Tổng doanh thu đạt 154.210 tỷ đồngBáo cáo với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và lãnh đạo các Bộ, Ngành, ông Phạm Đức Long, Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT cho biết, năm 2018, mặc dù tình hình kinh doanh có nhiều khó khăn, chính sách quản lý có nhiều thay đổi, cạnh tranh quyết liệt, tuy nhiên nhờ liên tục cải tiến, hoàn thiện cơ chế quản trị, VNPT vẫn đạt kết quả kinh doanh khả quan: Tổng doanh thu toàn VNPT đạt 154.210 tỷ đồng, đạt 98,7% kế hoạch (nếu loại trừ dịch vụ thanh toán trực tuyến qua thẻ cào, doanh thu toàn Tập đoàn đạt 100,1% kế hoạch), tăng 6,5% so với thực hiện năm 2017; Lợi nhuận đạt 6.445 tỷ đồng, đạt 109,4% kế hoạch, tăng 25% so với thực hiện năm 2017, tính trung bình 5 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận của Tập đoàn đạt 25,3%; Nộp ngân sách Nhà nước đạt 4.476 tỷ đồng, đạt 117,5% kế hoạch, tăng 18% so với thực hiện năm 2017...
 |
|
Bên cạnh đó, VNPT tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu tổ chức hoạt động theo Quyết định số 2129-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai công tác cổ phần hóa Công ty mẹ. Cơ cấu tổ chức của VNPT tiếp tục được cải tổ theo hướng tinh gọn, hiệu quả, tập trung tối ưu nguồn lực.
Cụ thể, trong năm 2018 VNPT đã hoàn thành việc tái cấu trúc khối CNTT, thành lập Công ty VNPT-IT. Đây là trụ cột của VNPT về sản xuất phần mềm và các ứng dụng CNTT, tạo sức mạnh cho VNPT bứt phá mạnh mẽ trong quá trình chuyển đổi số trong những năm tiếp theo.
Trong năm 2018, VNPT thực hiện đúng Quyết định 888/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, VNPT đã và đang tiếp tục triển khai thoái vốn tại 41 đơn vị cổ phần. Trong năm, VNPT đã bán, thoái vốn, thu hồi vốn được 4 danh mục, với tổng vốn thu được 767,36 tỷ đồng/520,85 tỷ đồng vốn đầu tư. Thành công nhất là việc thoái vốn Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu điện với số vốn 500 tỷ đồng, thoái vốn được 710 tỷ, tăng 42% so với giá trị công ty.
“Trong quá trình tái cơ cấu, Tập đoàn đã tập trung xây dựng Cơ chế tạo động lực cho người lao động, ban hành và triển khai thống nhất, đồng bộ trong toàn Tập đoàn hệ thống lương 3Ps và các chỉ tiêu đánh giá BSC/KPI. Đây chính là động lực thúc đẩy người lao động nâng cao hiệu quả công việc và năng suất lao động. Thu nhập bình quân của người lao động năm 2018 khoảng 28 triệu đồng/tháng”, ông Long cho biết.
Hình mẫu bùng nổ trong viễn thông
Cũng tại buổi làm việc, lãnh đạo Tập đoàn VNPT đề xuất đẩy nhanh tiến độ thành lập Công ty Đầu tư quốc tế VNPT (VNPTGlobal) để đầu tư kinh doanh ở thị trường quốc tế. Đồng thời, VNPT đề xuất cho phép VNPT triển khai dịch vụ MobiMoney.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá VNPT như một "hình mẫu bùng nổ trong viễn thông" khi vừa tái cấu trúc, vừa sản xuất kinh doanh mà vẫn tăng trưởng lợi nhuận cao và ổn định, đảm bảo đời sống cho hàng chục ngàn lao động, có nhiều đóng góp trong xây dựng Chính phủ điện tử, Giáo dục thông minh, y tế thông minh, thành phố thông minh (Smart City)...và nhiều chương trình xã hội quan trọng khác.
Phó thủ tướng chỉ đạo, trong năm 2019, VNPT cần tiếp tục nâng cao và khẳng định vai trò và vị trí dẫn dắt trong lĩnh vực triển khai xây dựng Chính phủ điện tử và chuyển đổi số tại Việt Nam nhằm mục tiêu trở thành nhà cung cấp hàng đầu về dịch vụ số tại Việt Nam vào năm 2025 và trở thành Trung tâm giao dịch số tại Châu Á vào năm 2030.
