Theo SMM Sport, một ngày trước trận đấu, cựu danh thủ tuyển Thái Lan Piyapong Pha-On đã gặp gỡ HLV Park Hang Seo để hỏi một số thông tin về U23 Bahrain.
Ông Piyapong không phải là người xa lạ với thầy Park. Đây chính đồng đội cũ của HLV trưởng tuyển Việt Nam, từng thi đấu cùng nhau ở CLB Lucky-Goldstar của Hàn Quốc.
U23 Thái Lan được thầy Park giúp đỡ |
Vị cựu danh thủ này tiết lộ về cuộc gặp với HLV Park Hang Seo: "U23 Việt Nam đã để thua Bahrain ở trận đấu giao hữu khởi động cho giải châu Á. Tôi đã hỏi một số thông tin chuyên sâu từ HLV Park Hang Seo của Việt Nam. Ông ấy là người bạn thân của tôi.
Ông ấy có trao đổi với tôi vài nội dung quan trọng. Một là lối chơi phòng ngự tập trung của U23 Bahrain và hai là họ sở hữu thủ môn có thể hình tốt, rất lợi hại khi tranh chấp bóng bổng".
Cũng theo cựu cầu thủ Thái Lan, HLV Park Hang Seo đã dặn dò rất kỹ về điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ Bahrain, chẳng hạn như các tiền vệ của Bahrain thường dâng lên khá cao nhưng có sự khác nhau giữa hai cánh. Cánh phải của Bahrain thường lợi dụng tốc độ của họ để dâng cao. Bahrain cũng sử dụng sơ đồ chiến thuật 4-2-3-1 và tiền đạo của họ tỏ ra rất sắc bén. Về điểm yếu, Bahrain đã tỏ ra lúng túng khi bị đối phương chơi tấn công.
"Chúng ta có lợi thế khi được chơi trên sân nhà nên tôi cho rằng Thái Lan ít nhất là sẽ không thua ở trận mở màn và có thể sẽ giành trọn 3 điểm trước Bahrain", Piyapong nói.
Cuối cùng người bạn thân của thầy Park khẳng định U23 Thái Lan đã quên đi thất bại ở SEA Games 30 để hướng tới mục tiêu giành vé vượt qua vòng bảng VCK U23 châu Á 2020. Tại bảng A, Thái Lan gặp Bahrain, Iraq và Australia.
Đại Nam
" alt=""/>Thái Lan bất ngờ mong thầy Park giúp đỡ để thắng BahrainCó trường dành gần 1.000 chỉ tiêu cho đợt 2
Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho hay đã thống kê thí sinh của các tỉnh như Quảng Nam, Đà Nẵng đăng ký vào trường để chia chỉ tiêu đợt 2 cho phù hợp.
Theo thống kê, trường có khoảng 20.000 nguyện vọng đăng ký xét tuyển, trong đó số thí sinh từ Quảng Nam và Đà Nẵng chỉ hơn 500 nguyện vọng. Do vậy, chỉ tiêu cho đợt 2 sẽ căn cứ vào tỷ lệ nguyện vọng sau khi thí sinh có điểm và điều chỉnh nguyện vọng.
![]() |
Các trường ĐH sẽ để chỉ tiêu xét tuyển cho thi tốt nghiệp thpt đợt 2 |
Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT, cho biết chỉ tiêu xét tuyển đợt 2 sẽ được tính theo chỉ tiêu 2020 của trường và dựa trên phân bố thí sinh nhập học những năm trước từ các khu vực chưa thi đợt 1.
Theo đó, chỉ tiêu tuyển sinh của Trường ĐH FPT năm nay là 7.800 thí sinh tại 4 cơ sở Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Cần Thơ. Ước tính sơ bộ, mỗi năm trường có khoảng 10% thí sinh đến từ Đà Nẵng, Quảng Nam. Do vậy, số chỉ tiêu năm nay dành cho 2 địa phương này là 10%, tương đương khoảng 800 chỉ tiêu.
Tại Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, ông Phạm Thái Sơn, Trưởng phòng Đào tạo, cho hay trường sẽ để khoảng 10% đến 20% chỉ tiêu xét tuyển cho thí sinh thi tốt nghiệp đợt 2, tùy theo theo từng ngành cụ thể. Ước lượng tổng chỉ tiêu cho đợt này khoảng 800 thí sinh.
Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nha Trang, ông Tô Văn Phương cho biết nhà trường đang rà soát lại số thí sinh đăng ký xét tuyển. Do thí sinh ở khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đăng ký không nhiều nên trường để khoảng 100 chỉ tiêu xét tuyển cho đợt 2 thi tốt nghiệp.
Tính toán sau khi có số liệu
Trong khi đó, nhiều trường đại học chưa có con số cụ thể nhưng khẳng định sẽ dành chỉ tiêu xét tuyển cho thí sinh thi tốt nghiệp đợt 2.
Ông Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho biết sẽ phải chờ để biết đợt 2 có bao nhiêu thí sinh dự thi mới điều chỉnh chỉ tiêu xét tuyển cho phù hợp.
Ông Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, thông tin sẽ tính toán dành chỉ tiêu xét tuyển cho thi tốt nghiệp đợt 2 căn cứ lượng thí sinh Đà Nẵng, Quảng Nam vào trường trong những năm gần đây. Việc tính toán sẽ cụ thể theo từng ngành, bởi có những ngành thu hút thí sinh, có những ngành thí sinh lựa chọn ít hơn. Ông Hạ nói hiện chưa biết khi nào sẽ diễn ra đợt 2 thi tốt nghiệp nhưng trường khẳng định sẽ đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.
Trường ĐH Y Dược TP.HCM thì sẽ đợi Bộ GD-ĐT chốt số thí sinh dự thi đợt 1, số thí sinh sẽ thi đợt 2 và có điểm thí sinh điều chỉnh nguyện vọng mới đưa ra con số cụ thể.
Đại diện Trường ĐH Hoa Sen cho biết trường không gặp trở ngại bởi ngay từ đầu đã chuẩn bị 5 phương thức tuyển sinh, trong đó xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT chỉ chiếm 30% chỉ tiêu. Các phương thức khác và dựa theo học lực học bạ THPT chiếm 70%. Khi dịch Covid-19 phức tạp, trường cũng dự phòng chuyển 30% chỉ tiêu xét từ thi tốt nghiệp THPT sang phương thức xét tuyển khác như xét điểm học bạ THPT 5 học kỳ, 6 học kỳ hoặc theo tổ hợp môn xét tuyển, thí sinh nước ngoài, thí sinh đặc cách.
Còn ông Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, cho biết phải chờ Bộ thống kê số thí sinh tham gia thi đợt 1, sau khi có điểm căn cứ số thí sinh đăng ký NV1 vào trường ở khu vực Đà Nẵng – Quảng Nam rồi mới đưa ra con số chỉ tiêu đợt 2 phù hợp.
Ông Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cũng cho hay chỉ tiêu xét tuyển thi tốt nghiệp đợt 2 phụ thuộc vào số lượng thí sinh dự thi đợt đó. Theo ông Nhân, thống kê trước đây số lượng thí sinh từ Đà Nẵng, Quảng Nam đăng ký vào trường không quá nhiều so với tỉnh thành khác, nhưng trường vẫn sẽ phải đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.
Riêng một số trường thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ phải chờ hội đồng tuyển sinh ĐH Quốc gia họp bàn. PGS.TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa, cho biết chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng sẽ có chỉ tiêu xét tuyển cho thi tốt nghiệp đợt 2, dựa trên số thí sinh đăng ký và số lượng trúng tuyển các năm trước từ những địa phương này.
Lê Huyền
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19
Con tên là Nguyễn Nhu Mỵ (13 tuổi ở ấp Lộc Bình II, xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) bị bệnh bướu ác buồng trứng.
Ngay từ những ngày ấu thơ con đã thiếu tình cảm của cha. Lúc Nhu Mỵ được 3 tuổi, cha của bé đã qua đời vì một tai nạn. Một mình chị Nguyễn Thị Thế Trân làm công nhân nuôi con. Sau biến cố, cuộc sống của mẹ con chị có những ngày êm đềm. Nhu Mỵ lớn lên trong tình yêu thương của mẹ và sự chăm sóc của hai bên nội ngoại. Con được bên nội bên ngoại bù đắp vì thiếu tình thương của cha. Trớ trêu thay, mới đây con đã mắc phải căn bệnh hiểm nghèo.
![]() |
Mẹ sắp sinh em bé nhưng Nhu Mỵ lại mắc phải căn bệnh quái ác |
Từ đây, cuộc sống của con đã không còn bình yên khi căn bệnh bướu ác buồng trứng khởi phát. Chỉ sau vài tuần đau bụng, mệt mỏi con đã phải nhập viện điều trị và ca phẫu thuật cắt bỏ khối u đã được thực hiện ngay sau đó.
Chuỗi ngày dài năm trong bệnh viện của con là những ngày cơ cực, những cơn đau thấu tim, cơ thể rệu rã, mệt mỏi có những lúc thở cũng khó khăn. Mọi sinh hoạt của con bị đảo lộn, từ một cô bé mơn mởn sức sống, giờ con phải nằm bẹp trên giường bệnh.
Mỗi sáng thức dậy, chải đầu, con lại hốt hoảng cầm một nắm tóc rụng hỏi mẹ tại sao. "Tóc con rụng nhiều lắm. Mỗi ngày tóc con cứ thưa dần. Con hỏi mẹ thì mẹ chỉ nói lảng qua chuyện khác và khóc. Con sợ và giờ con rất mặc cảm vì cái đầu trọc", cô bé Nhu Mỵ chia sẻ.
![]() |
Căn bệnh em đang mang hành hạ mỗi ngày |
Mẹ không thể đi làm kiếm tiền nuôi con
Sau một thời gian dài sau khi chồng qua đời, chị Nguyễn Thị Quế Trân cũng đã tìm hạnh phúc riêng cho mình. Nếu như, bé Nhu Mỵ không bị bệnh có lẽ gia đình chị đã không lâm vào cảnh bần cùng túng quẫn.
Hiện chị Trân đang mang thai sắp đến ngày sinh nở. Cuộc sống trước mắt của gia đình chị sẽ khó khăn thêm. Chị Trân đang rất lo lắng bởi mai mốt đây chị sinh con không biết sẽ lấy tiền đâu để cho con gái lớn chữa bệnh.
Từ khi bé Nhu Mỵ bị bệnh tới nay, chị đã phải chạy đôn, chạy đáo vay mượn khắp nơi để lấy tiền chữa bệnh cho con. Suốt thời gian dài chữa bệnh cho con chị đã phải "cầm cố" sổ nhà để lấy 150 triệu đồng lo tiền thuốc cho con.
![]() |
Tóc rụng hết, cô bé trở nên mặc cảm, buồn bã |
Nếu như trước đây, những lúc ở nhà chị có thể làm bất cứ việc gì từ phục vụ đám cưới, rửa bát thuê hay làm việc nhà để có tiền chữa bệnh cho con. Hiện nay, chị không thể làm được nữa nên rất lo lắng về những khoản tiền thuốc sắp tới.
Chia sẻ với chúng tôi, chị Quế Trân nói: "Lúc này mẹ con tôi thật sự bế tắc, tôi chưa biết phải làm gì để có tiền chữa bệnh cho con. Cháu mắc phải căn bệnh nguy hiểm này đâu phải chỉ chữa một vài tuần mà chữa cả gần năm nay chưa khỏi. Không cha mẹ nào lỡ lòng để vậy mà không có tiền chữa biết phải làm sao.
Tôi cũng đã phải cố gắng vay mượn nhiều rồi nhưng vẫn không đủ. Hai bên nội ngoại thương cháu đỡ đần nhưng vì đau lâu ốm dài quá, giúp không xuể. Chồng hiện tại của tôi làm công nhân lo tiền phòng trọ và cuộc sống gia đình cũng khó khăn rồi. Thật sự tôi không biết phải làm thế nào khi ngày sinh sắp tới mà tiền bạc vẫn chưa thấy đâu".
Ở cái tuổi 13 ăn chưa no, lo chưa tới, con còn rất nhiều ước mơ hoài bão, con rất cần được sự chia sẻ để có tiền chữa bệnh. Xin hãy cho con một cơ hội được sống, con rất trông chờ sự chung tay góp sức của cộng đồng.
Đức Toàn
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: |
Nhìn đứa trẻ mũm mĩm, kháu khỉnh, chẳng ai nghĩ con đang mang trong mình căn bệnh ung thư xương ác tính. Đã có thời điểm hai chân con bị liệt, đau đớn đến quằn quại.
" alt=""/>Mồ côi cha, mẹ thất nghiệp, bé gái ung thư buồn bã già trước tuổi