Thậm chí khi MC Gil Lê chọn những quốc gia có hình thù giống nhau thì cậu bé vẫn phân biệt được. Ngoài khả năng nhận diện hình dáng các nước trên thế giới, cậu bé còn có thể ghi nhớ quốc kỳ từng quốc gia. Dù bị xáo trộn thứ tự, Tuấn Khang vẫn nhận diện, sắp xếp chính xác quốc kỳ của từng đất nước.
![]() |
Cậu bé Tuấn Khang hoàn toàn tự học và phát triển những kỹ năng ghi nhớ. |
Trong phần thi này, Hari Won bất ngờ khi được biết cậu bé hoàn toàn tự học và phát triển những kỹ năng trên. Theo chia sẻ từ mẹ của Tuấn Khang, 27 tháng tuổi cậu bé mới bắt đầu biết nói nhưng 28 tháng đã có khả năng đọc chữ. Mỗi ngày Tuấn Khang đều tự học thông qua YouTube và tivi.
Trong tập 3 của Siêu tài năng nhí,ban giám khảo còn ấn tượng cậu bé Vàng Văn Sơn với tài năng dự thi đánh quay. Giám khảo Trấn Thành muốn thử thách bé cùng lúc xoay được 3 con quay đều trên cùng một diện tích.
![]() |
Vàng Văn Sơn thực hiện thử thách đánh quay với mức độ ngày càng khó. |
Để tăng phần kịch tính, Trấn Thành còn yêu cầu diện tích miếng ván phải được thu nhỏ lại. Vàng Văn Sơn xuất sắc vượt qua toàn bộ thử thách Trấn Thành đặt ra.
Ban giám khảo kinh ngạc khi Vàng Văn Sơn tiết lộ đã khá lâu không được ăn cơm với thịt. Ở nhà, mỗi khi có tiền gia đình cậu bé mới có thể mua rau về ăn. Riêng Vàng Văn Sơn quen với việc chan nước sôi vào cơm để ăn.
![]() |
Cậu bé Vàng Văn Sơn khiến ban giám khảo xúc động với hoàn cảnh khó khăn. |
Bé học tại ngôi trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lan Thíp (Yên Bái) cách nhà hơn 15 km. Mỗi khi có thời gian rảnh, cậu bé Văn Sơn giúp ba mẹ chăn trâu, làm việc nhà.
Gia đình bé Văn Sơn không có tivi, nên cũng không thể xem phần thi của bé khi chương trình lên sóng. Nhìn thấy hoàn cảnh khó khăn của Vàng Văn Sơn, giám khảo Trấn Thành quyết định gửi tặng cậu bé 20 triệu đồng. Riêng giám khảo khách mời Sam cũng dành ra 10 triệu đồng với mong muốn cậu có bữa ăn dinh dưỡng.
Diệp Toàn
Hari Won đánh Trấn Thành vì đòi hỏi ngang ngược với bé Quỳnh Thư trong tập 2 của 'Siêu tài năng nhí'.
" alt=""/>Trấn Thành, Hari Won năn nỉ thí sinh nhí đòi bỏ về, xúc động cậu bé ăn cơm với nước sôiTiểu sử của Zuckerberg – anh chàng tỷ phú tự thân trẻ tuổi đã sớm ghi tên mình vào danh sách 10 người giàu nhất thế giới – chắc cũng không có gì lạ ngoài "công thức": tìm thấy đam mê – bỏ học khởi nghiệp – thành công đình đám thôi!
![]() |
Nhưng nếu chỉ có vậy thì Steven Levy đã không bỏ công nghiên cứu và viết hơn 600 trang sách. Chắc chắn phải có điều gì đặc biệt hơn. Tôi cho rằng điều đặc biệt đó ẩn chứa trong từ "inside" (bên trong) hay là "bí mật". Câu chuyện của Facebook đã được nội soi, lật mở từng lớp từ trong ra ngoài và mỗi đối tượng độc giả sẽ khám phá được một bí mật khác nhau.