Để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ này, Phó thủ tướng cho rằng, Tập đoàn VNPT cần tiếp tục triển khai sắp xếp cơ cấu tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh theo Phương án cơ cấu lại Tập đoàn VNPT giai đoạn 2018-2020; Chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Tập đoàn theo hướng nâng cao năng suất lao động, tăng trưởng lợi nhuận, đột phá về năng lực cạnh tranh; Xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp với định hướng chuyển đổi số. Tích cực triển khai công tác cổ phần hóa Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT theo chỉ đạo của Chính phủ. Thúc đẩy nhiều dự án chiến lược, dự án chuyển đổi số trong nội bộ, hướng đến mục tiêu xây dựng Tập đoàn chuyển đổi từ một nhà khai thác truyền thống thành một nhà cung cấp dịch vụ số với mô hình quản trị tiên tiến, hệ thống công cụ vận hành và quản trị doanh nghiệp hiện đại, đồng bộ.
 |
|
VNPT tiếp tục tham gia mạnh mẽ vào chuyển đổi quốc gia số, đặc biệt là kinh tế số, tiếp tục cùng các Bộ, Ngành, Chính quyền địa phương: Hoàn thiện khung kiến trúc số; Tập trung xây dựng nền tảng CSDL mở trên cơ sở kế thừa, tích hợp, chuẩn hóa và chia sẽ các nguồn dữ liệu đa dạng, phong phú đã được hình thành tại các đơn vị. Phân tích và chủ động đề xuất với một số địa phương, bộ ngành có điều kiện phù hợp, từng bước hoàn thiện, xây dựng các mô hình chuẩn cho việc thực hiện chuyển đổi số; Hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ và hợp tác với các Ngành, các Tập đoàn kinh tế trọng điểm để cùng thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số tại các doanh nghiệp.
Theo Phó thủ tướng, một trụ cột quan trọng trong xây dựng nền kinh tế số là phải có hạ tầng số. VNPT đang là doanh nghiệp có hạ tầng hiện đại, rộng khắp cả nước. Vì vậy, Tập đoàn cần tận dụng hạ tầng hiện có, tiếp tục mở rộng hạ tầng mạng lưới tạo nền tảng truy nhập Internet tốc độ cao phục vụ chuyển đổi số.
Đồng thời, bám sát các nội dung Đề án Chuyển đổi số quốc gia mà Chính phủ đang xây dựng, đóng góp cho Chính phủ, cho Bộ Thông tin và Truyền thông trong quá trình xây dựng hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số tại Việt Nam.
Thúy Ngà
" alt=""/>VNPT định hướng đi đầu về chuyển đổi số
</strong></p><p>Một trong những câu chuyện đáng nhớ nhất trong lịch sử Apple là khi đồng sáng lập Steve Jobs bị sa thải vào năm 1985 do bất đồng chính kiến với CEO lúc ấy là John Sculley. 12 năm sau, Apple mua lại startup về máy tính NeXT Computer do chính Jobs thành lập, đưa ông trở lại Táo khuyết.</p><p>Chỉ vài tháng sau khi quay lại, Jobs đã )
2. Travis Kalanick (Uber)
Đồng sáng lập Uber Travis Kalanick đã rời công ty vào tháng 7/2017 sau một loạt tai tiếng - từ chiến dịch #DeleteUber chứng kiến 200.000 người gỡ bỏ ứng dụng đến các cáo buộc về văn hóa từ cựu kỹ sư Susan Fowler.
Dưới sức ép từ hội đồng quản trị, Kalanick đã từ chức CEO Uber vào tháng 7/2017. Từ đó đến nay, Kalanick đã tham gia nhiều khoản đầu tư khác nhau.
3. Jack Dorsey (Twitter)
Jack Dorsey thành lập Twitter năm 2006 cùng với Ev Williams. Tuy nhiên sau đó 2 năm, Williams sa thải Dorsey khỏi vị trí CEO dù anh chính là người nảy ra ý tưởng cho Twitter ngay từ đầu.
Sau khi rời Twitter, Dorsey tạo ra Square vào năm 2009, nền tảng thanh toán di động được định giá lên đến 31 tỷ USD. CEO Facebook Mark Zuckerberg thậm chí từng muốn "chiêu mộ" Dorsey.
Năm 2015, Dorsey trở lại Twitter với tư cách CEO tạm quyền thay cho Dick Costolo. Thời gian anh làm CEO tạm quyền không lâu trước khi trở thành CEO chính thức.
