Hẳn sẽ nhiều bạn chưa bao giờ tiếp xúc ô tô điện sẽ lên tiếng chê bai, cười cợt chủ xe khi nhìn hình ảnh trên. Nhưng dưới con mắt của người dùng ô tô lâu năm, tôi cho rằng đây chưa chắc là sự cố về sản phẩm mà phần nhiều có thể đến từ người dùng.
Nếu nói về chủ quan, có thể tài xế đã không tính toán được quãng đường đến trụ sạc nhanh hoặc điểm đến thiếu chỗ cắm sạc, dẫn đến khi sử dụng hết điện. Hoặc một nguyên nhân mà ít người để ý, đó là để xe hết ắc quy, cũng giống trên ô tô thông thường. Tôi đã tìm hiểu và biết rằng ô tô điện ngày nay, kể cả Tesla đều vẫn duy trì bình ắc-quy (hoặc bình trữ pin thứ hai) đóng vai trò là nguồn nuôi các hệ thống sử dụng điện cơ bản trên xe như đèn, xi-nhan, còi, đèn khẩn cấp và màn hình.
Trong trường hợp chủ xe thao tác thiếu, hoặc không nắm rõ cách hoạt động của bình ắc-quy mà nhầm tưởng xe điện đã sạc đầy năng lượng, dẫn đến vô tình tiêu thụ hết nguồn điện dành cho khởi động máy tính, các thiết bị vận hành trên xe. Điều đó cũng dẫn đến việc phải đẩy xe.
Qua phán đoán trên, tôi cho rằng ô tô điện hiện nay vẫn còn quá mới mẻ và nó thực sự chưa thích hợp cho người mua ô tô lần đầu, cho dù sẽ có những mẫu xe giá dưới 500 triệu đồng. Vì ngay cả với ô tô xăng dầu bình thường, vẫn có nhiều người lần đầu sở hữu lóng ngóng dùng sai, dẫn đến hư hỏng thì ở món đồ công nghệ cao lại phức tạp như ô tô điện (tìm nguồn linh kiện sửa, tìm trạm sạc), nếu gặp sự cố kiểu “không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng”, không chỉ để lại trải nghiệm kém vui mà thậm chí còn là “ác mộng”.
Do đó, tôi nghĩ rằng ô tô điện trong 5 - 10 năm tới ở Việt Nam sẽ vẫn chỉ phù hợp nhất với người mua ô tô thứ 2, thứ 3, chứ không dành cho người mới.
Độc giả Phạm Đình Quang(Linh Đàm, Hà Nội)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Người mua ô tô lần đầu không nên mua xe điệnTrong chương trình, 8 đội chơi - 8 nhóm nhảy sẽ mang đến những màn trình diễn thú vị. Mỗi tuần, các biên đạo và nhóm nhảy sẽ cùng thi đấu theo những chủ đề khác nhau được bốc thăm ngẫu nhiên. Ban giám khảo sẽ chọn ra 3 biên đạo và nhóm nhảy tài năng để bước vào vòng chung kết với tổng giá trị giải thưởng lên đến 450 triệu đồng.
Diệp Bảo Ngọc và Trần Anh Huy là MC, nghệ sĩ múa Tuyết Minh và biên đạo Việt Max là giám khảo chương trình Nhóm nhảy siêu Việt. |
Giám khảo cố định của chương trình là nghệ sĩ múa Tuyết Minh và biên đạo Việt Max. Á quân mùa thứ 5 Trời sinh một cặp- Thái Sơn sẽ đảm nhận vai trò giám đốc âm nhạc. Dẫn chương trình là cặp đôi Trần Anh Huy - Diệp Bảo Ngọc.
Các nhóm nhảy của Vietnam’s Best Dance Crewbao gồm: Life Dance, The Lyricíst, Mania Family, Fido Crew, 218 Dance Crew, SON Crew, M.U.G, Saigon Kiddiez.
