Chỉ đến khi thấy con chạy lại ôm chân mẹ vừa khóc vừa la, bố ơi đừng đánh mẹ con, cả hai mới giật mình dừng lại. Vậy là lời hứa, không bao giờ được gây gổ lớn tiếng với nhau trước mặt con của chúng tôi đã bị phá vỡ. Bỏ qua những uất ức chưa kịp tuôn ra hết, tôi cúi xuống ôm chặt lấy con vỗ về. Khi thấy con đã bớt thút thít, ngước lên nhìn, tôi bắt gặp ánh mắt vừa thảng thốt, vừa lo lắng của bố nó. Không khí nặng nề bao trùm cả nhà.
Có thỏa thuận đó giữa hai vợ chồng bởi tôi không muốn con trai của mình cũng giống như mẹ nó, bị một ký ức đau buồn đeo bám suốt những năm tuổi thơ.
![]() |
Năm tôi bảy tuổi, gia đình tôi có một biến động lớn, ngày mẹ sinh em bé cũng là ngày bố bị buộc thôi việc. Cuộc sống khó khăn chồng chất khó khăn. Đã vậy em trai tôi còn thường xuyên nhập viện vì chứng suy dinh dưỡng. Mẹ vì thế cũng phải xin nghỉ làm để chăm em. Gánh nặng kinh tế dồn hết lên vai bố. Khoản lương ít ỏi của việc bốc xếp không đủ để bố trang trải các khoản chi. Buổi tối bố phải đem ống bơm và đồ nghề ra ngã tư đường sửa xe. Cứ như thế, bố làm việc quần quật từ sáng đến tối.
Khoảng thời gian đó tôi rất buồn và cô đơn, nhưng chí ít nó yên bình và tự do nhất trong ký ức tuổi thơ tôi. Khi em trai tôi được khỏe mạnh, bố kiếm được công việc khác lương cao, cả nhà được đoàn tụ, thì lại là lúc một cơn sóng khác dữ dội không kém ập đến đe dọa hạnh phúc của gia đình.
Từ lúc nhận công việc mới, bố thường xuyên về nhà trễ. Có hôm gần sáng bố mới ngất ngưởng về nhà. Và lần nào cũng vậy, mẹ vừa khóc vừa gào thét trách bố chỉ biết ăn nhậu, chỉ biết sung sướng cho bản thân mà không nghĩ tới vợ con. Bình thường bố là người rất hiền, ít nói, chiều con thương vợ. Nhưng khi có hơi men ngà ngà, bố như biến thành con người khác, cộc cằn và dữ tợn.
Có một đêm, tôi đang ngủ chợt giật mình thức giấc khi nghe tiếng bố la thất thanh, em ơi đừng chết. Nhìn xuống đất, tôi hoảng sợ thấy mẹ đang nằm trên vũng máu, nước mắt tuôn đầm đìa không ngừng khóc gọi tên tôi và em trai. Ngay lúc đó, bố vội vàng cõng mẹ đến bệnh viện, để lại tôi với thằng em ba tuổi đang say ngủ ở nhà. Suốt đêm đó, tôi chỉ biết ôm chặt áo khoác của mẹ và lẩm bẩm, mẹ ơi đừng bỏ con!
Sau này lớn lên, tôi mới biết, đêm đó, trong lúc cự cãi bố đã không dằn được cơn nóng giận mà bạt tai mẹ. Hành động đó đã đẩy mẹ đến sự phẫn uất cực độ. Không nói không rằng, mẹ chạy ra sau bếp lấy dao cắt cổ tay mình. Vì mẹ hành động quá nhanh và quá bất ngờ nên bố không kịp cản lại. Đến khi giằng được con dao ra thì máu đã chảy rất nhiều. Đúng lúc đó tôi thức giấc và chứng kiến toàn bộ sự việc.