4. Parker Conrad (Zenefits)
Năm 2013, Parker Conrad thành lập Zenefits, công ty cung cấp phần mềm điện toán đám mây giúp doanh nghiệp xử lý nguồn nhân lực. Dù vậy Conrad đã rời công ty sau những bê bối về nghi ngờ bán bảo hiểm không giấy phép ở một số bang.
Sau khi rời Zenefits, Conrad vẫn tiếp tục trong lĩnh vực startup với việc thành lập Rippling vào năm 2017.
5. Palmer Luckey (Oculus)
Palmer Luckey là 1 trong số 5 nhà sáng lập Oculus, công ty công nghệ chuyên về thực tế ảo đã bị Facebook mua lại. Tháng 3/2017, Luckey rời khỏi cả 2 công ty không lâu sau cáo buộc hỗ trợ một nhóm tạo meme chống lại ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ Hillary Clinton.
Năm 2017, Luckey thành lập Anduril (được đặt tên theo thanh kiếm ma thuật trong phim Lord of the Rings) với nhiệm vụ tạo ra bức tường biên giới "ảo" giữa Mỹ và Mexico, sử dụng trí tuệ nhân tạo để bảo vệ chính phủ.
6. Andrew Mason (Groupon)
Nhà sáng lập website mua chung Groupon đã bị sa thải vào năm 2013. Website này tạo tiếng vang ngay khi mới thành lập, nhưng đã khiến các nhà đầu tư thất vọng sau đợt IPO đầu tiên, sau đó không lâu thì Mason bị sa thải.
Sau khi bị đá khỏi Groupon, Mason nhanh chóng thành lập Detour, startup cung cấp dịch vụ du lịch bằng âm thanh trên smartphone. Năm ngoái, Detour bị mua lại bởi hãng âm thanh Bose.
7. Jerry Yang (Yahoo)
Năm 2007, Jerry Yang trở thành CEO Yahoo, 12 năm sau khi sáng lập công ty. Năm 2008, Yang từ chối bán Yahoo cho Microsoft khiến cổ phiếu công ty lao dốc. Áp lực từ hội đồng quản trị buộc Yang rời Yahoo.
8. Martin Eberhard (Tesla)
Năm 2007, đồng sáng lập kiêm CEO Tesla lúc ấy là Eberhard chia sẻ mình đã nhận cú điện thoại từ Elon Musk nói rằng hội đồng quản trị sẽ không còn sự góp mặt của ông sau một cuộc họp kín. Người tạm thời thay thế ông sau đó là Michael Marks.
" alt=""/>8 nhà sáng lập bị đuổi khỏi chính công ty mình tạo ra

 |
Hình tượng Momo xuất hiện trong các video hoạt hình và yêu cầu nhân vật tự sát. |
Ban đầu, Momo là một tác phẩm điêu khắc có tên "Chim mẹ" của nghệ sĩ Nhật Bản Keisuke Aisawa. Tác phẩm được trưng bày vào năm 2016 tại Phòng triển lãm Vanilla ở Tokyo.
Tuy nhiên, hình ảnh kinh dị này đã được kẻ xấu sử dụng cho một thử thách khiến người chơi có thể trầm cảm và nung nấu ý định tự sát. Trong hình dáng Momo, kẻ xấu sẽ liên lạc với người chơi qua Messenger hoặc WhatApps, buộc họ làm theo những hành động có thể gây hại cho bản thân.
Trào lưu này bắt đầu từ cuối tháng 8/2018. Thế nhưng gần đây, Momo xuất hiện ẩn bên trong các video hoạt hình nổi tiếng dành cho trẻ em như Fortnight, Peppa Pig. Thậm chí, một số bậc phụ huynh phát hiện Momo còn hiển thị trên ứng dụng xem video an toàn cho trẻ em YouTube Kids.
Ở đoạn giữa nội dung phim hoạt hình Peppa Pig, hình ảnh Momo xuất hiện và yêu cầu chú heo này tự sát. Những cảnh kinh dị này chỉ xuất hiện thoáng qua trong video vì vậy rất khó để các bậc cha mẹ và cả YouTube phát hiện. Cách duy nhất để kiểm soát vấn đề này là coi YouTube cùng con.
Nhiều bậc cha mẹ đã lên tiếng cảnh báo khi phát hiện con mình làm theo những gì Momo nói.
" alt=""/>Thử thách kinh dị từ YouTube Kids có thể khiến trẻ tự sát