Hậu quả rất đáng kể do Đài Loan là mắt xích quan trọng trong sản xuất chip tiên tiến - “trái tim” của trí tuệ nhân tạo, điện thoại thông minh, cho tới xe điện.
TSMC, nhà sản xuất chip tiên tiến lớn nhất thế giới cho các khách hàng như Apple và Nvidia đã phải tạm dừng hoạt động sản xuất và sơ tán nhân viên.
Đối thủ địa phương của hãng là United Microelectronics Corp cũng phải đóng cửa một số nhà máy và di tản một số cơ sở tại trung tâm Hsinchu và Đài Nam.
Jan-Peter Kleinhans, Giám đốc dự án công nghệ và địa chính trị tại tổ chức nghiên cứu Stiftung Neue Verantwortung có trụ sở tại Berlin, đã gọi Đài Loan là “mắt xích sụp đổ quan trọng nhất” trong ngành bán dẫn.
Trí tuệ nhân tạo (AI) là lĩnh vực công nghệ nóng nhất hiện nay. Cả Sam Altman của OpenAI và Jensen Huang của Nvidia đều đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng thiếu chip cần thiết cho nhu cầu đào tạo AI.
Hiện tất cả đơn hàng của Nvidia - Công ty chip đồ hoạ hàng đầu trong lĩnh vực AI, đều do TSMC sản xuất. Bởi vậy, ngay cả những gián đoạn, dù trong thời gian ngắn của Đài Loan đều có thể gây ra tác động đáng kể.
Samsung đòi lại ngôi vương từ Apple
Theo dữ liệu mới nhất, Samsung Electronics đã giành lại vị trí đầu bảng trên thị trường smartphone toàn cầu sau khi mất ngôi vào tay Apple.
Hãng nghiên cứu Counterpoint Research cho biết, trong tháng 2, hãng điện tử Hàn Quốc bán được 19,69 triệu smartphone, chiếm 20% thị phần toàn cầu, đánh bại Apple. “Táo khuyết” bán được 17,41 triệu iPhone trong cùng kỳ, chiếm 18% thị phần.
Các nhà phân tích nhận định sự trở lại của Samsung dựa trên doanh số mạnh mẽ tại Mỹ và châu Âu.
Kim Rok Ho, nhà nghiên cứu của hãng chứng khoán Hana, cho rằng đây là điều đáng khích lệ và Galaxy S24 nhận được phản hồi tốt từ hai thị trường này.
Tính cả năm, lần đầu tiên trong 13 năm, Samsung để lọt ngôi vương smartphone vào tay Apple trong năm 2023.
Tốc độ Internet lập kỷ lục thế giới mới
Theo TechSpot, các nhà nghiên cứu từ Đại học Aston (Anh) đã đạt được bước đột phá trong việc truyền tải dữ liệu qua cáp quang, với tốc độ truyền tải dữ liệu 301 Tb/giây, cao gấp 4,5 triệu lần hiện tại.
Để dễ hình dung, tốc độ này giúp tải một bộ phim 4K dung lượng trung bình 70 GB chỉ trong hai giây.
Đây là thành quả nghiên cứu của nhóm hợp tác đến từ Viện công nghệ Quang tử Aston AIPT (Anh), Viện Công nghệ và Thông tin quốc gia Nhật Bản (NICT) và phòng thí nghiệm Nokia Bell của Mỹ.
Con số tốc độ mạng kỷ lục đến từ việc sử dụng các bước sóng mới, chưa từng được áp dụng trong hệ thống cáp quang truyền thống.
Facebook âm thầm bán tin nhắn người dùng suốt 1 thập kỷ
Trong suốt gần 10 năm, Facebook đã âm thầm bán tin nhắn người dùng cho Netflix, giúp dịch vụ xem truyền hình theo yêu cầu nắm rõ thói quen và sở thích của khách hàng.
Tài liệu toà án được công khai thuộc về vụ kiện tập thể nhằm vào sự độc quyền của Meta - công ty mẹ Facebook. Các nguyên đơn đã cáo buộc Netflix và Facebook “có mối quan hệ đặc biệt” khi nền tảng mạng xã hội trao cho nền tảng streaming “quyền truy cập riêng” vào dữ liệu người dùng.
Đổi lại, Netflix sẽ cung cấp báo cáo hai lần/tuần về cách người dùng tương tác với nền tảng, chẳng hạn như các bộ phim yêu thích, số lần chọn các bộ phim ở danh sách đề xuất,…
Theo đơn kiện, Facebook đã nhận được hàng trăm triệu USD tiền quảng cáo từ Netflix như một phần của mối quan hệ gắn kết này. Riêng trong năm 2017, Netflix đã chi ra hơn 150 triệu USD để mua quảng cáo trên Facebook.