Sau lần đó, bố bỏ luôn nhậu nhẹt. Hạnh phúc cuối cùng cũng đã quay lại với gia đình tôi, những trận khẩu chiến không bao giờ còn xuất hiện. Vết thương lòng của mẹ vì thế cũng nhanh chóng khép lại. Nhưng không ai biết tôi vẫn bị những hình ảnh kinh khủng đó đeo bám.
Vì vậy, tôi đã tự hứa với chính mình và thỏa thuận với chồng, sẽ không bao giờ để con thấy bố mẹ bất hòa. Hãy cho con một tuổi thơ yên bình và lớn lên trong sự lạc quan, hạnh phúc.
(Theo Phunuonline)" alt=""/>“Chiến tranh” trước mặt conBà Laura Fontan Pardo - đồng sáng lập Chula - cho biết vui mừng và háo hức trong lần chào sân sau nhiều năm không làm show. "Chúng tôi đến từ Tây Ban Nha, nhưng từ lâu đã coi nơi này là nhà. Giờ đây chúng tôi tự nhận là thương hiệu Việt Nam", bà nói trong buổi họp báo hôm 31/10 tại Hà Nội.
![]() |
Ảnh minh họa.(Nguồn: Afamily) |
Tôi có một con gái nhỏ đang học lớp 4. Tuy có tính hiếu động và khá nghịch ngợm, nhưng chưa bao giờ cháu phải làm bố mẹ phiền lòng. Ở trường, cháu rất hòa đồng cùng các bạn và được thầy yêu, bạn mến. Mỗi tối, vợ chồng tôi thường hỏi cháu về ngày học ở trường có điều gì đặc biệt, được điểm số bao nhiêu, con có chuyện gì vui không… nhằm lắng nghe những tâm sự, suy nghĩ của cháu.
Một ngày, đi học về, cháu kể với bố rằng: “Bố ơi, hôm nay bạn Nam hay vuốt tóc và ngửi tóc con”. Nghe vậy, anh liền mắng cháu: “Sao con lại để bạn làm vậy? Bạn ấy ngồi đằng sau con hả? Ngày mai bố sẽ xin cô giáo chuyển con sang chỗ ngồi khác. Bố cấm con chơi cùng bạn ấy nữa”. Nghe vậy, con bé òa khóc và chạy ra ngoài. Tôi hơi bất ngờ về cách cư xử nóng vội của anh. Việc các bé tiểu học có cảm tình với nhau, nói thích nhau, viết thư tình… được đưa lên báo không khỏi làm chồng tôi lo lắng, biết đâu con mình không phải là ngoại lệ.Tôi ra dỗ dành con và hỏi dò xem có phải bạn Nam có cảm tình gì với con gái mình không. Hai mẹ con ngồi tâm sự như hai người bạn. Sau một hồi nghe đầu đuôi sự việc và chắp nối lại, tôi mới nhận thấy rằng, thì ra: “Bạn ấy khen hôm nay tóc con thơm nên bạn ấy cứ thích nghịch. Bạn còn hỏi con dùng dầu gội gì, nhưng đó là tên tiếng Anh nên con không nhớ”.
Tôi phì cười, trẻ con nhạy cảm hơn chúng ta vẫn tưởng. Quả thật ngày hôm qua, tôi có mua một chai dầu gội đầu khác loại cũ, bạn của cháu đã phát hiện ra khi thấy tóc bạn mình thơm hơn bình thường. Sự việc chỉ vô cùng đơn giản như vậy nhưng suýt nữa chúng tôi đã mắng nhầm cháu. Chồng tôi sau khi hiểu ra, chỉ biết thốt lên rằng: “Anh đã nóng vội quá. Từ lần sau, việc tâm sự với con anh giao cho em đấy”.
Ngày hôm sau, vẫn sự việc ấy, con gái tôi mang sang kể với bà ngoại nhằm khoe về mái tóc của mình được các bạn khen. Nhưng cũng giống như chồng tôi, khi nghe được một nửa câu chuyện, bà đã mắng cháu khiến cháu bé giận và vùng vằng bỏ về, kèm theo đó là lời nói: “Lần sau, cháu không kể chuyện với bà nữa”.