2025-05-05 14:21:26 Nguồn:NEWS Tác Giả:Thời sự View:874lượt xem
Vào lúc rạng sáng hôm nay (2/8) theo giờ Việt Nam,ắtMotoXChipsetXmànhìtrực tiếp bóng đá thái lan mẫu smartphone bí ẩn của Motorola có tên gọi là Moto X đã chính thức ra mắt. Máy sẽ được bán ở Mỹ từ cuối tháng này, hiện chưa có thông tin về thời điểm bán ở các thị trường khác.
Motorola đã tạo ra được sự chú ý chưa từng có đối với Moto X trước khi sản phẩm này trình làng. Moto X có thể sẽ là một sản phẩm "bom tấn" trên thị trường cuối năm nay nhưng nhiều tính năng nổi bật của thiết bị đã được tiết lộ gần đây thông qua lễ ra mắt bộ ba dòng sản phẩm Droid 2013. Sự khác biệt lớn của Moto X so với bộ ba Droid mới là có sự tùy biến độc đáo và sẽ được bán ở tất cả các nhà mạng Mỹ.
Về vi xử lý, Moto X được trang bị nền tảng điện toán di động Motorola X8. Đây là hệ thống chip tích hợp Snapdragon S4 Pro lõi kép tốc độ 1.7GHz, nhân đồ họa Adreno 320 cùng với hai bộ vi xử lý độc đáo của Motorola bao gồm một vi xử lý hỗ trợ xử lý dịch thuật ngôn ngữ và một lõi xử lý theo ngữ cảnh sẽ kiểm soát các cảm ứng của smartphone.
Moto X có màn hình AMOLED 4.7 inch độ phân giải 720p (mật độ điểm ảnh 316 ppi), RAM 2GB, bộ nhớ trong 16GB hoặc 32GB, pin 2200 mAh mang lại 24 giờ sử dụng với nhiều hoạt động khác nhau. Về máy ảnh, Moto X có camera ClearPixel 10 megapixel phía sau và camera trước 2 megapixel, cả hai đều có thể quay video 1080p. Máy hỗ trợ các kết nối Bluetooth 4.0, USB 2.0, 802.11a/b/g/n/ac, GPS và GLONASS, một jack cắm tai nghe chuẩn 3.5mm, Miracast Wireless Display, NFC và dùng nano-SIM.
Theo trang công nghệ Engadget, phiên bản Moto X 16GB sẽ được bán từ cuối tháng 8/2013 với giá 199 USD kèm hợp đồng 2 năm sử dụng dịch vụ của các nhà mạng Mỹ AT&T, Sprint, T-Mobile, US Cellular và Verizon ở Mỹ. Ngoài ra, phiên bản 32GB hiện tại sẽ do nhà mạng AT&T độc quyền phân phối với giá 249 USD. Chỉ có khách hàng AT&T mới được lựa chọn các mẫu máy nhiều màu sắc khác nhau. Khách hàng của các nhà mạng khác chỉ có hai lựa chọn màu cơ bản là màu đen và trắng.
Một thông tin đáng lưu ý nữa là tại Mỹ, người dùng có thể mua Moto X tại các cửa hàng bán lẻ và tại các cửa hàng Best Buy hoặc có thể tự tạo dấu ấn riêng trên trang Moto Maker nhưng đặc quyền này chỉ dành cho khách hàng của nhà mạng AT&T. Người dùng có thể chọn 18 vỏ sau với màu sắc khác nhau và có thể bổ sung dấu hiệu của bản thân lên phía sau máy như địa chỉ email. Trong tương lai, Moto X có thể sẽ có thêm một số lựa chọn vỏ ốp bằng gỗ.
Hiện tại, Motorola chưa công bố chi tiết việc Moto X sẽ được bán trên toàn cầu ra sao, song dự đoán máy sẽ sớm được bán tại một số quốc gia nhưng sẽ không có khả năng tùy biến và cũng có thể không phải là những sản phẩm được lắp ráp tại Texas, Mỹ.
