Về cảm quan, dựa trên mùi vị, màu sắc, độ đục… có thể nhận diện được nguồn nước đang bị ô nhiễm. Tuy nhiên, có những nguồn nước mặc dù nhìn trong suốt nhưng vẫn chưa đảm bảo là đã sạch, bởi trong nước đó vẫn có thể chứa đầy những chất gây hại cho sức khỏe. Nhận biết nước bị ô nhiễm.
Mỗi ngày chúng ta cung cấp cho cơ thể khoảng 2-2.5 lít nước thông qua quá trình ăn uống. Có bao giờ bạn nghĩ trong cốc nước mình uống hàng ngày chứa bao nhiêu phần trăm là chất độc hại - nguyên nhân chính gây ra các bệnh tật không mong muốn.
Các chất độc hại đa phần là hàm lượng muối, kim loại hòa tan rất cao, gây hại cho sức khỏe. Một số nguồn nước bị ô nhiễm thì bằng cảm quan chúng ta có thể nhận diện được các tạp chất trong đó dựa vào mùi, vị, màu sắc, độ đục của nước.
Ví dụ như nước có chứa mùi khử trùng Clo sẽ có mùi Clo rất khó chịu, hay nước có màu vàng của hợp chất sắt, mangan hoặc màu xanh của tảo hoặc hợp chất hữu cơ. Nếu ấm đun có cặn trắng hay vòi nước, phích đựng nước có cặn bám,… thì nước của nhà bạn đã bị nhiễm can-xi….

|
Biểu hiện của nước nhiễm đá vôi (nguồn internet)
|
Tuy nhiên có những nguồn nước nhìn vào trong veo, bằng cảm quan không thể nhận diện được các vấn đề ô nhiễm trong đó.
Hiện nay, các phương pháp lọc nước phổ biến thường là: lọc thô một số chất cặn, bẩn có kích thước lớn như xây bể lọc (có các lớp cát, sỏi, than hoạt tính….), sử dụng máy lọc nước công nghệ Nano hay đun nước để tiêu diệt các loại vi rút, vi khuẩn nhưng chưa loại bỏ hết được các chất rắn độc hại hòa tan trong nước….
Cao hơn cả đó là máy lọc nước RO giúp loại bỏ tất cả các ion kim loại nặng, vi khuẩn, amoni, asen, các chất hữu cơ nhỏ nhất ở cấp độ phân tử có kích thước từ 0.1–0.5 nanomet, nước lọc ra đạt tiêu chuẩn là nước tinh khiết có thể uống trực tiếp.
Tuy nhiên không phải máy lọc nước RO nào cũng đảm bảo chất lượng như quảng cáo. Điều này gây khó khăn cho người sử dụng, vì với hơn 200 thương hiệu máy lọc nước bày bán trên thị trường thì đến nay vẫn chưa có căn cứ nào để đánh giá chất lượng các sản phẩm cũng như chất lượng nước mình đang sử dụng.
Dựa vào đâu để đánh giá chất lượng nước?
Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (cơ quan kiểm nghiệm nước đầu ngành của Bộ Y Tế), Tổng cục đo lường chất lượng Việt Nam (của bộ Khoa học Công nghệ)… là những đơn vị uy tín đủ cơ sở để làm các đánh giá chất lượng nước ăn uống thông qua các Quy chuẩn quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai (QCVN 06-1:2010/BYT) dành cho nước uống trực tiếp, và Quy chuẩn quốc gia đối với nước ăn uống (QCVN 01:2009) ….
Người tiêu dùng khi chọn mua máy lọc nước cần lưu ý kiểm tra kết quả kiểm nghiệm đánh giá hiệu quả của máy thay vì kết quả xét nghiệm mẫu nước được doanh nghiệp mang tới cơ quan kiểm nghiệm. Việc đánh giá chất lược máy lọc nước thông qua các cơ quan chức năng đòi hỏi thời gian và nguồn kinh phí rất cao nên chỉ những hãng máy lọc nước thực sự uy tín mới giám đầu tư công sức và tiền của để làm.
Ngoài ra, chỉ số TDS (tổng chất rắn hoà tan, là tổng số các ion mang điện tích, bao gồm khoáng chất, muối hoặc kim loại tồn tại trong một khối lượng nước nhất định, thường được biểu thị bằng hàm số mi/L hoặc ppm (phần nghìn)) cũng được coi là căn cứ cơ bản để đánh giá chất lượng nước.
Trong suốt quá trình vận hành máy, các lõi lọc sẽ bị bẩn trong đó quan trọng nhất màng lọc RO nếu dùng quá lâu sẽ bị thủng, rách, ảnh hưởng đến chất lượng nước. Khi không được thay thế kịp thời thì rất nguy hiểm. Chất lượng nước sau lọc thâm chí còn bẩn hơn so với nguồn nước ban đầu. Người tiêu dùng thường xuyên kiểm tra chỉ số TDS trong quá trình sử dụng máy lọc nước sẽ giúp kiểm soát hiệu quả lọc của máy và an tâm sử dụng một nguồn nước an toàn.
