Lý do bàn ngồi họp giữa ông Putin và Macron có chiều dài quá khổ
2025-05-05 14:09:53 Nguồn:NEWS Tác Giả:Bóng đá View:843lượt xem
Nhiều nhà quan sát đã tỏ ra ấn tượng với hình ảnh hai tổng thống Macron và Putin ngồi ở hai đầu đối diện của một chiếc bàn dài 4 mét để thảo luận về vấn đề Ukraina hôm 7/2. Một số nhà ngoại giao và bình luận cho rằng,ýdobànngồihọpgiữaôngPutinvàMacroncóchiềudàiquákhổrap việt đây rất có thể là một thông điệp ngoại giao mà ông Putin gửi đến người đồng cấp Pháp.
Tuy nhiên, hai nguồn tin được cho là từ những người có kiến thức về quy trình chăm sóc sức khỏe của Tổng thống Pháp tiết lộ với hãng thông tấn Reuters rằng, ông Macron lúc đó có hai lựa chọn: chấp nhận xét nghiệm PCR do giới chức Nga thực hiện để được phép tiếp xúc gần với Tổng thống Putin, hoặc từ chối xét nghiệm và buộc phải tuân theo các quy định giãn cách xã hội nghiêm ngặt hơn.
Bàn ngồi họp của Tổng thống Nga Vladmir Putin và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có chiều dài tới 4 mét. Ảnh: EPA
"Chúng tôi biết rất rõ sẽ không có cái bắt tay nào và phải ngồi bàn dài. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không thể chấp nhận việc họ thu thập được mẫu ADN của Tổng thống", một trong những nguồn tin chia sẻ với Reuters, khi đề cập đến những lo ngại về an ninh nếu nhà lãnh đạo Pháp được các bác sĩ Nga xét nghiệm.
Người phát ngôn Điện Kremlin chưa có phản hồi trước yêu cầu bình luận từ Reuters.
Nguồn tin thứ hai trong đoàn tháp tùng Tổng thống Macron cũng xác nhận rằng, người đứng đầu nước Pháp đã từ chối yêu cầu thực hiện xét nghiệm PCR từ Nga. Thay vào đó, ông Macron đã làm xét nghiệm PCR tại Pháp trước khi khởi hành, và được bác sĩ tháp tùng làm xét nghiệm kháng nguyên nhanh sau khi đến Nga.
"Phía Nga nói với chúng tôi rằng, Tổng thống Putin cần được giữ trong một bong bóng sức khỏe khép kín nghiêm ngặt", nguồn tin này cho biết.
Hôm 10/2, 3 ngày sau cuộc gặp với Tổng thống Macron, ông Putin đã tiếp Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev. Trong cuộc gặp lần này, hai nhà lãnh đạo đã bắt tay, và chỉ ngồi cách nhau một chiếc bàn cà phê nhỏ.
>>> Đọc tin quốc tế mới nhất trên VietNamNet
Việt Anh
'Ván cờ' dài hơi của ông Putin
Bất đồng giữa Nga và phương Tây về vấn đề Ukraina có thể trở thành một vấn đề ngoại giao nan giải và nhiều rủi ro.
Khách mua 1 kg được người bán khẳng định "bao cân đủ", nhưng khi mang về, cân lại thì chỉ còn 650g. Càng cua được chằng buộc bởi 2 lớp dây vải dày nặng đến 250g. Như vậy, 1 kg cua ban đầu thực tế chỉ còn 400g.
Dây vải thấm nước, bùn...để gia tăng trọng lượng (Ảnh Tuổi trẻ)
Hầu hết cua bán trên địa bàn TP HCM có xuất xứ miền Tây vì lợi nhuận nên nhiều tiểu thương người đã buộc thêm lớp dây vải dày có ngâm nước, bùn, đất, để gia tăng trọng lượng.
Khách hàng ham giá rẻ đã rơi vào bẫy của người bán mà không hay.
Mua 200g chả lụa, hơn một nửa là lá
Mới đây nhất trên 1 tờ báo điện tử, một người dân ở quận 3, TP HCM cho biết, gia đình chị mua 70 nghìn chả lụa vì ăn thử thấy ngon miệng, mở ra, chị tá hỏa thấy mình bị lừa vì nhân ít mà lá thì nhiều.