Matt Lees là một nhà văn, đạo diễn, MC, vlogger nổi tiếng.
Sau một đêm, Lees dường như đã có cả một sự nghiệp trước mắt.
Tuy nhiên, cảm giác hưng phấn, niềm vui ban đầu lại sớm nhường chỗ cho sự lo lắng. Lees nhận ra rằng thành công của anh không chỉ dựa vào chất lượng mà nó phụ thuộc nhiều vào số lượng của các video tải lên.
“Không đủ nếu bạn chỉ đơn giản tạo ra những video tuyệt vời. Khán giả mong đợi sự nhất quán và tần suất hơn. Nếu không có những điều này, bạn dễ dàng tuột ra khỏi hệ thống, mất đi sự ưu ái bạn đang có trước đó”, Lees nói.
Cuối năm 2013, kênh của Lees có hơn 90.000 lượt đăng ký. Anh được nhà sản xuất chương trình truyền hình Charlie Brooker mời cộng tác viết kịch bản cho Channel 4 special.
Mỗi ngày, anh làm việc 20 tiếng. Ngoài viết kịch bản, anh chàng phải đều đặn đăng tải những video mới lên mạng vì không muốn kênh của mình bị tụt hạng trên thanh tìm kiếm.
Xanh xao, hốc hác, mệt mỏi nhưng không có thời gian để nghỉ, là những gì Lees mô tả bản thân vào thời điểm đó. Công việc khiến anh quay cuồng, vội vã và gắt gỏng. Nhưng chính cảm xúc tiêu cực đó khi trở thành nội dung lại khiến video của Lees gây chú ý hơn.
Anh cho hay: “Những nội dung gây tranh cãi lại chính là ‘vua’ trên các phương tiện truyền thông ngày nay. Họ luôn khuếch đại những thứ khiến con người cáu giận, bực tức. Đây chính là điểm chết người, thời điểm bạn sắp nổ tung chính là lúc thuật toán yêu thích bạn nhất” .
Sức khỏe Lees bắt đầu đi xuống. Anh gặp vấn đề về tuyến giáp, bắt đầu trải qua những cơn trầm cảm kéo dài và thường xuyên hơn.
“Bộ não con người được thiết kế không phải để tương tác với hàng trăm người mỗi ngày”, Lees bày tỏ.
Cuộc khủng hoảng trong đội ngũ sáng tạo video
Các vlogger luôn xuất hiện trước ống kính với hình ảnh vui tươi, nhanh nhẹn nhưng đó dường như chỉ là một lớp mặt nạ. Năm 2018, hàng loạt người nổi tiếng trên mạng đồng loạt tuyên bố họ kiệt sức vì công việc.
Elle Mills (21 tuổi) – cô gái người Canada gốc Philippines – gây chú ý khi đăng một video nói rằng những áp lực công việc khiến mệt mỏi và trầm cảm. Cô lo lắng, căng thẳng khi số lượng khán giả ngày một lớn hơn và đó không phải điều cô mong đợi.
Cùng thời điểm, El Rubius (29 tuổi) - người có hơn 30 triệu người theo dõi – tuyên bố tạm nghỉ vì quá mệt mỏi. Sau đó, hàng loạt những tên tuổi khác như Erik Phillips (được biết đến với cái tên M3RKMUS1C, có 4 triệu người đăng ký) và Benjamin Vestergaard (Crainer, 2,8 triệu lượt đăng ký) quyết định giải nghệ vì kiệt sức.
Tyler Blevins (AKA Ninja) kiếm được khoảng 500.000 USD/tháng thông qua các video phát sóng trực tiếp việc chơi game trên Twitch. Hầu hết doanh thu của Blevins đến từ những người đăng ký hoặc các khoản đóng góp của người xem.
