Qua hình ảnh được ghi lại, ngoại thất của chiếc siêu xe này nổi bật nhờ màu sơn xanh lá. Một số chi tiết có màu đen tạo điểm nhấn như mui xe, cản sau, bộ chia gió cản trước, chân gương chiếu hậu và bộ mâm đa chấu.
Lamborghini Huracan Tecnica được ví như siêu xe đường phố đáng mơ ước khi hội tụ cả yếu tố vận hành trên đường phố và hiệu năng sức mạnh trên đường đua. Đây là sản phẩm kết hợp giữa “đàn anh” Huracan EVO RWD và Huracan STO, ra mắt thế giới từ tháng 4/2022.
Siêu xe được trang bị động cơ loại V10 hút khí tự nhiên, dung tích 5,2 lít sản sinh công suất tối đa 631 mã lực và mô-men xoắn cực đại 565 Nm giống như mẫu Huracan STO.
Lamborghini Huracan Tecnica có khả năng tăng tốc 0 – 100 km/h chỉ tốn 3,2 giây – nhanh hơn 0,1 giây so với EVO RWD nhưng chậm hơn 0,3 giây so với STO. Tốc độ tối đa xe đạt được là 325 km/h. Hãng siêu xe nước Ý tuyên bố rằng, động cơ của Huracan Tecnica cho ra âm thanh uy lực và đanh thép hơn.
Giá bán của một chiếc Lamborghini Huracan Tecnica tại một số thị trường Đông Nam Á như Thái Lan và Malaysia tương đương 15 tỷ đồng (đã quy đổi từ baht sang VNĐ). Tại Mỹ, một chiếc Lamborghini Huracan Tecnica có giá khởi điểm từ 6,5 tỷ VNĐ (quy đổi từ USD sang VNĐ). Chưa rõ giá bán của mẫu siêu xe này ở Việt Nam nhưng dự kiến con số sẽ không dưới 15 tỷ đồng.
Tại Việt Nam, Lamborghini là thương hiệu siêu xe được ưa chuộng đối với giới nhà giàu. Hãng siêu xe Ý bắt đầu chính thức đến Việt Nam từ năm 2014. Hàng chục mẫu siêu đắt như Gallardo SE, LP570-4 Superleggera, Murcielago LP640, LP670-4 SV, Aventador LP700-4, Aventador S đã cập cảng Việt Nam trong nhiều năm qua nhưng chủ yếu qua đường nhập khẩu tư nhân.
Tiến Dũng
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ bài viết cảm nhận, hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Tại Việt Nam, loại mâm thép chỉ còn xuất hiện ở trên các phiên bản thấp của một mẫu xe như Hyundai Accent, KIA Soluto, Ford Ranger hay mới đây nhất là mẫu xe điện giá rẻ VinFast VF3. Mâm thép tuy không còn phổ biến nhưng trong một số trường hợp, loại mâm này vẫn là một sự lựa chọn phù hợp đối với người dùng.
Vâyh, ưu nhược điểm của từng loại mâm xe này như thế nào?
Ưu nhược điểm của mâm ô tô bằng thép
Ưu điểm:Đặc tính nổi bật của vật liệu thép là cứng chắc và có độ bền cao. Vì thế, trong các trường hợp xe ô tô phải chịu tải trọng lớn, thường xuyên đi trên các đoạn đường xấu, mâm thép nếu hư hỏng thường chỉ bị cong vênh và gần như không thể bị gãy, nứt. Bên cạnh đó, việc sử dụng bộ mâm thép giúp xe vận hành ổn định ngay cả khi điều kiện độ bám đường thấp như trời mưa, lầy lội.
Ngoài ra, vật liệu thép không đắt bằng hợp kim, nên giá thành sản xuất thấp hơn, từ đó giá bán của bộ mâm thép cũng rẻ hơn. Trên thị trường, giá mâm thép thường dao động từ 500.000-3.000.000 đồng tùy vào kích thước, chất liệu và thương hiệu. Vì thế, với những ô tô sử dụng mâm thép, chi phí để khắc phục, sửa chữa khi bị cong vênh hoặc xước cũng sẽ ít hơn.
Nhược điểm:Trọng lượng của mâm thép lớn hơn mâm hợp kim nhôm nên sẽ khiến xe khó tăng tốc hơn. Việc sử dụng mâm thép cũng có thể dẫn tới mức tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn vì động cơ phải chịu tải nhiều hơn từ các bánh xe.
Đặc điểm của thép là giữ nhiệt tốt, do đó mâm thép thường tản nhiệt kém hiệu quả so với mâm đúc hợp kim nhôm. Không những vậy, mâm thép thường có cách tạo hình khá đơn điệu. Thế nên, các nhà sản xuất ô tô thường phải thiết kế thêm các tấm ốp tạo hình để cải thiện tính thẩm mỹ cho bộ mâm thép dành cho xe du lịch.
