VETC sẽ tích cực làm việc với cơ quan quản lý nhà nước để sớm hoàn thành và đưa trung gian thanh toán, ví điện tử vào hoạt động. Theo lộ trình, thời gian để hoàn tất quá trình này dự kiến là 6 - 9 tháng.
Trước đó, VETC đã đề xuất Bộ GTVT cho phép nâng cấp tài khoản giao thông thành trung gian thanh toán. Theo đó, việc nâng cấp này đảm bảo lợi ích thiết thực và gia tăng tiện ích cho chủ tài khoản ETC khi mỗi cá nhân có thể sở hữu 1 ví điện tử trực tiếp của riêng mình. Bên cạnh chi trả phí giao thông, tài khoản ETC được dùng thanh toán bãi đỗ xe, phí cảng biển, cảng hàng không, giao thông thông minh, dịch vụ trung gian thanh toán cho tiêu dùng khác. Đồng thời, tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với giao dịch, số dư tài khoản ETC.
Việc bổ sung tính năng trung gian thanh toán cho tài khoản giao thông được Bộ GTVT phản hồi là phù hợp quy định tại Quyết định 19/2020/QĐ-TTG cũng như xu thế phát triển hệ thống giao thông minh. Đồng thời, Bộ GTVT cũng hướng dẫn VETC trình tự và thủ tục cần hoàn thiện nhằm đáp ứng các quy định chuyên ngành của Bộ GTVT cũng như quy định liên quan đến trung gian thanh toán.
Hiện cả nước có 3,7 triệu xe đã được dán thẻ ETC và kích thoạt tài khoản giao thông, chiếm khoảng 82% trên tổng số 4,5 triệu xe. Phương án nâng cấp tài khoản giao thông thành ví điện tử được kỳ vọng mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dùng.
Duy Vũ
Hệ thống Front-end của trạm thu phí đọc chéo làn có thể dẫn đến hiện tượng tài khoản giao thông bị trừ 2 lần tiền dù chỉ đi quan trạm 1 lần. Tuy nhiên, đơn vị cung cấp cho rằng đây là trường hợp hiếm gặp.
" alt=""/>3,7 triệu tài khoản thu phí không dừng có thể thành ví điện tửVới cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử năm 2021, Bộ GD&ĐT cho biết, đây là năm đầu tiên cuộc thi được tổ chức theo hình thức trực tuyến hoàn toàn và các bài giảng lớp 1, lớp 2, lớp 6 được soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.
“Cuộc thi lần thứ 5 này đã đổi mới mạnh mẽ về cách thức tổ chức, toàn bộ cuộc thi được dựa hoàn toàn trên công nghệ số. Các thông báo của ban tổ chức, giấy chứng nhận cho các tác giả… đều được thực hiện trực tuyến qua nền tảng igiaoduc.vn”, ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục CNTT, Bộ GD&ĐT cho biết.
Dù vậy, số lượng sản phẩm dự thi cao gấp nhiều lần các cuộc thi trước với 42.983 bài giảng (cuộc thi lần thứ 4 chỉ có khoảng 9.000 sản phẩm dự thi). Trong đó, bậc mầm non có 1.035 bài, tiểu học có 20.253 bài, THCS có 15.524 bài và THPT có 6.171 bài. Các bài giảng điện tử tập trung nhiều vào các môn học thuộc các khối lớp 1, lớp 2 và lớp 6 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Kết quả, có 213 bài giảng đã được Ban tổ chức, Ban giám khảo cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử năm 2021 trao giải, với 12 giải Nhất, 25 giải Nhì, 29 giải Ba, 40 giải Khuyến khích, 6 giải ý tưởng sảng tạo và 100 giải phong trào.
Đáng chú ý, Ban Tổ chức cũng đã lựa chọn được 2.130 bài giảng, bao gồm cả 213 bài giảng được trao giải, để đưa lên kho học liệu số dùng chung, miễn phí toàn ngành nhằm chia sẻ với các nhà trường, giáo viên, học sinh trên cả nước tại địa chỉ igiaoduc.vn.
Trong phát biểu tại lễ tổng kết vào trao giải cuộc thi vào ngày 8/10, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn đánh giá: “Cuộc thi không những giúp thầy cô làm quen và làm chủ công nghệ, công cụ mà còn tích cực đổi mới sáng tạo trong công tác dạy và học, trau dồi kỹ năng, công nghệ. Với 2.130 bài giảng được đưa lên kho học liệu số dùng chung sẽ trở thành những học liệu có ý nghĩa cho giáo viên và học sinh cả nước”.