Thế nhưng, chỉ rời đi chưa đầy 48 giờ, anh chàng đã mất 40.000 người đăng ký. Blevins gần đây đã than thở trên Twitter rằng bản thân dường như không thể ngừng làm việc.
Không có quá nhiều sự đồng cảm dành cho chàng trai trẻ khi công chúng vẫn nghĩ công việc của anh là nhàn hạ và thu nhập cao nhưng áp lực mà Blevins mô tả, tất cả những người sáng tạo nội dung trên các nền tảng trực tuyến khác đều thấm thía. Nếu muốn giữ chân khán giả, họ phải làm việc liên tục.
Nhiều vlogger luôn xuất hiện với hình ảnh vui vẻ trước màn hình tuyên bố giải nghệ vì căng thẳng.
Với giọng điệu oán giận, nhiều người mô tả thuật toán là thứ vô cảm, có thể định đoạt số phận của các vlogger. Thuật toán sẽ quyết định nội dung nào được chọn để hiển thị, gợi ý xem cho hàng tỷ người dùng dịch vụ.
Mỗi lần bạn đăng nhập, bạn sẽ thấy các video được thuật toán gợi ý. Người xem cảm thấy rằng họ được thấy hiểu những gì ưa thích, trong khi các nhà quảng cáo yên tâm rằng clip quảng cáo năm giây của họ được chạy trước mỗi video sẽ tiếp cận đúng đối tượng.
Hữu ích là vậy nhưng nhiều người tin rằng thuật toán này là nguyên nhân chính gây ra những vấn đề về sức khỏe tâm thần trong đội ngũ những người sản xuất video.
Vào tháng 4/2018, Nasim Najafi Aghdam (38 tuổi) đã tấn công nhân viên YouTube tại trụ sở San Bruno, California vì cho rằng công ty này đã bỏ qua các video của cô.
“Tất cả các kênh của tôi đã bị loại bỏ để các video hầu như không có lượt xem nào”, Aghdam viết trên trang cá nhân.
Việc quản lý nội dung bằng thuật toán thách thức những người sáng tạo nội dung phải lao động không ngừng nghỉ nếu không muốn bị đào thải, bị thay thế bởi những người mới.
Riêng đối với những người sử dụng cuộc sống hàng ngày của họ làm chủ đề cho video, sẽ càng áp lực hơn khi chẳng còn đâu ranh giới giữa cuộc sống riêng tư và công việc.
Từ bỏ công việc để bắt đầu cuộc sống
Không chỉ tần suất làm việc, theo Kinda Lo – nhà nghiên cứu cộng đồng trực tuyến tại ĐH California, Irvine – có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự kiệt sức, thậm chí gây ra PTSD (Post-traumatic Stress Disorder: rối loạn căng thẳng sau chấn thương) cho đội ngũ sáng tạo video trên các nền tảng trực tuyến.
Nhà nghiên cứu đã đưa ra một danh sách các yếu tố nghề nghiệp gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần, bao gồm: căng thẳng khi đọc các bình luận tiêu cực, lo lắng về vấn đề tài chính, áp lực khi nổi tiếng và tương tác với khán giả…
Người làm việc cho những kênh lớn có đủ tiền để thuê nhân viên cũng không tránh khỏi những áp lực, rủi ro này. Chỉ phụ trách việc đọc, kiểm duyệt và trả lời các bình luận cho một kênh có gần 1,6 triệu lượt đăng ký, Belinda Zoller đôi lúc cảm thấy kiệt sức.
Kiểm duyệt các bình luận để duy trì một không gian trực tuyến sạch sẽ, an toàn nhưng theo Zoller nó chẳng khác gì việc nhổ cỏ trong vườn. Có quá nhiều bình luận tiêu cực nhưng thay vì hạn chế, các nền tảng dường như khuyến khích nó thông qua các thuật toán.