Ưu nhược điểm của mâm ô tô bằng hợp kim nhôm
Mâm xe hợp kim nhôm bắt đầu được sử dụng vào những năm 1970 nhưng phải đến những năm 2000, loại mâm này mới dần đại trà. Được phát triển để thay thế mâm thép nên mâm hợp kim nhôm có thể khắc phục nhiều điểm yếu của loại mâm thép.
Mâm xe hợp kim ban đầu là loại mâm hợp kim nhôm magiê nhưng được trang bị trên những mẫu xe cao cấp, xe đua do việc gia công và sơn rất khó khăn. Sau này, mâm xe hợp kim nhôm đã trở thành lựa chọn hiệu quả và phổ biến nhất.
Ưu điểm:Điểm tuyệt vời nhất của loại mâm xe hợp kim nhôm là trọng lượng nhẹ hơn so với mâm thép, nhờ đó giảm tải công việc cho hệ thống treo, nhất là trong các trường hợp phanh dừng xe và giúp xe tăng tốc nhanh hơn, cũng như tiết kiệm nhiên liệu cho xe.
Bên cạnh đó, vì có vật liệu chính là nhôm nên mâm hợp kim này khả năng tản nhiệt tốt hơn mâm thép nên góp phần bảo vệ độ bền của phanh xe. Hơn nữa, mâm xe hợp kim còn có sự đa dạng về kiểu dáng, chống gỉ sét tốt, nhờ đó giúp nâng cao tính thẩm mỹ cho xe. Chính vì vậy, không ít người dùng sẵn sàng đầu tư chi phí để nâng cấp từ mâm thép lên bộ mâm hợp kim.
Nhược điểm:Đầu tiên, do được làm từ vật liệu có trọng lượng nhẹ nên mâm xe hợp kim nhôm không bền bằng mâm xe thép. Nếu người dùng thường xuyên lái xe trong điều kiện đường sá kém hoặc áp suất lốp thấp, mâm xe hợp kim có thể bị cong vênh, nứt hoặc biến dạng.
Chưa hết, vật liệu này có thể bị hư hỏng nếu tiếp xúc với các hóa chất như nhựa đường, chất tẩy rửa có tính axit cao, nước muối hoặc khi va chạm với các chướng ngại vật lớn trên đường.
Tuy nhiên, do sản xuất phức tạp hơn nên giá thành của mâm xe hợp kim nhôm khá cao. Giá mâm hợp kim thường dao động từ 2- 20 triệu đồng tùy vào kích thước, chất liệu và thương hiệu.
Nhận định chung
Có thể thấy, mâm xe đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu suất hoạt động và sự an toàn khi lái xe.
Nếu bạn cần một chiếc xe vận hành trong điều kiện đường sá khắc nghiệt, tiết kiệm và kinh tế nhất có thể thì nên chọn mâm xe thép. Còn nếu bạn muốn cải thiện vẻ ngoài của chiếc xe trở nên bắt mắt hơn thì việc đầu tư vào mâm xe hợp kim sẽ là sự lựa chọn khá tốt hơn. Việc chọn mâm xe nào phụ thuộc lớn vào mong muốn, mục đích sử dụng xe và ngân sách của người dùng.
" alt=""/>Mâm xe ô tô: Có nên nâng cấp mâm thép lên mâm hợp kim nhôm?Vẻ đẹp ấy một lần nữa lại được hiện hữu trong dịp gặp gỡ giao lưu đầu năm 2024 giữa các thành viên CLB Sài Gòn Classic Car (thành lập từ năm 2011) và CLB Rally The Globe (Anh quốc) đến Việt Nam từ 27/1 để tham dự hành trình mang tên “Road to Hanoi Marathon” đi qua 4 nước Đông Nam Á. Để chuẩn bị cho một ngày duy nhất gặp gỡ tại khu du lịch Đại Nam (Bình Dương), CLB xe cổ Sài Gòn đã huy động được hơn 60 chiếc xe tham dự.
Buổi giao lưu đã để lại những ấn tượng khó phai về vẻ đẹp vượt thời gian của những chiếc xe cổ và sự độc đáo trong văn hoá của người mê xe.
Trong những năm cuối thập niên 50, và đầu 60 của thế kỷ trước khi xe Mỹ thịnh hành, các mẫu ô tô Pháp được người dân miền Nam biết đến nhiều đều thuộc hai thương hiệu Peugeot và Citroen. Mẫu Peugeot 203 là xe mới của thương hiệu Peugeot được ra mắt sau Thế chiến II, mang thiết kế thon gọn hơn các mẫu cũ của thương hiệu có logo hình con sư tử này.
