Tại phố Lò Sũ, một căn nhà 8 tầng, diện tích mặt bằng 100m2, có thang máy đang được rao bán. Mức giá chào là 86 tỷ đồng, tương đương 860 triệu đồng/m2 và có thể thương lượng. Theo thông tin từ người rao bán, căn nhà có sổ đỏ chính chủ và đang cho thuê kinh doanh.
Nhà mặt phố Hàng Bè có 4 tầng, diện tích 32m2 cũng đang rao bán 25 tỷ đồng, tương đương khoảng hơn 781 triệu đồng/m2.
Hay một căn nhà có diện tích 250m2, mặt tiền 7,5m nằm trên phố Hàng Bạc đang rao bán giá 120 tỷ đồng, tức khoảng 480 triệu đồng/m2.
Tương tự, căn nhà mặt phố Hàng Bồ có diện tích 260m2, có mức giá rao bán 135 tỷ đồng, tức khoảng gần 520 triệu đồng/m2. Theo thông tin rao bán, căn nhà có một chủ và một “sổ đỏ”, nằm ở vị trí cực đẹp, đáng giá nhất phố, vỉa hè rộng…
Giá rao bán giảm, hiếm giao dịch
Trao đổi với PV VietNamNet,anh Nguyễn Anh Dũng, một môi giới chuyên bán nhà mặt phố ở Hà Nội cho biết, giá nhà đất toàn thị trường nói chung, nhà mặt phố cổ Hà Nội nói riêng thời điểm này nhìn chung xuống giá so với trước dịch Covid-19.
Trên cùng một tuyến phố nhưng giá từng căn nhà lại khác nhau. Bởi lẽ, giá nhà mặt phố phụ thuộc vào vị trí từng căn nhà, từng thế đất và phụ thuộc vào pháp lý của căn nhà.
Anh Dũng cho hay, trước dịch Covid-19, nguồn cung nhà phố cổ cần bán không nhiều. Nhưng sau Covid-19, số lượng nhà cần bán tăng đáng kể. Hiện anh Dũng có trong tay giỏ hàng chục căn nhà phố cổ khách cần bán.
“Số lượng căn nhà rao bán nhiều nhưng lượng giao dịch chỉ chừng mực. Các căn nhà mặt phố cổ thường có giá trị lớn, từ vài chục tỷ đồng đến hàng trăm tỷ đồng. Vì thế, cùng với khó khăn chung của thị trường bất động sản, phân khúc nhà phố cổ Hà Nội càng khó tìm khách mua", anh nói.
Theo anh, những khách có tiền, bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để mua nhà mặt phố cổ lại vô cùng kén chọn, như "kén hoa hậu". Vì thế, rất hiếm giao dịch.
"Trước dịch, tôi đã từng chốt bán được căn nhà mặt phố giá 45 tỷ đồng. Từ sau Covid-19 đến nay, dù có khách đi xem nhà nhưng vẫn "đang cân nhắc mãi", chưa đưa ra quyết định cuối cùng”, anh Dũng chia sẻ thêm.
Cung cấp dữ liệu riêng tới PV VietNamNet,đại diện Batdongsan.com.vn cho biết, trung bình 3 tháng gần đây (tháng 3, 4 và 5/2023), giá rao bán nhà mặt phố tại các tuyến phố cổ Hà Nội rơi vào khoảng 597 triệu đồng/m2.
Lượng quan tâm tìm kiếm nhà mặt phố ở phố cổ Hà Nội giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, giá rao bán nhà mặt phố tại các tuyến phố cổ Hà Nội tuy giảm 11% so với cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn tăng 8% so với mức trước dịch Covid-19 (năm 2019).
Đơn cử, dữ liệu trung bình ba tháng 3, 4 và 5/2023, so với cùng kỳ các năm trước tại một số tuyến phố cổ Hà Nội cho thấy, giá rao bán nhà mặt phố Lò Sũ năm 2023 là 1,058 tỷ đồng/m2 và năm 2019 là 972 triệu đồng/m2. Hay phố Hàng Buồm giá rao bán trung bình 3 tháng năm 2023 là 924 triệu đồng/m2, trong khi năm 2019 là 706 triệu đồng/m2…
(Nguồn: Batdongsan.com.vn. Biểu đồ: Nguyễn Lê)
Nhận định về phân khúc nhà phố cổ Hà Nội, chia sẻ với PV VietNamNet,ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc của Batdongsan.com.vn cho hay, nhà trên các tuyến phố cổ Hà Nội chủ yếu phục vụ mục đích kinh doanh ăn uống, khách sạn, các dịch vụ du lịch cho khách trong nước và quốc tế. Vì vậy, một trong những tín hiệu thể hiện “sức khỏe” của phân khúc bất động sản này là số lượng khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài.
“Lượng khách du lịch hiện tại đã cải thiện hơn so với năm ngoái nhưng vẫn chưa thể phục hồi về mức trước dịch Covid-19. Quý I/2023, Hà Nội đón gần 5,9 triệu lượt khách du lịch, trong khi cùng kỳ năm 2019, con số này là gần 7,5 triệu lượt.