200g chả lụa, hơn một nửa là lá
Được biết, trong chuyến du lịch ở Vũng Tàu, gia đình chị K. có ghé một quán bánh khọt khá có tiếng. Trong lúc chờ đợi, một người đàn ông ở trong quán đi ra cắt khoanh chả và mời dùng thử.
Khi ăn, chị thấy ngon nên mua thêm một 1 cái chả nặng 200g với giá 70.000 đồng. Nhưng khi về đến nhà, gia đình cắt ra dùng thì thấy bên trong hơn một nửa là lá, số chả thực chưa đến100g.
Theo chị tìm hiểu thì người đàn ông bán chả trên không phải là nhân viên của quán. Tuy nhiên, người này hay thường trực ở đó để bán hàng và được sự cho phép của chủ quán.
Mua cua 1,2 kg, luộc xong còn... 400g
Một vụ việc ầm ĩ khác là khách du lịch tên C. phải trả 420 nghìn cho một con cua luộc nặng 4 lạng khi ăn ở một nhà hàng trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nha Trang.
Vụ việc xảy ra vào tháng 6/2015, theo sự giới thiệu nhiệt tình của ông xích lô, chị C. đã vào quán Làng Chài ăn, chị gọi một số món và chọn một con cua buộc dây, cân thấy 1,2kg, giá 350 nghìn/kg.
Con cua chỉ còn 400g và hóa đơn 420 nghìn
Khi nhân viên phục vụ bưng cua ra, thấy con cua 1,2kg giờ thành con cua nhỏ xíu, chị đã phản ánh lại với quản lý nhà vị này tỏ vẻ khó chịu, nói rằng cua luộc nó nhẹ đi. Cuối cùng trước sự chứng kiến của nhiều người, chị C. đã cân lại và con cua chỉ nặng 420g.
Chủ quán lý giải rằng, khi cửa hàng mua cua để bán thì cua cũng được buộc dây, đến lúc bán vẫn còn dây buộc, dây khi ngâm nước rất nặng (dây buộc cua ngâm nước nặng 0,45 -0,5kg). Số hao hụt trọng lượng còn lại là do chế biến. Chủ quán cam kết việc đánh tráo cua là không có.
Đủ trò cân điêu, đánh tráo
Trên một diễn đàn dành cho phụ huynh, chuyện cân điêu cũng là nỗi ám ảnh của các bà nội trợ.
Một thành viên bức xúc kể chị đi mua và chọn được 4 con lươn tươi về nấu cháo cho con ăn. Về đến nhà, chị mở ra thì thấy 2 con đã bốc mùi. Mang lươn ra tận nơi mua hỏi lại, người bán chối quanh, nhưng những tiểu thương gần đó cho biết tráo đồ tươi với đồ ươn đã là chiêu quen thuộc của bà bán hàng trên.
Một gói kẹo đậu phộng chỉ có miếng bên trên (góc phải) là tuyệt hảo, còn lại...(Ảnh: Tuổi trẻ)
Một phụ nữ khác cũng chia sẻ, chị từng mua tôm ở chợ với giá 400.000đ/kg, Bà bán tôm bảo chị lấy thêm ba con nữa cho tròn một kg sẽ bớt cho 20.000đ để "mở hàng suôn sẻ". Thấy được giảm giá, chị vui vẻ trả ngay 380.000đ và còn chúc người ta bán đắt hàng.
Tuy nhiên về đến nhà chị đếm đi đếm lại vẫn thấy thiếu và biết rằng người bán hàng đã không thêm ba con tôm nư đã nói. Chị bức xúc: "Tôm to nên tôi thiếu một, hai con là biết ngay. Chỉ là lúc ấy tôi cả tin nên chả nhìn lại túi tôm của mình".
Tương tự, một bạn đọc khác cũng bức xúc cho biết: "Em từng mua 2kg hoa quả của gánh hàng rong. Ông bán hàng lớn tiếng khẳng định là cân đúng. Em mang đi cân lại cũng là gánh hàng rong thôi nhưn 2kg chỉ còn 1,5kg. Em quay lại hỏi thì ông ý bảo là cân đúng thì không có giá đó và không bán nữa".