Được ra mắt vào đầu tháng 10/2020, igiaoduc.vn là sản phẩm hợp tác giữa Bộ GD&ĐT, Đề án Hệ tri thức Việt số hóa và một số đối tác với mục tiêu tạo ra nền tảng kho học liệu số trực tuyến để thu thập, lựa chọn, chia sẻ học liệu số dùng chung phục vụ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá trong nhà trường. Hệ thống cũng cho phép cộng đồng tham gia biên soạn, đóng góp học liệu số lên kho dùng chung.
Theo số liệu của Bộ GD&ĐT, tính đến cuối tháng 9/2022, kho học liệu số dùng chung toàn ngành đã có gần 5.000 bài giảng e-learning, hơn 2.000 video bài giảng dạy trên truyền hình, 200 thí nghiệm ảo, 35.000 câu hỏi trắc nghiệm và gần 200 đầu sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông.
Kho học liệu này đã được giới thiệu đến tất cả các địa phương, nhà trường, giáo viên, học sinh trên toàn quốc để khai thác hiệu quả, đặc biệt trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát, học sinh không được đến trường.
Trong thời gian tới, ngành GD&ĐT sẽ tiếp tục cập nhật, bổ sung làm giàu kho học liệu số dùng chung toàn ngành để đáp ứng nhu cầu học tập không chỉ trong ngành mà cho toàn xã hội cùng khai thác, sử dụng.
Vân Anh
" alt=""/>Kho học liệu số dùng chung có thêm 2.100 bài giảng điện tửTheo ông Duy, thông qua nền tảng khám bệnh từ xa, hồ sơ sức khỏe toàn dân và quản lý sức khỏe toàn dân sẽ song hành. Trong năm 2023, 30 địa phương đã đăng ký thực hiện và tới cuối năm sẽ có báo cáo kết quả ban đầu. Các nền tảng số này cũng hướng đến y tế cơ sở, trạm y tế xã quản lý, tư vấn sức khỏe cho người dân. Nền tảng cung cấp dịch vụ của Bộ Y tế là nơi để các đối tác tích hợp lên hệ thống. Ví dụ, ứng dụng khám chữa bệnh từ xa đã có Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tích hợp.
Hồ sơ sức khỏe toàn dân giúp người dân cũng như y bác sĩ tiết kiệm thời gian. Khi bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai, nhân viên y tế sẽ cập nhật thông tin cơ bản về các bệnh lý lên hồ sơ sức khỏe điện tử. Lần khám tới tại cơ sở y tế khác, người bệnh không cần khai tiền sử bệnh, cán bộ y tế có thể tra cứu thông tin trên hồ sơ sức khỏe điện tử để đưa ra chỉ định, điều trị phù hợp, nhanh chóng.
Ông Nguyễn Trường Nam - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia - Bộ Y tế chia sẻ thêm hiện nay nhiều bệnh viện chậm chuyển đổi số. Nguyên nhân do nhiều yếu tố như bệnh viện chưa quan tâm hoặc chưa biết làm thế nào cho đúng, cán bộ thiếu chuyên môn nghiệp vụ, chưa có nguồn lực kinh tế, nguồn lực ứng dụng. Một số bệnh viện không có nguồn đầu tư, không có kinh phí thực hiện.
Vừa qua, nhiều địa phương liên hệ hợp tác với trung tâm để thực hiện các chương trình chuyển đổi số trong y tế. Họ chưa nắm rõ hoặc hành động cụ thể như thế nào nên cần đơn vị cầm tay chỉ việc.
Hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành nhiều hướng dẫn nhưng chỉ là khung, mỗi địa phương có đặc thù riêng. Vì vậy, bệnh viện còn e dè, chưa tự tin để triển khai thực hiện nên vẫn còn đơn thuốc viết tay.
Ngày 28/10, Trung Tâm Thông tin y tế Quốc gia - Bộ Y tế tham gia vào không gian đổi mới sáng tạo, tiếp cận các công nghệ, sản phẩm và giải pháp mới nhất trong lĩnh vực y tế và công nghệ thông tin y tế; chia sẻ những ý tưởng, sản phẩm đổi mới sáng tạo trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội. Tham gia triển lãm, ngành y tế muốn chuyển tải thông điệp “Cung cấp dịch vụ y tế trên nền tảng dữ liệu số”, giới thiệu một số thành tựu trong lĩnh vực công nghệ và thông tin y tế.