Xe dùng động cơ xăng 4 xy-lanh thẳng hàng (I4) dung tích 1.2L (1.290cc) hút khí tự nhiên, cho công suất tối đa 41 mã lực. Sức mạnh được truyền xuống cầu sau (RWD) thông qua hộp số sàn 4 cấp. Hiện giá một chiếc Peugeot 203 chạy tốt đang được rao bán trên dưới 500 triệu đồng.
Trong khi đó chiếc Citroen DS21 xuất hiện thời gian cuối thập niên 60 đem đến vẻ hiện đại mới mẻ cho xe Pháp tại Sài Gòn với thiết kế gầm xe khá thấp, bánh sau được che kín giúp giảm sức cản không khí. Xe trang bị cho DS 21 động cơ 4 xy-lanh thẳng hàng, dung tích 2.5L, hút khí tự nhiên, sản sinh công suất 109 mã lực tại 5.500 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 164 Nm tại 3.000 vòng/phút. Xe có khả năng tăng tốc 0-100 km/h trong 15,2 giây.
Trong những năm 50, Citroen 2CV được bán nhiều cho người dân Sài Gòn và chỉ giảm dần từ giữa thập niên 60 khi xe Mỹ xuất hiện như Lincoln, Cadillac, Chevrolet, Oldsmobile, Plymouth, Ford, Dodge… Citroen 2CV thời kỳ đầu sử dụng động cơ 375 cc 2 xi-lanh, công suất tối đa 9 mã lực; đến năm 1954, 2CV được trang bị động cơ mạnh hơn với dung tích 425 cc, tạo ra công suất tối đa 12 mã lực. Hiện tại, giá bán lại của một chiếc Citroen 2CV không dưới 200 triệu đồng.
Ford Mustang GT Fastback đời 1967 đem đến "làn gió" mới cho các mẫu xe thể thao ở Sài Gòn cuối thập niên 60, với thiết kế 2 cửa và dáng xe như mũi tên trực lao lên phía trước. Xe sử dụng khối động cơ V8, dung tích 7.0L, sản sinh công suất 340 mã lực và 600 Nm mô-men xoắn. Nhờ kết hợp hộp số sàn 4 cấp và hệ dẫn động cầu sau, xe có thể đạt vận tốc tối đa lên đến 204 km/h. Hiện mẫu xe này không có nhiều ở Việt Nam và một trong số đó thuộc sở hữu của ông Đặng Lê Nguyên Vũ với giá trị ước tính khoảng 1 tỷ đồng.
Cũng giống như Mustang GT Fastback, chiếc Ford Mustang mui trần đời 1965 trang bị động cơ của xe cũng thuộc loại "quái vật" ở thập niên 60 với cấu hình máy V8 7 Lít, cho công suất cực đại lên tới 335 mã lực, xe dẫn động cầu sau và số sàn 5 cấp mang lại cảm giác lái tốc độ cho bất kỳ tay lái nào.
Triumph Spitfire Mark III được trang bị động cơ 4 xi-lanh dung tích 1.296 cc, kết hợp với hộp số sàn 4 cấp, cho ra tổng công suất 75 mã lực tại 6.000 v/ph. Trong thập niên 60 khi ra mắt, Triump Spitfire Mk3 được đánh giá là xe thể thao cỡ nhỏ đạt tốc độ cao nhờ có thể tăng tốc từ 0 - 100km/h trong 13,4 giây, và đạt tốc độ tối đa 160 km/h. Hiện tại, giá trị của Triump Spitfire Mk3 trên thị trường xe cũ ở Việt Nam là không dưới 600 triệu đồng.
Cadillac Eldorado là một chiếc xe sang trọng được sản xuất bởi hãng xe Mỹ Cadillac từ năm 1952 đến năm 2002 qua 12 thế hệ. Chiếc Cadillac Eldorado Seville đời 1958 thuộc thế hệ thứ 3, là phiên bản hardtop với kiểu xe mui kim loại cứng không có khung đứng giữa 2 cửa trước và sau. Xe trang bị động cơ V8 dung tích 6.0L, hộp số tự động 4 cấp.
Tại Việt Nam, Cadillac Eldorado Seville gần như rất hiếm và có giá trị sưu tầm cao. Cách đây 7 năm, một chiếc Cadillac Seville đời 1984 thuộc thế hệ thứ 9 đã rao bán giá lên đến 1,49 tỷ đồng, nên chiếc Seville thế hệ thứ 3 giá có thể cao hơn rất nhiều so với con số này.
Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!