Thúy Ngà
" alt=""/>Nước chúng ta đang uống hàng ngày đã thực sự đảm bảo?
.</p><table class=)
 |
Hình ảnh về nội thất bên trong Galaxy Fold do một trang web Trung Quốc cung cấp. Ảnh: Weibo |
Tấm nền OLED sở hữu nhiều ưu điểm so với tấm nền LCD truyền thống do hoạt động không cần đèn nền, tiết kiệm năng lượng và khả năng hiển thị vượt trội. Hơn nữa, OLED là tấm nền duy nhất có thể sử dụng trên loại phablet có bản lề gập, như Galaxy Fold.
Tuy nhiên, tấm nền OLED lại “mỏng manh” hơn LCD nhiều. Chỉ cần một vết nứt nhỏ ở viền bao diode hữu cơ phát quang (organic light-emitting diode) cũng có thể hủy hoại vật liệu bên trong. Khu vực viền cứng bao quanh OLED được coi là quan trọng nhất khi chế tạo tấm nền bởi vật liệu OLED rất nhạy cảm với oxy và độ ẩm.
 |
Tấm nền OLED cực kỳ mỏng manh, đặc biệt ở các góc cong. Ảnh: iFixit |
Bên cạnh đó, kỹ sư trưởng nhóm “giải phẫu” phần cứng của iFixit, Sam Lionheart cho biết màn hình OLED đặc biệt khó sửa chữa khi gặp sự cố.
“Chúng tôi đã làm hỏng nhiều màn hình khi cố gắng tháo chúng ra, đặc biệt ở các góc cong”, ông Lionheart nói. “Tấm nền OLED thực sự rất dễ tách rời khỏi lớp kinh phía trên. Một khi điều đó xảy ra thì bạn sẽ gặp sự cố với màn hình”.
iFixit viết: “Tấm nền OLED như một căn phòng vô trùng nhỏ, khép kín và cực kỳ mỏng để có thể nằm gọn bên trong thiết bị. Nhưng bất kỳ sự tiếp xúc hay áp lực nào đều có thể phá hủy sự cân bằng tinh tế của nó”.
Bụi bẩn tích tụ
Các diode hữu cơ phát quang rất nhạy cảm với độ ẩm, oxy và các chất tồn tại trong môi trường. Qua bức ảnh đăng trong bài trên tay Galaxy Fold của chuyên trang công nghệ The Verge, có thể thấy ở khoảng trống phía trên và dưới bản lề có một lớp bụi tích tụ.
 |
Bụi bẩn tích tụ ở khu vực trên và dưới bản lề của Galaxy Fold. Ảnh: The Verge |
Các kỹ sư của iFixit cũng chỉ ra vị trí gia công không khít ở sau bản lề, thấy rõ khi khép hờ Galaxy Fold. “Đây là các khe hở lớn nhất nhất mà tôi từng thấy trên một chiếc điện thoại hiện đại”, ông Lionheart nói. “Trừ khi có một lớp màng ma thuật bảo vệ, nếu không tất cả bụi sẽ xâm nhập từ phía sau”.
 |
Đối với một chiếc smartphone giá 2.000 USD thì Galaxy Fold được gia công khá tệ. Phía sau bản lề còn lộ ra một khe hở khổng lồ. Ảnh: The Verge |
Đáng chú ý, Samsung chưa hề công bố về tiêu chuẩn IP chống nước của Galaxy Fold.
iFixit đã liên hệ với Dieter Bohn, tác giả bài đánh giá Galaxy Fold trên The Verge. Anh Bohn cho biết anh đã thông báo về “vết phồng” trên màn hình của Galaxy Fold cho Samsung ngay khi thấy dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, chỉ sau một đêm, màn hình của Galaxy Fold đã xuất hiện thêm 1 vết phồng kỳ lạ khác.
 |
Khu vực lồi lên trên màn hình Galaxy Fold bị nghi là nơi viền bao diode phát quang bị nứt. Ảnh: The Verge |
“Nơi xuất hiện vết phồng khá kỳ lạ”, anh Bohn nói. “Tôi tin rằng đã cảm thấy có những mảnh vụn chọc lên từ phía dưới”.
