![]() |
U23 Thái Lan làm nên lịch sử với vé tứ kết U23 châu Á 2020 |
Đội quân của HLV Akira Nishino dẫn trước, dồn ép đối thủ, bị gỡ hòa, rồi đứng vững một cách thần kỳ vào cuối trận, để mở ra trang sử mới.
"U23 Thái Lan viết nên trang sử vĩ đại, khi giành quyền vào tứ kết U23 châu Á 2020", tờ Thai Rath bình luận.
"Tối 14/1, các chàng trai U23 Thái Lan có một trận đấu xuất sắc, khi hòa 1-1 với đối thủ mạnh Iraq.
Kết quả này giúp U23 Thái Lan vào nhóm 8 đội mạnh nhất châu Á. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử điều kỳ diệu này xuất hiện".
Siam Sport cũng đề cập đến khía cạnh lịch sử mà đội bóng trẻ Thái Lan vừa làm được, và xem đây là cú sốc châu Á.
![]() |
Jaroensak là người hùng U23 Thái Lan ở vòng bảng |
"Thời khắc lịch sử! U23 Thái Lan gây sốc, hòa U23 Iraq để giành vé vào tứ kết U23 châu Á".
Siam Sport viết: "U23 Thái Lan ghi tên mình vào lịch sử, khi lọt vào nhóm 8 đội mạnh nhất châu Á.
'Voi chiến' có trận đấu xuất sắc, hòa U23 Iraq 1-1, chung cuộc xếp nhì bảng A, sau U23 Australia".
U23 Thái Lan vào tứ kết với 4 điểm, gấp đôi tổng số điểm mà đôi nhận được trong 2 kỳ U23 châu Á trước đó.
Jaroensak được xem như người hùng, khi ghi 3/7 bàn của U23 Thái Lan ở U23 châu Á 2020, tạm dẫn đầu danh sách Vua phá lưới.
TT
" alt=""/>Báo Thái Lan: U23 Thái Lan và lịch sử U23 châu Á 2020Bán dẫn giúp cho thế giới công nghệ được vận hành êm ái. Không chỉ có mặt trong iPhone hay PlayStation, bán dẫn là nền móng của hạ tầng quốc gia quan trọng cũng như vũ khí tinh vi. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện tình trạng cung không đủ cầu.
Lý do của cuộc khủng hoảng chip đang diễn ra vô cùng phức tạp và đa diện. Các nước chuẩn bị bơm hàng tỷ USD vào bán dẫn trong vài năm tới để bảo đảm chuỗi cung ứng không bị đứt gãy, đồng thời trở nên tự cường hơn. Tiền được đổ vào các nhà máy chip mới cũng như hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D).
Hàn Quốc là quốc gia mới nhất thông báo đầu tư khủng vào ngành bán dẫn. Nước này sẽ “bơm” 510.000 tỷ won (452 tỷ USD) cho chip từ nay tới 2030, phần lớn đến từ doanh nghiệp tư nhân.
Abishur Prakash, chuyên gia địa chính trị đến từ Trung tâm Đổi mới tương lai (Canada), đánh giá nỗ lực của Hàn Quốc “tương tự thời chiến” để xây dựng độc lập và an ninh tương lai. Thông qua bồi đắp năng lực sản xuất chip, Hàn Quốc sẽ có sức mạnh để quyết định quỹ đạo riêng thay vì bị ép theo một hướng cụ thể. Với việc đầu tư hàng trăm tỷ USD, Hàn Quốc muốn bảo đảm họ không phải cầu cạnh một ai khác, dù đó là Trung Quốc hay Đài Loan, cho các nhu cầu công nghệ thiết yếu của mình.
Thông qua “Chiến lược Bán dẫn Hàn Quốc”, chính phủ sẽ hỗ trợ ngành bằng ưu đãi thuế, tài chính và hạ tầng. Trong bài phát biểu hôm 10/5, Tổng thống Moon Jae In khẳng định: “Giữa đại cuộc chuyển đổi số kinh tế toàn cầu, bán dẫn sẽ trở thành một loại hạ tầng then chốt trong tất cả các ngành công nghiệp”. Hàn Quốc muốn bảo vệ lợi ích quốc gia khi xem sự bùng nổ bán dẫn hiện tại như cơ hội để nhảy vọt.
Grab Việt Nam vừa thông báo sẽ điều chỉnh giá cước dịch vụ xe hai bánh GrabBike. Theo đó giá cước dịch vụ này sẽ tăng thêm 1.000 đồng, từ 12.000 lên 13.000 đồng/2km đầu tiên. Giá cước từ km thứ 3 trở đi và cước tính theo phút vẫn giữ nguyên ở mức 4.000 đồng/km và 350 đồng/phút.
Việc tăng giá được Grab Việt Nam lý giải là để nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời đảm bảo cơ hội thu nhập, tương xứng với thời gian và công sức của các đối tác tài xế.
Mức giá cước mới được áp dụng tại Hà Nội từ ngày 18/5 tới. Trong khi đó, giá cước các dịch vụ khác vẫn được áp dụng theo mức giá hiện hành.
Trước đó vào tháng 3, be đã thực hiện giảm giá cước các dịch vụ hai bánh trong đó có dịch vụ beBike. Theo đó, ứng dụng này giảm giá cước tối thiểu của beBike giảm từ 14.000 đồng xuống còn 11.000 đồng. Giá mỗi km tiếp theo giảm từ 4.400 đồng xuống 4.000 đồng.
Với việc điều chỉnh giá cước lần này của Grab, giá dịch vụ hai bánh của các ứng dụng hiện nay có thêm khoảng cách. Trong đó, giá cước của Grab hiện đang cao nhất so với be và Gojek ở cùng loại hình dịch vụ.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, khoảng cách về giá cước với khoảng cách cao/thấp không còn quá quan trọng ở thời điểm hiện tại khi người dùng đã quen với các ứng dụng và không lệ thuộc vào các cuốc xe khuyến mại. Nhất là khi khoảng cách này lại là không đáng kể giữa các ứng dụng khác nhau.
Do đó, ứng dụng nào có chất lượng dịch vụ tốt, nhiều tài xế để giảm thời gian chờ đợi của khách hàng xuống sẽ có nhiều ưu thế hơn.
Duy Vũ
Gojek Việt Nam đang rục rịch tuyển tài xế bốn bánh, ứng dụng gọi xe này sẽ tung ra dịch vụ GoCar trong thời gian ngắn nữa.
" alt=""/>Grab tăng giá cước GrabBike