“Mọi người sẽ không thảo luận về nội dung trừ khi họ có ý kiến mạnh mẽ về nó và đa số là ý kiến bất đồng, phản đối. Vì vậy, thuật toán sẽ ủng hộ các nội dung gây tranh cãi hơn là những nội dung tích cực”, cô giải thích.
Đối với Lo, các nền tảng truyền thông xã hội dựa trên video đang thất bại thảm hại trong việc bảo vệ những người duy trì hoạt động, sáng tạo nội dung trên đó. Những mối nguy hiểm: lừa đảo, rình rập, quấy rối và đe dọa trực tuyến ngày một phổ biến.
Những vlogger chọn bỏ nghề để cân bằng lại cuộc sống.
Để tránh bị kiệt sức, những người sáng tạo video được khuyến khích “nghỉ giải lao, tận hưởng những ngày cuối tuần, buổi tối và kỳ nghỉ giống như khi làm những công việc khác”.
Vào năm 2010, Kati Morton (34 tuổi, một nhà trị liệu) bắt đầu mở kênh của mình. Năm năm sau, thành công trên nền tảng này biến cô thành một vlogger toàn thời gian, và những khó khăn bắt đầu nảy sinh.
"Tôi không giỏi hơn ai cả và cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng về mọi thứ. Đó là cả một quá trình đấu tranh để đi đến quyết định dừng lại”, cô chia sẻ.
Giáng sinh năm 2017 là lần đầu tiên sau nhiều năm Morton có một kỳ nghỉ thực sự.
Với Matt Lees, việc một nền tảng mạng luôn cố gắng đẩy số lượng hơn chất lượng khuyến khích những người sáng tạo video "nghỉ ngơi" là điều khá buồn cười.
Còn theo bà Kinda Lo, việc vừa duy trì công việc thành công vừa có một cuộc sống lành mạnh với đội ngủ sáng tạo nội dung là một giấc mơ huyễn hoặc.
Với tính chất công việc khá đặc thù, hầu hết YouTuber đang ở độ tuổi 20. Người trẻ có thể làm việc với cường độ cao, chịu được áp lực, không bị vướng bận nhiều trách nhiệm sẽ dễ dàng thành công trong những năm đầu nhưng về lâu dài sẽ đánh mất cuộc sống và sức khỏe.
" alt=""/>Khi ngôi sao YouTube kiệt sức, công việc thú vị dần trở nên nghiệt ngã
Bên cạnh vẻ ngoài được khoác màu xanh thạch anh, chiếc máy mới của Oppo cũng được tạo một bộ giao diện riêng để phù hợp với màu mới. Ảnh nền của giao diện là các đường kết nối mô phỏng cấu trúc tạo thành của đá thạch anh.
Oppo tham gia cuộc đua màn hình tràn cạnh khi trình làng chiếc F5 mỏng 7,5mm và có màn hình LTPS IPS LCD 6 inch Full HD+ tỉ lệ 18:9 chiếm gần trọn mặt trước với viền rất mỏng.
Camera trước 20MP của máy đạt khẩu độ f/2.0 với cảm biến kích thước 1/2,8 inch tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo AI hứa hẹn hỗ trợ làm đẹp lẫn xóa phông hiệu quả mà không cần đến cấu trúc camera kép.
Bên cạnh chế độ làm đẹp nhiều cấp độ dựa trên công nghệ nhận dạng gương mặt, trí tuệ nhân tạo sẽ tự động xác định những phần cần chỉnh sửa trên khuôn mặt thông qua hơn 200 điểm lấy mẫu ở các vị trí như mắt, má, mũi, cằm… để tạo ra chân dung được làm đẹp theo cách tự nhiên hơn.
Camera chính 16MP phía sau đạt khẩu độ mở lớn f/1.8 giúp cải thiện khả năng thu sáng kết hợp tính năng lấy nét nhanh theo pha.
" alt=""/>Ảnh chi tiết Oppo F5 xanh thạch anh mới, giá 6,99 triệu đồng