Chuyên gia công nghệ người Thụy Sĩ, Lorenz Keller cũng đã báo cáo về lỗi tương tự, nhưng vết phồng trên màn hình chiếc Galaxy Fold của anh Keller cuối cùng đã tự lành. iFixit cho rằng đây là kết quả của việc mở bản lề đủ rộng để các mảnh vỡ của lớp viền bao OLED trở về đúng vị trí.
 |
Galaxy Fold thiết kế với màn hình 7,3 inch bên trong có thể gấp lại. Ảnh: The Verge |
Galaxy Fold được thiết kế với tấm nền OLED 7,3 inch trải đều ở 2 bên của thiết bị, ở giữa là khu vực uốn cong. Nhóm kỹ sư iFixit cho rằng phần bao diode phát quang ở khu vực uốn cong này đã bị nứt khi gập thiết bị. Mặt trong của Galaxy Fold bố trí với 3 bản lề dọc theo máy. Nếu bụi bẩn lọt vào bên trong, thì chúng sẽ có cơ hội tiếp xúc với tấm nền OLED, vốn rất nhạy cảm.
Qua kiểm nghiệm sơ bộ, Samsung công bố rằng: “Tác động ở bộ phận phía trên là dưới bản lề, và một trường hợp phát hiện các chất bên trong thiết bị đã ảnh hưởng tới khả năng hiển thị”.
Lớp màng trên màn hình
Ba trong số các đơn vị nhận được Galaxy Fold đầu tiên đã bóc lớp màng nhựa, trông giống tấm dán bảo vệ màn hình. Samsung đã xác nhận đây là một trong những nguyên nhân gây ra sự cố.
 |
Đoạn tweet cảnh báo của YouTuber Marques Brownlee về lớp màng trên màn hình Galaxy Fold. Ảnh: Twitter |
Theo thông cáo Samsung phát đi ngày 22/4, lớp màng nhựa này là “một thành phần của màn hình” và người dùng sẽ không thể tự tháo bỏ.
Khác biệt giữa con người và máy móc
iFixit đã chỉ ra một điểm quan trọng trong quá trình sử dụng Galaxy Fold của các chuyên gia công nghệ và robot thử nghiệm sản phẩm của Samsung.
Samsung tuyên bố đã gấp và mở Galaxy Fold tới 200.000 lần để kiểm tra độ bền, với lực nhấn từ bên ngoài. Tuy nhiên, các chuyên gia công nghệ lại sử dụng Galaxy Fold theo cách khác.
Cụ thể, người dùng luôn nhấn vào một vị trí nào đó bên trong màn hình khi gấp/mở Galaxy Fold.
Trong khi, biên tập viên Dieter Bohn của The Verge thường nhấn vào vị trí gần trung tâm phía dưới, thì YouTuber Lewis Hilsenteger đến từ kênh Unbox Therapy có thói quen nhấn vào một số điểm khác nhau ở giữa và dưới cùng.
 |
Vệt lõm chính giữa màn hình Galaxy Fold. Ảnh: The Verge |
Mặc dù, chưa có bằng chứng cho thấy thao tác gập là nguyên nhân gây nên sự cố trên Galaxy Fold, nhưng iFixit cho rằng hành động thường xuyên nhấn vào màn hình khi gấp/mở cũng có thể làm bệnh của Galaxy Fold trở nên trầm trọng hơn.
Hơn nữa, kỹ sư trưởng iFixit Lionheart khẳng định quá trình thử nghiệm của Samsung không thể đảm bảo Galaxy Fold sẽ hoạt động bền bỉ do lực nhấn của con người không đồng đều như máy móc, và trong môi trường thực tế cũng tồn tại vô vàn loại tạp chất khác nhau.
Nguyên nhân khác?
iFixit cho rằng thiết kế của Galaxy Fold cho phép nội dung hiển thị liền mạch ở màn hình lớn bên trong. Tuy nhiên, 2 phía của màn hình sẽ phải chịu áp lực không đồng đều, từ đó hình thành nên vệt lõm ở chính giữa.
 |
Màn hình chạm vào nhau khi gập/mở có thể ảnh hưởng tới độ bền của Galaxy Fold. Ảnh: The Verge |
Ngoài ra, kỹ sư trưởng iFixit Sam Lionheart và biên tập viên The Verge Dieter Bohn đề xuất Samsung nên thiết kế “lớp đệm” ở góc để màn hình không chạm vào nhau khi gập/mở.
iFixit tin rằng Galaxy Fold là "thiết bị có rất nhiều câu chuyện để kể". Công ty có trụ sở tại California dự kiến sẽ sớm công bố kết quả đánh giá độ bền ngay khi Galaxy Fold chính thức lên kệ.
Theo Viettimes

Galaxy Fold hoãn ra mắt sau sự cố chưa dùng đã hỏng
Sau khi thông tin về nhiều trường hợp gặp lỗi với màn hình của Galaxy Fold rộ lên, Samsung đã ngay lập tức hoãn ngày ra mắt mẫu điện thoại màn hình gập này.
" alt=""/>Nguyên nhân gây nên sự cố trên Galaxy Fold