Với xu hướng như vậy, tôi nhận định trong 3 - 6 tháng tới, mặt bằng giá nhà phố ở phố cổ Hà Nội sẽ đi ngang và lượng giao dịch khó có sự cải thiện.
Tuy nhiên, trong dài hạn 3- 5 năm tới, khi nền kinh tế quay trở lại bình thường, ngành du lịch phát triển mạnh mẽ hơn, nhà phố tại phố cổ Hà Nội vẫn là một trong những phân khúc tiềm năng. Mặt bằng giá cũng như giao dịch sẽ tăng trưởng tốt hơn”, ông Quốc Anh nhận định.
Vợ chồng bà Tôi có hoàn cảnh vô cùng bi đát. Họ chỉ có duy nhất một người con trai sinh năm 1996, tưởng rằng tuổi già sẽ có người phụng dưỡng, đáng tiếc con trai lại bị thiểu năng trí tuệ, dẫu có lớn nhưng chẳng có khôn. Ngay cả vệ sinh cá nhân cũng cần người hỗ trợ.
Trước đây, vợ chồng bà mưu sinh bằng nghề phụ hồ. Khi tuổi tác ngày càng lớn, đồng lương giảm dần mà công việc cũng ngày càng bấp bênh hơn. Họ phải tằn tiện sống qua ngày. Dù đã nỗ lực làm việc, vợ chồng bà vẫn chẳng thể nào thoát cảnh nghèo “bền vững”. Hơn 10 năm, gia đình bà liên tục là hộ nghèo của địa phương.
“Nếu chỉ nghèo thôi thì chúng tôi cũng ráng thắt lưng buộc bụng cho qua ngày, nhưng bệnh tật ập đến thì chẳng cách nào chống đỡ được”, bà Tôi cố gắng kìm sự xúc động, giọng vẫn không bớt run rẩy.
Cách đây gần 1 năm, bà Tôi bị đột quỵ, liệt nửa người bên phải. Sau khi điều trị 2 tháng ở Bệnh viện Lê Văn Thịnh, bà được xuất viện về nhà. Dù khi ấy bà đã có thể bước đi khập khiễng nhưng không thể làm việc, con trai lại chẳng thể cậy nhờ, ông Thu đành bỏ nghề phụ hồ để ở nhà chăm sóc vợ con. Cuộc sống của họ ngày càng bế tắc.
Gần 1 năm qua, họ sống được là nhờ có sự đùm bọc của người thân, chòm xóm. Thỉnh thoảng có người có nắm gạo, mớ rau, con cá… cho qua bữa. Vậy nhưng cái khổ vẫn chưa buông tha họ.
Khoảng nửa tháng trước, bà Tôi lại bị đột quỵ. Ông Thu chạy vạy khắp nơi mới vay lãi được 5 triệu đồng để đưa vợ vào Bệnh viện Lê Văn Thịnh. Còn chưa kịp vui mừng vì lần này bệnh của bà nhẹ hơn lần đầu thì ông Thu phải vào phòng cấp cứu vì kiệt sức. Bác sĩ Khoa Ngoại chấn thương chẩn đoán ông bị viêm phổi, nghi ngờ bị lao phổi nên phải nằm viện theo dõi thêm.
Bác sĩ cho biết số tiền điều trị dự kiến của ông Thu lên tới 40 triệu đồng khiến bà Tôi choáng váng. “Vừa rồi chồng tôi vay mãi mới được 5 triệu đồng. Nhà chúng tôi nghèo, ở nhà tình thương, miếng ăn còn không có, đâu ai dám cho vay nhiều. Suốt thời gian ở bệnh viện điều trị, chúng tôi đều ăn cơm từ thiện. Người nhà các bệnh nhân khác thấy thương quá nên xin giùm chứ tôi đâu có đi được”, bà Tôi xót xa.
Lo lắng cho sức khỏe của chồng, rồi bà lại lo cho đứa con khờ khạo ở nhà đang nhờ người thân trông nom giúp. Bà mong sao chồng bà mau chóng hồi phục để về với con, nhưng bệnh của ông mãi chẳng tiến triển.
Anh Ngọ Văn Minh, cán bộ phòng Công tác xã hội Bệnh viện Lê Văn Thịnh cho biết, bà Tôi tuy đã được xuất viện nhưng vẫn phải uống thuốc hằng ngày và tái khám theo chỉ định của bác sĩ. Ông Thu hiện tại vẫn đang được điều trị thuốc kháng sinh và nằm theo dõi tại bệnh viện.
“Sau khi chúng tôi nắm được thông tin cũng đã tìm hiểu, xác minh hoàn cảnh gia đình bà Tôi, phòng Công tác xã hội của bệnh viện đã đứng ra kêu gọi các nhà hảo tâm giúp đỡ kinh phí cho ông Thu, nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn còn thiếu quá nhiều. Rất mong bạn đọc Báo VietNamNet sẽ chung tay giúp đỡ cho hoàn cảnh bi đát của gia đình”, anh Minh chia sẻ.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Lê Văn Thịnh hoặc bà Đặng Thị Tôi; Địa chỉ: Ấp Câu Kê, xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai; Điện thoại: 0933574134. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2022.254 (Ông Võ Văn Thu) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148.Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |