Các bác sĩ đã khâu phục hồi tổn thương thủng, hút rửa làm sạch ổ bụng và đặt dẫn lưu (Ảnhh: BV).
Các bác sĩ tiến hành hội chẩn, xác định trẻ bị sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết, thủng ruột, viêm phúc mạc ổ bụng do dị vật gây ra. Bệnh nhi được hồi sức chống sốc và chỉ định mổ cấp cứu.
Quá trình phẫu thuật, bác sĩ thấy khắp ổ bụng bệnh nhi chứa đầy dịch mủ, kèm dịch thức ăn. Tại phần ruột non cách góc hồi manh tràng 30cm có đầu nhọn của hạt táo đỏ xuyên qua. Các bác sĩ đã khâu phục hồi tổn thương thủng, hút rửa làm sạch ổ bụng và đặt dẫn lưu.
Sau phẫu thuật, trẻ được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực chống sốc, nuôi dưỡng qua tĩnh mạch, thở máy, an thần. Đến nay, sức khỏe trẻ đã ổn định, bình phục tốt, được cai máy, tự ăn, tự chơi, vừa được xuất viện.
BSCKII Trịnh Trương Tuyên, Trưởng khoa Ngoại - Chuyên khoa, cho biết, táo đỏ khô là một vị thuốc đông y phổ biến xưa nay của người Việt. Hơn một năm nay trên thị trường xuất hiện thêm táo đỏ tươi có vị ngọt và bổ dưỡng, được nhân dân rất ưa chuộng sử dụng trực tiếp.
Tuy nhiên, hạt của quả táo đỏ lại có đầu rất sắc nhọn, nếu nuốt phải khi qua đường tiêu hóa sẽ rất nguy hiểm vì dễ dàng làm thủng đường tiêu hóa, gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Vì vậy, người dân cần đặc biệt lưu ý với loại thực phẩm đang phổ biến này. Chúng ta cần bỏ hạt trước khi cho trẻ ăn uống, để xa tầm với của trẻ nhỏ.
Khi thấy trẻ có hiện tượng đau bụng âm ỉ kéo dài không giảm, hay bất cứ trường hợp đau bụng, nôn, sốt, mệt mỏi bất thường nào, cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
" alt=""/>Nuốt phải hạt táo đỏ, bé trai bị thủng ruột, sốc nhiễm khuẩnĐại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet phát biểu tại buổi lễ (Ảnh: H.L)
"Đại sứ quán Pháp cam kết sát cánh cùng các bạn để hỗ trợ sự năng động này bằng cách tăng cường trao đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án hợp tác", Đại sứ Olivier Brochet nói.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn (Ảnh: H.L).
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn khẳng định quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Pháp không ngừng được củng cố và phát triển trong suốt thời gian dài vừa qua. Bên cạnh hợp tác về kinh tế, văn hóa, giáo dục... hợp tác y tế cũng là một trong những hợp tác quan trọng, hiệu quả và trở thành điểm sáng trong quan hệ hai nước.
Đến thời điểm hiện tại, quan hệ hợp tác y tế giữa Việt Nam và Cộng hòa Pháp đã bao phủ rất nhiều lĩnh vực, trong số đó không thể không kể đến hợp tác trong lĩnh vực đào tạo.
Chương trình bác sĩ nội trú Pháp ngữ và nay là chương trình đào tạo cấp bằng bác sĩ chuyên khoa/chuyên khoa sâu đã tiếp nhận hơn 3000 bác sĩ, dược sĩ Việt Nam đến thực tập tại các bệnh viện của Pháp.
PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế (Ảnh:H.L).
PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, cho biết, từ năm 1993, với sự hỗ trợ của Chính phủ Pháp, nhiều dự án đào tạo y khoa, trao đổi chuyên gia, cung cấp trang thiết bị y tế và thuốc đã được thực hiện.
Các chương trình đào tạo bác sĩ, dược sĩ nội trú tại Pháp, đào tạo liên đại học tại Việt Nam… không chỉ góp phần hiện đại hóa hệ thống y tế Việt Nam mà hơn hết đã đào tạo được hàng nghìn bác sĩ chuyên khoa giỏi cho đất nước.
Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet thay mặt Chính phủ Pháp trao tặng Huân chương Cành cọ Hàn lâm cho GS.TS Nguyễn Hữu Tú (Ảnh: H.L).
Phát biểu khi được nhận Huân chương Cành cọ Hàn lâm, GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, cho biết, cách đây 30 năm, ông rất may mắn cùng gần 100 đồng nghiệp thuộc các chuyên ngành khác nhau được lựa chọn và lên đường sang Pháp học nội trú 1 năm (FFI).
"Đối với các bác sĩ trẻ chưa một lần ra nước ngoài như chúng tôi lúc bấy giờ đến nước Pháp là đến một thế giới khác. Vượt qua tất cả rào cản và khác biệt đó, tôi cùng các đồng nghiệp làm quen, thích ứng và nỗ lực để học được nhiều nhất, hiểu được nhiều nhất từ các đồng nghiệp Pháp", GS Tú nói.
GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội (Ảnh: H.L).