Nếu là cư dân của "quốc gia" Facebook, có lẽ bạn sẽ thích thú (hoặc giật thót) khi biết được lý do ra đời của từng tính năng, những thuật toán âm thầm tác động đến cảm xúc của con người, hay quá trình "lột xác" ngoạn mục, đưa Facebook từ một cuốn sổ đăng ảnh nhàm chán trở thành một "quốc gia" đông đúc, nhộn nhịp như ngày nay. Trong đó, chi tiết làm tôi ấn tượng nhất là câu chuyện về đội ngũ kiểm duyệt nội dung trên bảng tin.
Trước đây, Facebook từng nhờ các công ty bên ngoài như Accenture và Cognizant tuyển dụng kiểm duyệt viên với mức lương rẻ mạt, chỉ 15USD/giờ. Nhiệm vụ của họ là xem một khối lượng nội dung khổng lồ với tốc độ nhanh chóng, sau đó quyết định giữ chúng lại hay gỡ đi, dựa trên những quy tắc phức tạp và dễ nhầm lẫn, Steven Levy đã ví các nhân viên kiểm duyệt này giống như những người lao công cần mẫn, lặng lẽ làm việc hằng đêm để dọn sạch bảng tin, trả lại bầu không khí giải trí trong lành cho cả tỷ người dùng. Phải nói rằng đây là công việc khắc nghiệt cả về thể chất lẫn tinh thần. Thật may vì sau đó Facebook đã chuyển sang dùng thuật toán để xử lý nhiệm vụ này.
Câu chuyện khởi nghiệp đầy thăng trầm và kịch tính của Facebook sẽ mang đến cho doanh nhân nhiều bài học tâm đắc. Thẳng thắn mà nói, khi Zuckerberg gây dựng công ty ở tuổi ngoài đôi mươi, anh còn khá non trẻ và nông nổi. Thế mạnh và đam mê của anh là công nghệ, cụ thể là lập trình chứ không phải ngoại giao hay kinh doanh. Vậy nhờ đâu mà thế giới có được một đế chế Facebook hùng mạnh như ngày nay, ngoài việc Zuck nhận được sự trợ giúp của nhiều cánh tay đắc lực? Sau khi dõi theo ngòi bút của Steven Levy, tôi cho rằng có hai lý do chính:
Thứ nhất, anh luôn tin tưởng tuyệt đối vào sứ mệnh ban đầu của mình, thậm chí đến mức cực đoan. Do đó, nếu bạn tự tin với ý tưởng hoặc với doanh nghiệp của mình, tuyệt đối đừng trao nó cho người khác với bất kỳ giá nào.
Khi Yahoo! đề nghị mua lại Facebook với mức giá khủng, vị CEO trẻ này đã kiên quyết từ chối sau nhiều sự thuyết phục lẫn đắn đo. Vì anh tin rằng sứ mệnh kết nối thế giới mới thực sự là vô giá. Trong lúc đó, nhà sáng lập WhatsApp, Instagram sớm muộn đều phải rời bỏ đứa con tinh thần của mình sau khi đồng ý sáp nhập vào Facebook.
Tuy nhiên, ngay khi tôi đang viết những dòng giới thiệu này thì Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) và Bộ trưởng Tư pháp của 48 tiểu bang đã khởi xướng một vụ kiện lớn, cáo buộc Facebook độc quyền và hành vi chống cạnh tranh của họ làm tổn hại đến lợi ích của người Mỹ, cụ thể yêu cầu chia tách Facebook, buộc công ty phải rút lại thương vụ mua lại Instagram và WhatsApp…
Thứ hai, tinh thần tiến nhanh và phá vỡ mọi thứ chính là nền tảng để Facebook trụ vững trong thế giới công nghệ cạnh tranh khốc liệt. Thay vì kiểm duyệt một tính năng nhiều lần, đội ngũ nhân viên Facebook tập trung sáng tạo và đẩy ra thị trường ngay lập tức. Họ chấp nhận mạo hiểm, lắng nghe phản hồi của người dùng rồi sửa chữa sau đó.
