vẫn bất bại tại LCK Mùa Xuân 2018Ảnh minh họa: baochinhphu
Tổng cục Hải quan vừa phối hợp với Liên minh tạo thuận lợi thương mại (GATF) tổ chức Hội thảo “Bảo lãnh thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng và đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước cần đẩy mạnh công tác cải cách, hiện đại hóa, cải thiện môi trường kinh doanh, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết chỉ đạo phải đơn giản hóa, điện tử hóa thủ tục, rút ngắn thời gian, chi phí thực hiện giao dịch thương mại qua biên giới.
Để đạt mục tiêu đến năm 2020 môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh đạt mức trung bình ASEAN 3 và rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, một trong những yêu cầu được đặt ra là Việt Nam cần thực hiện quyết liệt cải cách, đổi mới áp dụng phương pháp quản lý phù hợp tạo thuận lợi thương mại, thông quan nhanh chóng. Trong đó việc áp dụng cơ chế bảo lãnh thông quan của một số nước phát triển trên thế giới sẽ giúp Việt Nam tiếp cận dần với nhóm các nước phát triển, hướng đến quốc gia có môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh trong tốp 3 nước đứng đầu Đông Nam Á.
Theo chia sẻ của đại diện Tổng cục Hải quan, bảo lãnh thông quan là hình thức cam kết bảo lãnh về mặt tài chính mà cơ quan hải quan yêu cầu đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi chưa hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định, nhưng mong muốn được giải phóng hàng hóa, thông quan hàng hóa. Việc áp dụng bảo lãnh thông quan sẽ giúp cho cơ quan hải quan nâng cao năng lực quản lý, đảm bảo nguồn thu nộp ngân sách, ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại, vi phạm pháp luật hải quan.
" alt=""/>Tiết kiệm thời gian và chi phí hành chính nhờ bảo lãnh thông quanMới đây nhất, trong loạt dự án ảnh Meiji150, một cách kỷ niệm 150 năm ngày Thiên hoàng Minh Trị lên ngôi tại Nhật Bản cũng như nhìn lại một nét văn hóa của cố đô nước Nhật, một bức ảnh chụp lại "đại bản doanh" những ngày đầu Nintendo được thành lập đã xuất hiện, khiến hàng triệu game thủ xao xuyến:
Đi kèm với bức hình này, cả một trang sử hiếm người biết đến của Nintendo cũng đã được đăng tải trên trang web của Meiji150, kể từ khi Fusajiro Yamauchi khởi nghiệp và chuyển trụ sở về nơi được chụp trên bức hình đầy giá trị lịch sử trên đây.
Người sáng lập ra Nintendo vào năm 1889 là ông Fusajiro Yamauchi. Về sau, ông Yamauchi đã nhượng lại công ty cho người con rể của mình là Sekiryo Yamauchi vào năm 1929. 20 năm sau, ông Sekiryo tiếp tục giao lại quyền giám đốc cho người cháu nội của mình. Ngay khi vừa lên làm chủ tịch của Nintendo, ông Hiroshi đã ký kết hợp đồng với Disney để sử dụng các nhân vật hoạt hình của hãng trên các mẫu bài mới của mình. Đây được đánh giá là một bước tiến của Nintendo trong một thời kỳ mà nước Nhật đang có xu hướng chuộng văn hóa phương Tây.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của Nintendo, ông Hiroshi quyết định mở rộng lĩnh vực kinh doanh của hãng ra nhiều hướng khác nhau. Sau khi đã thử qua lĩnh vực sản xuất thực phẩm, dịch vụ taxi… và không thu được kết quả khả quan, ông Hiroshi quyết định chuyển sang kinh doanh đồ chơi. Sự xuất hiện đúng lúc của Gunpei Yokoi (về sau là cha đẻ của hệ máy GameBoy) đã củng cố cho quyết tâm của Hiroshi chuyển hướng con tàu Nintendo theo hướng kinh doanh trò chơi điện tử.
Theo GameK
" alt=""/>Có thể bạn không tin, nhưng đây chính là 'mặt tiền' đại bản doanh Nintendo 130 năm về trước!