Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT tại huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận), do lo ngại việc vận chuyển đề thi bằng tàu biển sẽ có rủi ro do phụ thuộc thời tiết nên Sở GD&ĐT đề xuất phương án thuê máy bay trực thăng vận chuyển đề thi ra đảo và chở bài thi từ đảo Phú Quý về đất liền với giá khoảng 700 triệu đồng/ 2 lượt đi và về.
Qua xem xét, UBND tỉnh Bình Thuận nhận định: Dù thuê máy bay mà gặp mưa bão cũng không bay được. Vì vậy, UBND Tỉnh chọn phương án thuê tàu cao tốc.
![]() |
Năm 2021, Bình Thuận không thuê máy bay chở đề thi ra đảo Phú Quý. |
Để chuẩn bị tốt cho phương án này, UBND Tỉnh đề nghị Sở GD&ĐT phối hợp với Ban chỉ đạo Phòng chống thiên tai nắm rõ dự báo thời tiết những ngày diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT để chủ động điều chỉnh lịch chạy tàu cho phù hợp.
UBND tỉnh Bình Thuận cũng yêu cầu Sở GD&ĐT phối hợp với UBND huyện đảo Phú Quý xây dựng phương án chi tiết ra, vào đảo và khâu giao nhận đề thi bài thi, cán bộ coi thi đi đến địa điểm nào, việc lưu trú trên đảo ra sao (đối với cán bộ coi thi) nhằm đảm bảo phải tuyệt đối an toàn cho kỳ thi.
Lê Huân
Sở GD-ĐT Bình Thuận vừa đề xuất phương án thuê máy bay chở đề thi ra huyện đảo Phú Quý. Đây là phương án không mới với một số địa phương có đảo cách xa đất liền như Bà Rịa Vũng Tàu, Kiên Giang.
" alt=""/>Bình Thuận không thuê máy bay chở đề thi tốt nghiệp THPT ra đảo Phú QuýCô giáo Hà Ánh Phượng, giáo viên Trường THPT Hương Cần (Phú Thọ)cho biết, việc trở thành Đại biểu Quốc hội khóa XV vừa là niềm vinh dự và cũng là trách nhiệm lớn lao.
“Tôi nhận thấy mình vinh dự khi được đại diện không chỉ cho các thầy cô giáo, mà còn là đại diện cho đồng bào dân tộc thiểu số, đại diện cho phụ nữ và cho cả những thanh niên trẻ tuổi. Tôi mong muốn mình sẽ là cầu nối, tích cực tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri để đem tiếng nói ấy đến nghị trường quốc hội”.
Cô giáo Hà Ánh Phượng, giáo viên Trường THPT Hương Cần (Phú Thọ)
Cô Phượng mong muốn có thể đề xuất với Quốc hội để đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy - học môn tiếng Anh trong các nhà trường nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục của Việt Nam nói chung.
“Tôi cũng sẽ tiếp tục lan tỏa và chia sẻ mô hình lớp học xuyên biên giới cùng các phương pháp giảng dạy tích cực 4.0 với các trường trong và ngoài tỉnh Phú Thọ, để có thêm nhiều em học sinh sớm trở thành những công dân toàn cầu, đặc biệt trước những thách thức của dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến đối với ngành giáo dục.
Ngoài ra, tôi cũng sẽ quan tâm tới các vấn đề nhiều học sinh Việt Nam đang gặp phải như văn hoá đọc, giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc, vấn đề thanh thiếu niên an toàn khi sử dụng mạng...
Tôi tin rằng, nếu trở thành Đại biểu Quốc hội, những dự án mình đang thực hiện như Thư viện hạnh phúc, An toàn trên không gian mạng, Mô hình lớp học xuyên biên giới, ... sẽ được tiếp thêm sức mạnh”, cô Phượng nói.
Là một giáo viên, cô Phượng cũng rất quan tâm đến việc đảm bảo quyền lợi của nhà giáo – một trong những vấn đề cấp bách được đội ngũ nhân sự ngành quan tâm hàng đầu. Cô Phượng cho biết sẽ ủng hộ các chính sách liên quan đến vấn đề quyền lợi của giáo viên, giúp giáo viên chuyên tâm với nghề dạy học.
Ngoài ra, Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ cũng bày tỏ sự quan tâm đặc biệt của mình tới chính sách ưu tiên cho đồng bào dân tộc thiểu số, bởi thực tế, đời sống của một bộ phận dân cư vẫn còn gặp nhiều khó khăn; tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo tại một số khu vực vẫn ở mức cao so với nhiều địa phương trong cả nước.
![]() |
Cô giáo Nguyễn Thị Hà, giáo viên Trường THPT Lương Tài (Bắc Ninh) |
Trở thành Đại biểu Quốc hội khóa XV, cô giáo Nguyễn Thị Hà, giáo viên Trường THPT Lương Tài (Bắc Ninh)bày tỏ mong muốn sẽ trở thành cầu nối mang tiếng nói của người dân tới nghị trường, góp phần tạo nên những đổi thay tích cực cho ngành giáo dục cũng như cho cuộc sống của nhân dân tỉnh nhà.
Cô Hà khẳng định, bản thân sẽ chuyển tải đầy đủ các nguyện vọng của cử tri, phản ánh trung thực những vấn đề bức xúc của cử tri tới Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan nhà nước; giúp việc xây dựng các cơ chế, ban hành chính sách, pháp luật, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước đảm bảo tính khả thi, phù hợp thực tiễn và đạt được sự đồng thuận cao của nhân dân.