Tuy nhiên, sự táo bạo này cũng là con dao hai lưỡi. Steven Levy đã kể ra nhiều sự cố mà đáng lẽ Facebook có thể tránh được ngay từ đầu, những vết xe đổ bị giẫm lại nhiều lần. Chính sự sai phạm và xin lỗi triền miên này khiến Facebook đánh mất lòng tin của người dùng. Tôi tin rằng các doanh nhân sẽ học hỏi được nhiều từ thành công lẫn thất bại, tinh thần sáng tạo nhưng còn nhiều nông nổi của Mark Zuckerberg.
Viết tiểu sử về một con người đã khó, viết tiểu sử về một công ty gắn với rất nhiều con người lại càng khó hơn. Có rất nhiều đối tượng đã dự phần vào hành trình thai nghén và nuôi nấng Facebook, từ những bậc "công thần" đầu tiên như D’Angelo, Sheryl Sandberg, những ông lớn công nghệ, những công nhân kiểm duyệt vô danh đến hàng tỷ người trên thế giới đã "nhập tịch" quốc gia Facebook.
Steven Levy – cây bút phóng sự công nghệ bậc thầy – đã khéo léo đưa tất cả tiếng nói đó vào cuốn tiểu sử này. Ông khắc họa một tượng đài mạng xã hội lý tưởng nhưng cũng đầy mờ ám, bóc lột người dùng và ngày càng bị xem thường (Publishers Weekly). Tôi thích cái cách Steven Levy giữ một khoảng cách rất chừng mực với đối tượng mà ông đang tường thuật, (làm tôi nhớ ngay đến tác giả danh tiếng Walter Isaacson khi viết tiểu sử Steve Jobs) đủ để linh hoạt hóa thân trong nhiều vai trò – người kể chuyện trung dung, nhà bình luận sắc sảo hay người bạn tâm tình.
Giờ đây, Facebook đã có hơn 2,7 tỷ người dùng, nếu đo về số dân đã lớn gấp đôi Trung Quốc. Do nghề nghiệp đặc thù đào tạo và huấn luyện kinh doanh online bán hàng trên Facebook, tôi cũng thường đọc các báo cáo tài chính theo quý của công ty quảng cáo niêm yết lớn nhất thế giới này, và trong năm năm liên tục, tôi không khỏi ngạc nhiên đến ngỡ ngàng vì đồ thị tăng trưởng lên dốc thẳng tắp của họ, không một quý nào giảm mà chỉ có tăng và tăng. Kết quả kinh doanh thần kỳ đó cũng phần nào lý giải được lý do cả thế giới đã bị nghiện và phụ thuộc vào Facebook như thế nào. Tất nhiên, lịch sử cũng ghi nhận một án phạt lớn kỷ lục chưa từng có với một công ty công nghệ: 5 tỷ USD cho vụ Cambridge Analytica. "Công ty công nghệ" không ai khác ngoài Facebook.
Cuối cùng, trong lúc đọc cuốn sách này, tôi không khỏi trăn trở rằng: Thật ra chúng ta đang làm chủ công nghệ, hay công nghệ làm chủ chúng ta?Liệu ta có đang dễ dãi khi để cho tư duy, quan niệm sống, sở thích của mình bị tâm lý đám đông chi phối và một số ít công ty công nghệ lẫn mạng xã hội nắm trong tay sức mạnh đáng sợ của thời đại số? Tất cả những lời tự vấn đó, tôi nghĩ khá nhiều bạn đọc sẽ đồng cảm với tôi. Và mỗi người nên tự tìm ra câu trả lời cho chính mình sau khi đọc cuốnFacebook: Bí mật về "quốc gia" lớn nhất thế giớiđể hiểu rõ hơn sự biến chuyển chóng mặt của xã hội mà chúng ta đang sống.
