
Phước không may gặp tai nạn vào giữa tháng 11 dẫn đến gãy nhiều xương, trong đó nặng nhất là gãy xương cột sống, gãy dập nát xương chân trái. Chàng trai trẻ phải trải qua nhiều ca phẫu thuật nhưng vẫn chẳng thể nào cứu vãn được việc bị liệt nửa thân dưới, chân trái của em cũng bị cắt cụt đến sát đầu gối.
![]() |
Em Phạm Đình Phước đang điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp. |
Sau khi cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy khoảng nửa tháng, em được chuyển qua Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp để tiếp tục theo dõi, chữa trị. Cũng tại đây, 2 chị em Phước được phát hiện dương tính với Covid-19 và may mắn được chữa trị khỏi.
Khó khăn lớn nhất của gia đình em là khoản viện phí khổng lồ kể từ ngày em gặp nạn. Chú Phú, cha của Phước cho biết, gia đình đã phải vay mượn hơn 200 triệu đồng nhưng vẫn không đủ để lo cứu chữa cho con trai. Họ cũng chẳng còn cách nào để xoay sở được tiền bạc.
Sau khi hoàn cảnh của gia đình được đăng tải trên VietNamNet, rất nhiều bạn đọc hảo tâm đã thương và san sẻ tấm lòng để hỗ trợ gia đình vượt qua khó khăn. Trước đó, để có tiền đóng tạm ứng viện phí cho Phước, Báo VietNamNet đã trao đợt 1 với số tiền 23.950.500 đồng. Vừa qua, Báo đã đóng tiếp đợt 2 với số tiền 25.045.000 đồng vào viện phí cho em.
Phạm Thị Cành (23 tuổi), chị gái của Phước, là người duy nhất đi vào bệnh viện chăm em từ những ngày đầu cho biết, Phước đã trải qua nhiều đợt phẫu thuật, nhưng em vẫn bị sốt liên tục. Bác sĩ dự kiến sẽ chuyển Phước quay lại Bệnh viện Chợ Rẫy để thăm khám chuyên sâu để đưa ra phương án điều trị phù hợp.
"Sắp tới, trận chiến của 2 chị em em chắc còn dài lắm", Cành tâm sự.
Em cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới các quý nhà hảo tâm đã thương và giúp đỡ cho gia đình em trong lúc khó khăn cùng đường.
Khánh Hòa
Cụ ông nằm trên giường bệnh, cơ thể gầy hom hem, lọt thỏm trong bộ quần áo bệnh nhân. Đôi mắt cụ vô hồn, nhìn đăm đăm lên trần nhà như một người khờ. Vậy mà nghe con gái thổn thức, nước mắt cụ lặng lẽ tuôn trào.
" alt=""/>Bạn đọc tiếp tục ủng hộ hơn 25 triệu đồng cho em Phạm Đình PhướcTheo Bộ TT&TT, trước làn sóng mạnh mẽ của cách mạng chuyển đổi số, xu hướng phát triển nhanh chóng của kinh tế số, xã hội số, một số nước đã nhận ra cơ hội để sớm ban hành các chiến lược, chương trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số của mình.
Tại Việt Nam, kinh tế số và xã hội số thời gian qua phát triển tự phát nhưng tăng trưởng khá nhanh. Sự tăng trưởng nhanh này là do hạ tầng viễn thông - CNTT khá tốt, phủ sóng rộng, mật độ người dùng cao; do người Việt Nam ham mê công nghệ, thích sử dụng công nghệ vào loại cao nhất trong khu vực; dân số Việt Nam trẻ, được đào tạo tốt, học toán tốt và lao động chăm chỉ; tính cách người Việt Nam thích ứng nhanh với sự thay đổi. Đây là lợi thế Việt Nam khi chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số.
Bộ TT&TT cũng nhận định, chúng ta đang có những cơ hội rất lớn để phát triển kinh tế số. Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam đang đi cùng thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cách mạng chuyển đổi số và chúng ta có cơ hội lớn để bứt phá, vươn lên.
Việt Nam là thị trường lớn, nhiều tiềm năng cho các mô hình kinh doanh mới, với dân số đông, đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng, có lực lượng lao động số lớn, có số người dùng Internet và điện thoại thông minh lớn và đang tăng nhanh sẽ tạo nên những thị trường hấp dẫn cho kinh tế số.
Việt Nam còn nằm ở trung tâm của Đông Nam Á, của châu Á, khu vực được đánh giá sẽ là trung tâm phát triển công nghệ số và kinh tế số toàn cầu. Covid-19 là thảm họa toàn cầu nhưng cũng là cú huých trăm năm cho chuyển đổi số, phát triển kinh tế số…
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, kinh tế số và xã hội số Việt Nam cũng đang đối mặt với những tồn tại, hạn chế và thách thức lớn như: hệ thống thể chế, pháp luật chưa tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế số, xã hội số; kỹ năng số và nguồn nhân lực số chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số; năng lực chuyển đổi số của doanh nghiệp còn yếu; lực lượng doanh nghiệp nền tảng số đông nhưng chưa mạnh, các nền tảng số Make in Vietnam còn non trẻ lại bị cạnh tranh gay gắt từ bên ngoài… và đặc biệt là chúng ta chưa có chiến lược tổng thể của quốc gia về phát triển kinh tế số và xã hội số.
Bộ TT&TT cho rằng, các cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế số, xã hội số Việt Nam đặt ra yêu cầu cấp thiết cần có chiến lược để định hướng, dẫn dắt của Chính phủ. Việc xây dựng và ban hành Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số làm căn cứ để huy động rộng rãi các nguồn lực của các bộ, ngành, địa phương cùng vào cuộc rất cần thiết.
Tại Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã đặt các mục tiêu rất cao cho phát triển kinh tế số, xã hội số, cụ thể đến năm 2025 kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình và 100% số xã; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại thông minh; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%; và Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số CNTT (IDI) và chỉ số cạnh tranh (GCI), thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về chỉ số đổi mới sáng tạo (GII), thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI)." alt=""/>Giao Bộ TT&TT chủ trì xây dựng Chiến lược quốc gia về kinh tế số và xã hội sốBên cạnh đó, tỉnh Đồng Nai vẫn đang tiếp tục xử lý 18 dự án (1.724ha), như: Khu nhà ở thu nhập thấp tại TP.Biên Hoà của Công ty TNHH Minh Luận; Khu dân cư, dịch vụ và du lịch cù lao Tân Vạn, TP.Biên Hoà của Công ty CP Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu; hay Khu dân cư thương mại Phú Hội, huyện Nhơn Trạch của Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco…
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi, từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực, hàng năm, tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành và địa phương kiểm tra tiến độ đầu tư, tiến độ sử dụng đất đối với các dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Những khó khăn, vướng mắc dẫn đến các chủ dự án chậm đưa đất vào sử dụng như: Công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng chậm; hạ tầng chung của khu vực chưa được đầu tư; quá trình xử lý các thủ tục về đầu tư, đất đai, xây dựng… mất nhiều thời gian.
Theo ông Võ Văn Phi, thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tiến độ sử dụng đất của chủ đầu tư được giao đất, cho thuê đất. Trường hợp dự án không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ thì kiên quyết xử lý.
Với những trường hợp đủ điều kiện, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ xem xét cho chủ đầu tư được gia hạn thời hạn sử dụng đất để tiếp tục triển khai đầu tư dự án.