Đáng chú ý, từ tháng 4/2016, Facebook thông báo ra mắt tính năng mã hoá đầu cuối cho tin nhắn trên Messenger, nhưng không kích hoạt mặc định. Phải đến tháng 8/2022, mạng xã hội này mới đưa tính năng mã hoá đầu cuối trở thành mặc định với người dùng toàn cầu.
Tuy nhiên, đơn kiện cáo buộc Facebook vẫn cho phép một số đối tác nhất định, trong đó có Netflix được quyền đọc tin nhắn riêng tư của người dùng.
Meta từng dính nhiều scandal liên quan cách xử lý dữ liệu riêng tư của người dùng và đã phải trả hàng trăm triệu USD tiền phạt.
Tuy nhiên, các đối thủ cáo buộc việc đóng gói các ứng dụng này vào với nhau mang lại cho Microsoft lợi thế không công bằng. Kể từ tháng 10 năm ngoái, gã khổng lồ phần mềm đã phải bán riêng lẻ hai phần mềm này tại EU và Thuỵ Sĩ.
Năm 1998, Bộ tư pháp Mỹ cũng kiện Microsoft vì sử dụng sự thống trị của nền tảng Windows để ngăn cản cạnh tranh từ các trình duyệt web đối thủ. Cuối cùng, công ty đã phải nới lỏng quyền kiểm soát với những phần mềm mà các hãng sản xuất máy tính có thể cài đặt trên thiết bị của họ.
Giới phân tích nhận định, các trình duyệt Internet đối thủ của Microsoft đã trở nên bùng nổ sau động thái đó. Tuy nhiên, việc Microsoft tách Teams khỏi Office có thể không mang đến tác động tương tự.
“Các sản phẩm dành cho doanh nghiệp là một lĩnh vực khó nhằn. Teams được tích hợp chặt chẽ vào quy trình công việc đến mức việc tách nó khỏi Office khó có thể mang lại nhiều tác động”, chuyên gia Rishi Jaluria từ RBC Capital Markets cho biết.
Theo dữ liệu của Sensor Tower, sau khi Microsoft Teams được tách khỏi Microsoft 365 và Office Suites ở châu Âu vào tháng 10/2023, quy mô cơ sở người dùng của nền tảng này hầu như không thay đổi. Số liệu cho thấy lượng người dùng hằng tháng ứng dụng Teams trong quý I/2024 tương đối ổn định so với quý IV/2023, ở mức 19 triệu.
Microsoft cho biết, bộ Microsoft 365 và Office 365 mới sẽ không bao gồm ứng dụng Teams. Bắt đầu từ ngày 1/4, khách hàng có thể tiếp tục với thuê bao hiện tại, hoặc gia hạn, cập nhật hay chuyển sang ưu đãi mới.
Giá Office không có Teams dao động từ 7,75 USD (khoảng 190.000 VNĐ) đến 54,75 USD (khoảng 1.350.000 VNĐ), trong khi ứng dụng họp trực tuyến có giá bán lẻ là 5,25 USD (130.000 VNĐ). Mức giá này có thể thay đổi theo quốc gia và đơn vị tiền tệ.
Trong 10 năm trở lại đây, Microsoft đã phải trả 2,2 tỷ Euro (2,4 tỷ USD) tiền phạt chống độc quyền tại EU do đóng gói hai hoặc nhiều sản phẩm lại với nhau. Với đạo luật Thị trường Kỹ thuật số, doanh nghiệp có thể bị phạt lên tới 10% doanh thu toàn cầu nếu bị kết luận vi phạm.
(Theo Reuters)
Nhạc sĩ chia sẻ lý do đăng toàn bộ vụ việc và video lên Facebook cá nhân vì 'đã trình báo ban giám đốc nhưng không được phản hồi'. Cô không nghĩ vụ việc đi xa đến mức này nên quyết định gỡ bỏ bài đăng gây xôn xao dư luận nói trên.
Phóng viên cũng liên hệ Quyền Giám đốc Nhạc viện TP.HCM, TS, NSƯT Hoàng Ngọc Long và giảng viên, NSƯT Minh Huyền nhưng chưa nhận được phản hồi.
Những ngày qua, vụ việc NSƯT Minh Huyền bất đồng quan điểm trong giảng dạy dẫn đến hành vi phản cảm ném điện thoại vào nhạc sĩ Lưu Thiên Hương gây ồn ào dư luận.
Sau khi nắm thông tin vụ việc, ban giám đốc Nhạc viện TP.HCM phối hợp Đảng ủy, Ban Thanh tra nhân dân, Thanh tra học đường, Trưởng khoa, đại diện bộ phận tổ chức cán bộ họp khẩn chiều 12/1.
Nhà trường nhận định hành vi của giảng viên Minh Huyền sai, vi phạm chuẩn mực của một nhà giáo. Bản thân NSƯT Minh Huyền cũng nhận sai sót. Căn cứ Bộ quy tắc ứng xử trong trường học, nhà trường thống nhất hình thức xử lý mức độ khiển trách.