Ngoài ra, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh cho biết sẽ xây dựng kênh tiếp thu ý kiến của cử tri, đặc biệt là cử tri trẻ thông qua mạng Internet.
Là một người trẻ, cô Hà cũng bày tỏ sự quan tâm tới việc phát huy chất xám của những trí thức trẻ, đóng góp phần vào sự phát triển của tỉnh Bắc Ninh và cả nước; đồng thời đặc biệt quan tâm tới những người trẻ có hoàn cảnh khó khăn, mong muốn họ có cơ hội hòa nhập cộng đồng và phát triển một cách bình đẳng.
Một vấn đề khác được Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh quan tâm là công tác dạy nghề và hướng nghiệp cho thanh thiếu niên, giúp họ có cơ hội làm việc, lập nghiệp ngay trên chính quê hương của mình.
Với vai trò là một giáo viên, cô Hà mong muốn đề xuất ý kiến của mình với Quốc hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho các em học sinh, đặc biệt là học sinh vùng kinh tế khó khăn; chú trọng đến việc phát triển kỹ năng sống và khả năng sử dụng ngoại ngữ để làm chủ cuộc sống.
Cô Hà bày tỏ mong muốn được nói lên tâm tư, nguyện vọng của các em học sinh và các thầy cô giáo, để mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui.
“Tôi ý thức rõ rằng, đây cũng là một trách nhiệm nặng nề, vì vậy tôi xác định bản thân cần phải cố gắng, nỗ lực hơn nữa, tiếp tục học tập, phấn đấu không ngừng trong sự nghiệp trồng người cũng như trong cuộc sống, để xứng đáng là người đại biểu dân cử”, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh nói.
Thúy Nga
Trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, có 40 người là giáo viên, giảng viên ở các trường trong cả nước.
" alt=""/>Ưu tiên của các giáo viên khi trở thành Đại biểu quốc hội khóa XVMỹ tiếp tục là quốc gia của các trường đại học hàng đầu thế giới với 5 trường vào top 10 (cũng là 5 trường lọt top 10 vào năm ngoái) gồm: Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Trường ĐH Stanford ĐH Harvard, Viện Công nghệ California và ĐH Chicago.
Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) trở thành trường đại học tốt nhất trên thế giới trong 10 năm liên tiếp và là trường đạt điểm tuyệt đối trong các đánh giá về nghiên cứu cũng như đánh giá của nhà tuyển dụng.
Năm nay, Trường ĐH Oxford (Anh) vươn lên vị trí thứ 2 (tăng 3 bậc so với năm ngoái). Như vậy, Anh có 4 đại diện lọt vào top 10 là Trường ĐH Oxford, Trường ĐH Cambridge, Trường ĐH Hoàng Gia London và Trường ĐH London.
Việt Nam có 2 đại diện tiếp tục góp mặt trong bảng xếp hạng này là ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM. Cả hai đều thuộc nhóm 801-1000.
Trong các tiêu chí xếp hạng, năm nay, tiêu chí về uy tín học thuật của ĐH Quốc gia TP.HCM là tiêu chí có điểm số cao nhất và cũng vượt trội hơn so với các trường của Việt Nam khi tham gia xếp hạng.
Ngoài ra, năm 2022, trong số 1.300 trường tham gia xếp hạng, Việt Nam còn có Trường ĐH Tôn Đức Thắng xếp nhóm 1001 – 1200; Trường ĐH Bách khoa Hà Nội xếp nhóm 1201+.
Ở khu vực châu Á nói chung có 305 trường được tham gia xếp hạng tại bảng xếp hạng đại học thế giới QS năm nay. Còn tại Châu Âu, có tổng cộng 492 trường nằm trong bảng xếp hạng.
Tính riêng Đông Nam Á, khu vực này có tổng cộng 60 trường đại học lọt vào bảng xếp hạng năm 2022. Trường đại học xếp hạng cao nhất khu vực Đông Nam Á là ĐH Quốc gia Singapore, đứng ở vị trí thứ 11 trên toàn thế giới và giành được điểm số cao nhất trong chỉ số uy tín học thuật.
Malaysia là nước có nhiều trường được xếp hạng nhất Đông Nam Á với 22 trường; tiếp đến là Indonesia với 16 trường.
Bảng xếp hạng đại học thế giới QS năm 2022 tiếp tục xếp hạng các trường đại học theo 6 tiêu chí, gồm uy tín học thuật (40%), đánh giá của nhà tuyển dụng (10%), số trích dẫn/giảng viên (20%), tỷ lệ giảng viên/sinh viên (20%), tỷ lệ giảng viên quốc tế và tỷ lệ sinh viên quốc tế (10%).
Tiêu chí xếp hạng của QS nhấn mạnh vào đóng góp và tác động của chất lượng đào tạo, nghiên cứu của trường đại học đối với xã hội (thông qua đánh giá của doanh nghiệp, học giả trong và ngoài nước) và các đóng góp cho hoạt động nghiên cứu khoa học (thông qua số trích dẫn/giảng viên).
Thúy Nga
Một nhóm các nhà khoa học vừa công bố xếp hạng chỉ số ảnh hưởng của hơn 80 tạp chí khoa học Việt Nam, được tính thông qua số trích dẫn trong năm 2020 của bài báo xuất bản trong 5 năm (2015-2019).
" alt=""/>2 đại học Việt Nam lọt top 1.000 đại học tốt nhất thế giới năm 2022 theo QS