Các cầu thủ tập trung tối đa, không cần nghĩ tới cách chơi của tuyển Việt Nam bởi chưa biết dưới thời HLV Troussier, họ sẽ đá như thế nào. Tuyển Việt Nam đang trong quá trình chuyển giao sau thời HLV Park Hang Seo.
Tôi biết ông Troussier có kinh nghiệm huấn luyện ở châu Á và châu Phi. Chúng tôi tập trung vào chiến thuật của mình và cố gắng hết sức", HLV Jorn Andersen phát biểu trong buổi họp báo trước trận giao hữu với tuyển Việt Nam.
"Chúng tôi có 2 cầu thủ gặp chấn thương do thi đấu ở các giải trong nước với mật độ dày, do đó không có thể trạng tốt. Họ nhiều khả năng không đá chính.
Tuy nhiên, tôi sẽ kiểm tra sức khỏe của họ ở buổi tập cuối cùng để có đánh giá chính xác. Tôi muốn đội Hong Kong được tích lũy kinh nghiệm trước những đội mạnh ở châu Á. Tôi xây dựng lối chơi quyết liệt, khao khát chiến thắng qua từng trận đấu để hướng tới Asian Cup",chiến lược gia người Na Uy nói.
"Tôi theo dõi đội tuyển Việt Nam từ lâu, khi từng làm việc với các HLV đội tuyển châu Á. Năm 2017, tôi từng huấn luyện đội tuyển Triều Tiên đá với Việt Nam ở TP.HCM. Tuyển Việt Nam sau đó tập huấn ở Hàn Quốc, khi tôi huấn luyện đội Incheon United ở K-League.
Tôi ấn tượng với Quang Hải ở tuyển Việt Nam, bên cạnh Công Phượng từng là học trò của tôi ở Incheon United. Đó là những cầu thủ giỏi. Tuyển Việt Nam có đội hình chất lượng nên vào chung kết AFF Cup 2022", HLV Jorn Andersen đánh giá.
Hong Kong đang xếp hạng 145 trên BXH FIFA. Trong 7 lần gặp nhau, tuyển Việt Nam thắng 5, hòa 1, thua 1. Sau trận gặp tuyển Việt Nam trên sân Lạch Tray, thầy trò HLV Jorn Andersen có thêm trận gặp tuyển Thái Lan vào ngày 19/6. Trong khi tuyển Việt Nam đá giao hữu với Syria tại sân Thiên Trường vào ngày 20/6.
Trận tuyển Việt Nam vs Hong Kong diễn ra vào lúc 19h30 ngày 15/6 trên SVĐ Lạch Tray (Hải Phòng).
" alt=""/>HLV Hong Kong: Quang Hải và Công Phượng là những cầu thủ giỏiTuy nhiên, những quyết tâm và nỗ lực mà Quang Hải làm là chưa đủ và buộc nói lời chia tay sau một mùa giải “chìm nổi” ở Pau FC hòng cứu vãn sự nghiệp.
Quyết định trở về của tân binh CAHN cũng hợp lý bởi bên cạnh cơ hội tìm lại sự nghiệp còn nhận sự đãi ngộ hậu hĩnh trong bản hợp đồng kéo dài 1,5 năm.
Công Phượng cũng tính đi thôi
Sau mùa giải 2022, Công Phượng nói lời chia tay với HAGL và cập bến Yokohama FC với bản hợp đồng có thời hạn lên tới 3 năm. Và hiện tại, cũng sắp qua 1/3 chặng đường.
Nhưng cũng giống như Quang Hải tại Pau FC, dù mang khá nhiều hy vọng tuy nhiên tới lúc này tình cảnh của Công Phượng là tương đối ít khả quan khi vẫn chưa có cơ hội ra sân tại J-League.
Công Phượng cũng chỉ xuất hiện trong danh sách đăng ký thi đấu của Yokohama FC ở cúp Hoàng đế 2 trận, nhưng vào sân vỏn vẹn… 2 phút dù mùa giải đi được nửa chặng đường.
Trước tình cảnh ấy không cần phải đợi tới khi Quang Hải trở về người hâm mộ đã kêu gọi Công Phượng sớm rời Yokohama FC nhằm tìm cơ hội chơi bóng thay vì… cố níu kéo hy vọng.
Và giờ, khi đồng đội ở tuyển Việt Nam là Quang Hải quyết chọn phương án quay lại V-League, lời kêu gọi trở về dành cho Công Phượng thêm khẩn thiết.
Mong chân sút người xứ Nghệ trở về chẳng phải không có lý bởi cơ hội ra sân tại J-League là quá mờ mịt trong khi tuyển Việt Nam vẫn cần Công Phượng cho các chiến dịch trong thời gian tới.
Đương nhiên, vào lúc này khi V-League chốt sổ chuyển nhượng và J-League chưa kết thúc Công Phượng trở về là khó, nhưng có lẽ cần tính sớm thay vì cố đợi điều kỳ diệu xảy ra.
Chân sút được yêu mến nhất tuyển Việt Nam cần trở về hơn nữa bởi tuổi cũng chẳng còn trẻ để mơ mộng, trừ khi quyết định… chơi bóng cho vui cũng như chọn Nhật Bản là nơi lập nghiệp mới sau khi treo giày.
" alt=""/>Quang Hải đã sửa sai, Công Phượng còn chờ gìÔng Putin sau đó đã đề cập tới cuộc họp của Hội đồng An ninh quốc gia Nga ở Moscow vào tuần trước về khả năng Moscow có thể tiếp tục sản xuất những hệ thống tên lửa bị cấm trước đây với lý do “những hành động thù địch” của Mỹ.
“Chúng tôi biết rằng, Mỹ hiện không chỉ sản xuất những hệ thống tên lửa bị cấm, mà còn mang chúng tới châu Âu, Đan Mạch để sử dụng trong nhiều cuộc tập trận”, ông Putin nói thêm.
Tổng thống Nga nhận định, những động thái trên của Washington đã khiến Moscow không còn lựa chọn nào khác ngoài việc khôi phục nhiều chương trình tên lửa tầm trung và tầm ngắn, và chúng sẽ được triển khai “dựa trên tình hình thực tế, nếu cần thiết”.
Theo RT, Hiệp ước INF được ký kết năm 1987 bởi giới lãnh đạo Liên Xô và Mỹ nhằm loại bỏ một số loại tên lửa nhất định trong kho vũ khí của hai cường quốc. Vào tháng 2/2019, Mỹ bắt đầu quá trình rút khỏi thỏa thuận với cáo buộc Nga không tuân thủ những cam kết đã ký. Đến tháng 8 cùng năm, Washington chính thức rút khỏi hiệp ước.