![]() |
Quang Đăng sẽ đảm nhận vai trò biên đạo nhóm nhảy Life Dance. Ghi dấu ấn đậm nét trên sân khấu quốc tế Asia's Got Talent 2019, Life Dance khai thác góc nhìn hiện đại nhưng ẩn chứa nét truyền thống, có phong cách tự tin, lém lỉnh. |
![]() |
Biên đạo múa Alexander Tú (hay còn gọi là Alex Tú) sẽ dẫn dắt nhóm nhảy The Lyricíst. The Lyricíst chủ yếu nhằm trau dồi bản thân, xây dựng những dự án đóng góp cho cộng đồng thông qua những ngôn ngữ hình thể của nghệ thuật trình diễn sân khấu. |
![]() |
Cặp đôi vũ công nổi tiếng của làng giải trí Việt là Xuân Thảo – Đình Lộc là biên đạo cho nhóm nhảy Mani Family. Mania Family chính thức được thành lập năm 2018, gồm các vũ công nhiều năm kinh nghiệm cùng các vũ công nhí có độ tuổi từ 8-13. Mania từng hỗ trợ trong các gameshow truyền hình như: Gương mặt thân quen Nhí mùa 5, Ký ức vui vẻ mùa 1,... |
![]() |
Fido Crew là một trong hai nhóm nhảy có tiếng trong cộng đồng Street Dance và chinh chiến tại các sàn đấu trong nước và quốc tế. Nhóm nhận được sự hậu thuẫn đến từ Á quân Thử thách cùng bước nhảy 2015, Huy chương Bạc Seagames 30th bộ môn Breaking - Lê Hữu Phước trong vai trò biên đạo. |
![]() |
Thành lập năm 2012 và gây tiếng vang tại Vietnam's Got Talent và Asia's Got Talent, 218 Dance Crew tập hợp những dancer - biên đạo trẻ tài năng. 218 Dance Crew kết hợp công nghệ hiện đại, âm nhạc dân tộc vào nhảy múa, đặc biệt là tôn vinh và đề cao văn hóa - nét đẹp truyền thống của Việt Nam. |
![]() |
SON Crew gồm các bạn trẻ có xuất thân từ trường múa, được đào tạo bài bản và có những thành tích nhất định trong nghề. Nhóm đã đạt được một số giải thưởng uy tín như: Giải nhì Chắp cánh ước mơ - Trường Trung cấp múa TP.HCM, giải Bạc cuộc thi Múa không chuyên toàn quốc,... |
![]() |
M.U.G được thành lập từ 2 nhóm nhảy MQ Dance Team và UDG Vietnam, đạt nhiều giải thưởng danh giá: quán quân Tinh hoa hội tụ, giả Nhất TS Balled mùa 1, giải Nhất Nghiện Dance mùa 2, giải Ba Nghiện Dance mùa 1. |
![]() |
Nhóm nhảy có tuổi đời trẻ nhất chính là Saigon Kiddiez. Nghề nghiệp chính của các thành viên trong nhóm không phải là nhảy múa, song nhóm cũng đã đạt được nhiều giải thưởng cao như: Rebull Đấu trường đường phố 2020, Dance Fest 2020, All Style Battle 2vs2 Youth Fest, SonyShow showcase, Hipfest,... |
Thanh Nhàn
Quang Đăng cho biết bản thân anh rất xúc động khi được trở về tuổi thơ và hiểu thêm ý nghĩa đằng sau những câu chuyện cổ tích mà ông cha ta để lại cho con cháu đời sau sau khi xem triển lãm.
" alt=""/>Quang Đăng, Đình Lộc làm biên đạo gameshow nhảy múaSau khi tốt nghiệp, cô được phân công làm việc tại tòa soạn Nhật báo Cáp Nhĩ Tân. Công việc này khiến nhiều người ghen tị, nhưng cô lại chán nản vì không nhìn thấy cơ hội thăng tiến.
Vào những năm 1980, Dai Xiuli một mình tới Quảng Đông để làm phóng viên. Hiện thực đã dội một gáo nước lạnh vào cô. Cô buộc phải thích nghi với sự khác biệt về môi trường sống, đồng thời dành nhiều thời gian để bổ sung kiến thức kinh tế và tài chính.
Cô dần kiệt sức vì cuộc sống bận rộn. Tất cả những gì cô có thể nghĩ tới là phấn đấu làm tốt công việc hiện tại.
Tình yêu xuất hiện
Mỗi bài báo viết ra đều được Dai Xiuli đầu tư rất cẩn thận nên được lãnh đạo đánh giá cao. Dần dần cô có chỗ đứng trong toà soạn nhưng chẳng bao lâu sau, cô thấy không hài lòng với mức lương nhận được.
Cùng thời điểm đó, làn sóng du học bùng nổ, cô quyết định nghỉ việc, sang Anh du học tự túc. Năm 1991, Dai Xiuli đến Anh và nhận ra mình còn rất ít tiền tiết kiệm. Cô rất ham học, điều đó đã thu hút sự chú ý của thầy dạy toán Tony Hawken.
Tony Hawken xuất thân trong một gia đình quý tộc, cách ăn nói và hành xử của anh rất tao nhã. Lúc đầu anh không thích tính cách “táo bạo và thẳng thắn” của cô, nhưng sau khi biết được hoàn cảnh, anh lại thấy cô vui vẻ, hào phóng, không hề giả tạo.
Hai người sớm nảy sinh tình cảm với nhau, không lâu sau thì kết hôn. Sau khi kết hôn, Dai Xiuli nhập tịch và đổi tên thành Xiuli Hawken. Hai người yêu nhau đến mức không có ý định sinh con, để có nhiều thời gian bên nhau.
Năm 1992, em trai Dai Xiuli gọi điện nói đất nước mở cửa, rất cần nhân tài, đây là thời điểm tốt để khởi nghiệp. Cô háo hức với điều đó nên muốn trở về Trung Quốc. Tony Hawken vì không muốn xa vợ nên theo cô về.
Tài năng kinh doanh bộc lộ
Ba tỉnh phía đông bắc Trung Quốc trước kia từng là chiến trường. Để tồn tại, người dân phải xây dựng các hầm trú ẩn. Sau này, những hầm trú ẩn này không dùng nữa. Dai Xiuli coi đây là báu vật. Cô cùng với em trai cải tạo các hầm này và cho thuê với giá rẻ.
Cô mở ra một xu hướng kinh doanh mới. Đó là mô hình trung tâm mua sắm dưới lòng đất.
Giá thuê cửa hàng bình dân quá cao khiến người bình thường không đủ khả năng chi trả, lại không có nhiều cửa hàng phù hợp. Lúc này, trung tâm thương mại dưới lòng đất của Dai Xiuli đã trở thành món hàng "hấp dