Khám sức khỏe, tư vấn trước mang thai
Nếu có ý định sinh con trong năm 2025, bác sĩ Kim Khoe khuyến cáo phụ nữ nên khám sức khỏe trước mang thai bao gồm khám tổng quát, khám phụ khoa, xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm phụ khoa... Khám sức khỏe giúp phát hiện sớm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi như bệnh tim mạch, tiểu đường, lupus, bệnh nhiễm trùng hoặc lây truyền qua đường tình dục. Bác sĩ hỏi tiền sử thai sản, tiền căn bệnh của gia đình, tầm soát bệnh di truyền... để điều trị, kiểm soát tốt trước khi mang thai.
Vào giai đoạn cuối tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt không đều, buồng trứng sản xuất ít estrogen hơn khiến trao đổi chất, tốc độ cơ thể chuyển đổi năng lượng dự trữ thành năng lượng hoạt động chậm lại. Hoạt động của hormone peptide giống glucagon-1 (GLP-1) có tác dụng kiểm soát đường máu và làm chậm tốc độ rỗng của dạ dày cũng suy giảm, dẫn đến những thay đổi về cảm giác thèm ăn.
Chức năng của hormone leptin và neuropeptide Y giúp kiểm soát cảm giác no bị ức chế. Nồng độ "hormone đói" ghrelin tăng cao hơn so với bình thường. Do đó, phụ nữ ở giai đoạn này thường tăng cảm giác thèm ăn. Estrogen giảm cũng gây giữ nước trong cơ thể, khiến phụ nữ tăng cân.
Một số phụ nữ thường xuyên căng thẳng, mất cân bằng dinh dưỡng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa ở gan, mức cholesterol thấp, suy giáp, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)... khiến mức progesterone giảm. Điều này có thể dẫn đến mất cân bằng hormone, cơ thể nhận diện dư thừa estrogen, ảnh hưởng đến cân nặng.
Tăng cân cũng có thể xảy ra như một phần của quá trình lão hóa, theo bác sĩ Tiến Lên. Hormone estrogen giảm, hệ vi sinh đường ruột thay đổi, một số loại gia tăng số lượng theo tuổi tác ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi và vitamin D, gây giảm mật độ xương. Đau nhức cơ xương khớp khiến nữ giới vận động ít hơn so với thời trẻ. Tuổi cao, tốc độ sử dụng hết năng lượng trong khi tập luyện thể dục thể thao cũng giảm đi, dẫn đến mất khối lượng cơ bắp, ảnh hưởng quá trình trao đổi chất.
Giấc ngủ của nữ giới ở giai đoạn này cũng bị rối loạn do bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm... Những thay đổi về tâm lý, cảm xúc dẫn đến ăn uống không kiểm soát, mất cân bằng nếu tăng thực phẩm giàu calo và ít dinh dưỡng. Nữ giới sử dụng các thuốc điều trị bệnh mạn tính như đau khớp, huyết áp... có thể gặp tác dụng phụ tăng cân. Một số người có xu hướng tăng cân trong giai đoạn mãn kinh do yếu tố di truyền, tức gia đình có tiền sử béo phì.
Theo bác sĩ Tiến Lên, trung bình mỡ nội tạng tăng, chiếm 5-8% tổng lượng mỡ cơ thể khi tiền mãn kinh, tỷ lệ này ở hậu mãn kinh là 15-20%. Tình trạng này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tăng huyết áp, tim mạch, hô hấp, tiểu đường...
Để kiểm soát cân nặng, bác sĩ khuyên phụ nữ nên tăng cường hoạt động thể chất vừa phải ít nhất 150 phút mỗi tuần như đi bộ nhanh, aerobic... hoặc 75 phút mỗi tuần nếu hoạt động mạnh như chạy bộ. Các bài tập rèn luyện sức mạnh cơ bắp nên thực hiện ít nhất hai lần mỗi tuần.
Chú trọng chế độ ăn uống, tăng cường thực phẩm giàu protein, chất xơ, hạn chế đường, tinh bột, cắt giảm đồ uống và thực phẩm chứa nhiều đường để giảm gia tăng mỡ bụng. Từ 50 tuổi trở đi, cơ thể cần giảm 200 calo mỗi ngày so với tuổi 30-40. Hạn chế căng thẳng bằng cách thiền, tập yoga, đọc sách, nghe nhạc, đi dạo... và ngủ đủ giấc mỗi ngày cũng kiểm soát cân nặng.
Trịnh Mai
" alt=""/>Lý do phụ nữ trung niên dễ tăng cân dù sống lành mạnh"Yêu râu xanh" là bác ruột
Cho đến tân bây giờ, chị Nguyễn Thị Thanh Hà, chuyên viên tư vấn tâm lý, tổng đài 1088 vẫn còn nhớ như in cái cuộc điện thoại dài đến cả tiếng đồng hồ với những tiếng nấc nghẹn của một cô gái vừa bước sang tuổi đôi mươi nhưng đã có tới 12 năm sống trong sợ hãi, hoảng loạn vì nỗi ám ảnh bị bác ruột xâm hại.
“12 năm ấy, cô bé sống câm lặng, giữ kín chuyện của mình, không tâm sự với bất cứ ai trong gia đình, kể cả với mẹ là người thân thương gần gũi nhất. Tuy nhiên, trước thềm kỳ thi đại học, áp lực thi cử, cộng thêm với việc hàng ngày ra vào phải gặp lại người từng xâm hại mình đã khiến cô bé vô cùng căng thẳng. Vì thế, cuối cùng cô bé mới quyết định kể lại bí mật của mình với chuyên gia tâm lý” – chị Hà kể lại.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Theo lời kể của M (tên cô gái), năm đó, M vừa kết thúc năm học lớp 3, lại nhận được giấy khen cùng với danh hiệu học sinh giỏi nên M được bố mẹ thưởng cho kỳ nghỉ hè ở thành phố cùng ông bà ngoại và gia đình bác cả.
Mới ở với ông bà ngoại được 1 tuần thì đã có chuyện xảy ra. Trong lúc cả nhà đi vắng, chỉ còn 2 bác cháu ở nhà, em đang mải mê với đống đồ chơi của 2 anh con trai bác cả thì bất ngờ bác xuất hiện, bế em vào giường rồi giở trò đồi bại. Làm xong bác nói: “Cấm mày không được nói cho ai biết, nói ra tao cắt cổ hết cả nhà mày”. Thế là, tuy rất đau đớn, nhưng lại sợ lời đe dọa của bác nên khi ông bà ngoại về em cũng chỉ biết im lặng và chịu đựng sợ hãi một mình.
Sau đó, em nằng nặc đòi về với bố mẹ, nhưng ông bà không đồng ý, đã vậy, ông bà còn giận dỗi vì nghĩ em không thương ông bà nên mới không muốn ở với ông bà. Không còn cách nào khác, em đành phải cố gắng chịu đựng và sống hết một kỳ nghỉ hè trong ngôi nhà có một tên quỷ” – M nói.
Nỗi ám ảnh đeo đẳng cả một cuộc đời?
“Suốt 2 tháng hè ấy, tổng cộng, "con quỷ râu xanh" đó đã 5 lần làm chuyện đồi bại với em, cộng thêm nhiều đêm hắn còn mò vào giường để sờ soạng em nữa” – cô bé tên M kể.
"Mỗi lần như thế là mỗi lần em đau khổ, sợ hãi, thậm chí là hoảng loạn, nhưng em lại không biết phải làm thế nào, bởi lúc đó, em chỉ là một đứa trẻ lớp 3, sợ nói ra hoặc có sự phản kháng gì thì hắn sẽ cắt cổ cả nhà em, bố mẹ em, và cả em trai em nữa.
Vì thế, ngay cả khi đã rời khỏi nhà ông bà ngoại sau kỳ nghỉ hè, em quyết định giữ bí mật, và không kể lại cho bất cứ ai biết chuyện này, kể cả bố mẹ em. Tuy nhiên, nếu tên quỷ ấy là một người không máu mủ ruột thịt với em, có lẽ em đã có thể nguôi ngoai được phần nào để sống một cuộc sống thanh thản hơn và ít ám ảnh hơn. Đằng này, hắn là bác ruột, lại sống cùng ông bà ngoại, nên mỗi lần đến thăm ông bà, em lại đụng phải hắn ta, và lại hận, lại ám ảnh, hoảng loạn, rồi đêm về lại gặp ác mộng. Vì vậy, để tìm được bình yên trong cuộc sống của mình, em đã lấy đủ mọi lý do để tránh gặp lại "tên yêu râu xanh" đó.
Nhưng rồi, cuộc sống lại tiếp diễn những sự bất ngờ và cả bất công với em. Năm em bắt đầu lên lớp 12 thì gia đình em có chuyện, bố mẹ em chia tay nhau, mỗi người dắt theo một đứa con và đi về một ngả.
Em đành phải theo mẹ về lại nhà ông bà ngoại để sống tạm. Thế là, hàng ngày ra vào đụng mặt tên ác quỷ càng khiến em không thể quên được chuyện cũ nên không thể học hành gì được. Và năm đó, em trượt đại học, trong khi anh con trai nhà hắn đỗ. Vậy là hắn lại càng có cớ để lên mặt dậy dỗ em khiến em càng trở nên căm ghét và thù hận.
Sau đó, em quyết định đóng chặt cửa trong phòng để ôn thi tiếp đại học năm thứ 2. Gần đến ngày thi rồi mà tâm trạng em vẫn rối bời, hoảng loạn. Em chỉ muốn nói ra bí mật này để nhẹ lòng hơn, và để mọi người hiểu được những gì em đã phải trải qua suốt 12 năm qua. Tuy nhiên, ông bà em già yếu rồi, mẹ em thì lại vừa trải qua cú sốc với ba, đến giờ vẫn chưa lấy lại được tinh thần. Nếu biết thêm chuyện của em, chắc chắn mẹ sẽ gục ngã mất. Nhưng không lẽ, em cứ phải chịu đựng nỗi ám ảnh này cho đến suốt cả cuộc đời ?” – M. nói trong tiếng khóc nấc nghẹn.
Minh Anh(ghi)
" alt=""/>Ám ảnh tận cùng của người cháu bị bác ruột xâm hại