Theo GS Tú, trong 122 năm qua, Trường Đại học Y Hà Nội, với thầy Hiệu trưởng đầu tiên Bác sĩ Alexandre Yersin, nhà bác học lỗi lạc người Pháp, công dân danh dự Việt Nam, luôn là biểu tượng lịch sử, sống động và hiệu quả về mối quan hệ và hợp tác y khoa Pháp - Việt.
Cành cọ Hàn lâm (Palmes académiques) là một huân chương cao quý được Pháp trao tặng cho các giảng viên, nhà khoa học có nhiều thành tựu trong nghiên cứu tại các viện/trung tâm hay các trường đại học hoặc đóng góp lớn cho sự kết nối Pháp - Việt.
Đây là một trong những phần thưởng cao quý của Chính phủ Pháp ra đời đầu thế kỷ 19.
GS.TS Nguyễn Hữu Tú, sinh năm 1968, tốt nghiệp bác sĩ đa khoa tại Đại học Y Hà Nội năm 1990, tốt nghiệp bác sĩ nội trú (chuyên ngành gây mê hồi sức) năm 1993 và tốt nghiệp hai chương trình nội trú bệnh viện (FFI) chuyên khoa sâu ngành gây mê hồi sức tại Pháp.
Năm 2000-2003, ông là nghiên cứu viên tại Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia, Cộng hòa Pháp (CNRS, Gif-sur-Yvette), trợ giảng tại Đại học Paris XII, Créteil. Năm 2003, ông tốt nghiệp tiến sĩ y học tại Đại học Y Hà Nội, sau đó tham gia các chương trình trao đổi kinh nghiệm tại Tasmania và Adelaide, Australia.
" alt=""/>Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội nhận Huân chương Cành cọ Hàn lâm của PhápĐiều trị ung thư gan giai đoạn 2
Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh, giai đoạn ung thư giúp bác sĩ quyết định phương pháp điều trị nào bạn cần. Điều trị cũng phụ thuộc vào: vị trí của khối u, gan của bạn hoạt động tốt như thế nào, tình trạng sức khỏe khác
Dưới đây là một số phương chính điều trị ung thư gan:
Phẫu thuật cắt bỏ một phần gan
Tùy thuộc vào kích thước của ung thư và vị trí của nó trong gan, bạn có thể được phẫu thuật cắt bỏ một phần gan. Phần còn lại của gan của bạn phải khỏe mạnh.
Ghép gan
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị ghép gan.
Bạn có thể được ghép gan nếu bạn có: một khối u duy nhất không quá 5cm, một khối u duy nhất có đường kính từ 5 đến 7cm và không phát triển trong ít nhất 6 tháng, không quá 5 khối u nhỏ, mỗi khối không lớn hơn 3cm.
Bạn có thể phải đợi một thời gian dài để được cấy ghép. Bạn có thể có các phương pháp điều trị khác để giúp kiểm soát ung thư trong khi bạn nằm trong danh sách cấy ghép.
Phá hủy u tại chỗ
Đây là phương pháp hiện đại giúp phá hủy mô ung thư mà không cần phẫu thuật. Cơ chế chung là dùng nhiệt hoặc các chất gây chết tế bào ung thư: đốt u bằng sóng cao tần (RFA), vi sóng (MWA), tiêm cồn tuyệt đối qua da (PEI), áp lạnh (Cryotherapy).
Phương pháp này thường chỉ định cho các khối u nhỏ (< 3cm), thường được làm dưới hướng dẫn của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh đặc biệt là siêu âm.
Nút hóa chất động mạch gan (TACE)
Đây là biện pháp chặn nguồn cấp máu cho khối u. Bác sĩ sẽ luồn dụng cụ vào đến nhánh động mạch gan cấp máu cho khối u, sau đó bơm vật liệu nút mạch kèm hóa chất gây tắc mạch đó. Khối u sau đó sẽ bị thiếu máu và hoại tử dần.
Đây không phải phương pháp điều trị triệt căn nhưng là phương pháp quan trọng, chỉ định trong những trường hợp u gan to, nhiều ổ không còn khả năng phẫu thuật. Hoặc có thể được chỉ định như là bước đệm trước khi tiến hành cắt gan.
Triệu chứng ung thư gan giai đoạn 2
Triệu chứng ung thư gan giai đoạn 2 so với giai đoạn đầu không có sự khác biệt nhiều và thường chỉ rõ hơn về mức độ biểu hiện.
Một số triệu chứng ung thư gan giai đoạn 2 có thể gặp là:
- Mệt mỏi khó chịu mơ hồ, giảm khả năng lao động và sinh hoạt mà người bệnh không biết nguyên nhân như thế nào.
- Đau tức, cảm giác đau âm ỉ, nặng vùng gan, đau đôi khi lan ra sau lưng và bả vai.
- Gan to.
- Sút cân nhẹ.
- Sốt cao dai dẳng thường gặp ở những giai đoạn đầu của bệnh khi khối u phát triển với tốc độ nhanh chóng.
- Bụng báng.
- Vàng da.
- Lách to.
" alt=""/>Triệu chứng ung thư gan giai đoạn 2