Chữ “kiệm” đủ để mô tả về những gì mà Nguyễn Quang Minh thể hiện trên tranh: kiệm màu - kiệm nét - bố cục tối giản. Lối vẽ này của Nguyễn Quang Minh làm nhiều người liên tưởng đến tranh của vài họa sĩ tối giản khác. Tuy nhiên, nơi hoạ sĩ 7X vẫn có điều gì đó rất tự nhiên. Anh không cố ý tạo nên những ký hiệu, biểu tượng theo kiểu sắp đặt sẵn. Mà ở đây hoạ sĩ tạo nên một thế giới sắc màu như thể đó là nét vẽ của những ánh nhìn rất hồn nhiên, thơ trẻ, ngây ngô. Thế nhưng điều ấy không hề qua loa hoặc đơn giản.
Những mảng trống trong tranh của anh làm người xem tự do chìm sâu vào những gợi tưởng mông lung, mơ hồ. Như người lớn cố nhớ lại những hồi ức thuở ấu thơ, chỉ còn vài đường nét hiện hữu, giữa những vùng trắng xám mênh mông của trí nhớ. Những nét gợi nhớ ấy tưởng như sắp chạm vào điều gì đó rất thân thiết nhưng kỳ thực lại vô định, khó gọi thành tên.
Với Minh, dường như việc bước qua những lằn ranh của kỹ thuật nhằm đạt tới độ cảm xúc lay động trong mỗi bức tranh mới là điều mà anh chú tâm. Như có lần nam họa sĩ đã chia sẻ: “Kỹ thuật hay chất liệu với tôi chỉ là phương tiện. Sự chuyển tải cảm xúc vào tác phẩm mới là điều quan trọng nhất”.
Còn đối với đề tài thiếu nữ, Nguyễn Quang Minh cũng đặc biệt chú trọng đến những cô thôn nữ đương thì. Cái hay của anh ở chỗ những thiếu nữ ấy hiện lên trong không gian tranh như những thực thể của mộng mơ của sự hồi tưởng miên man. Đó gần như là cái đẹp của sự tự nhiên, nguyên sơ, thuần khiết.
“Phụ nữ Á Đông dịu dàng sâu lắng, tôi yêu vẻ đẹp đó, trong sự mặc tưởng vô thức của mình. Vẽ tranh thiếu nữ cũng giống như yêu vậy, chẳng bao giờ có sự hoàn mỹ, chuẩn mực. Đôi khi chỉ là những dáng hình thoáng qua, chút nét duyên ngầm với nụ cười thoảng nhẹ”, nam họa sĩ từng chia sẻ.
Thiếu nữ của Quang Minh không đô thị hiện đại, vẫn cứ truyền thống như cách anh tự nuôi dưỡng và gợi nhớ trong mình. Có lẽ vì điều này mà các hình ảnh ấy làm người xem thấy quen, thấy gần. Những đường cong mượt mà trong dáng dấp tà áo, thế ngồi của cô gái chính là những khoảnh khắc mà góc nhìn trữ tình trong chàng hoạ sĩ trỗi dậy, trôi qua tâm trí.
Nguyễn Quang Minh không cố đi tìm thêm những chủ đề mới mà chỉ đang lặn sâu hơn vào những cảnh trí đang mỗi ngày một đầy lên trong anh. Đó là những cảnh trí của một chủ thể đa diện, đa chiều. Mỗi bức tranh như là một trích đoạn, một “minh hoạ”, một sự tái hiện cái chủ thể đa diện, đa chiều ấy. Điều này đòi hỏi người xem dường như phải kiên trì song hành với hoạ sĩ, nếu không, đôi khi ta lại vô tình lướt qua một mảnh ghép quan trọng - mảnh ghép góp phần định hình tâm hồn, cá tính nghệ thuật của Nguyễn Quang Minh.
Thúy Ngọc
Triển lãm điêu khắc 'Những sân ga dọc đường' của Tăng HuyNhững ý niệm về sự sống và tồn tại qua của Tăng Huy được thể hiện rõ nét trong triển lãm 'Những sân ga dọc đường'." alt=""/>Hoạ sĩ Nguyễn Quang Minh: Vẽ trong sự mặc tưởng