Nguyễn Mạnh Linh
"Tháo gỡ phép màu" là hồi ký về cuộc đời phi thường của nữ luật sư khiếm thị bẩm sinh Julie Yip-Williams (1976 - 2018).
" alt=""/>Bí mật ẩn sau của FacebookMột lần, khi thức dậy vào buổi sáng, chị nhận ra mình đã mua một sân bóng rổ bằng nhựa và chi hàng trăm bảng để mua bánh kẹo.
Bà mẹ 3 con này mắc chứng rối loạn giấc ngủ hiếm gặp và đã từng chi khoảng 3 nghìn bảng cho những lần mua sắm online trong lúc ngủ say.
Chị thường xuyên thức dậy vào buổi sáng và nhận được những email thông báo đã mua hàng vào đêm qua. Một ngày nọ, chiếc xe tải giao hàng thậm chí còn xuất hiện bên ngoài căn nhà của chị với sân bóng rổ bằng nhựa mà chị không biết là mình đã mua đêm qua.
Chị còn mua hàng trăm bảng tiền kẹo Haribo và những lọ bánh quy trị giá 58 bảng.
Sau đó, Kelly đã phải trả lại tất cả những món đồ này để tránh rơi vào tình trạng nợ nần.
Hành vi mua sắm trong lúc ngủ say của Kelly bắt đầu từ 7 năm trước, sau khi cô sinh đứa con đầu tiên. Cô cho rằng, tình trạng kỳ lạ này xuất hiện là do hội chứng ngưng thở trong lúc ngủ. Nó buộc não của Kelly phải thức dậy một phần và khiến cô mộng du.
Kelly cũng cho biết, khi mua hàng online trong lúc ngủ, cô không phải khai báo thông tin tài khoản thanh toán vì nó đã lưu trữ sẵn trên chiếc điện thoại thông minh.
Thực ra, hồi còn nhỏ, Kelly đã mắc chứng mộng du nhưng nó trở nên nghiêm trọng hơn sau khi sinh con vào năm 2006.
‘Khi tôi có thai 20 tuần, tôi đã uống quá liều thuốc tiểu đường. May mắn là mọi chuyện ổn nhưng tôi rất lo lắng nếu dịch vụ xã hội tìm gặp’.
![]() |
Các bác sĩ tìm cách ngăn chứng ngừng thở của Kelly trong lúc ngủ |
Chứng mộng du khiến Kelly sợ phải gặp bác sĩ vì họ có thể nghi ngờ khả năng nuôi con một mình của cô.
Nhưng sau đó, Kelly đã kết hôn với Jamie – một người điếc và sau khi sinh 2 con trai Joey và Carson, mọi thứ mới trở nên nghiêm trọng thực sự.
‘Thật kinh khủng vì tôi không biết mình sẽ làm gì trong đêm. Tôi cảm thấy kiệt sức mỗi ngày’ – Kelly chia sẻ.
Cô liên tục phải vào bệnh viện vì ban đêm không ngủ được. Bác sĩ đã xác nhận cô ngừng thở 122 lần trong lúc ngủ. Từ đó, họ cho Kelly đeo mặt nạ vào ban đêm trong lúc ngủ. Từ đó, cô không còn có những hành vi bất thường nào nữa, không mua sắm online, không đau đầu hay bị căng thẳng nữa.
Cơ bắp của hai chị em sinh đôi Zoe Buxton và Lucy Fretwell ở Bắc Ailen dần bị thay thế bằng xương bởi căn bệnh kỳ lạ và cực hiếm gặp
" alt=""/>Bà mẹ mắc căn bệnh kỳ lạ, mua sắm điên cuồng trong khi ngủ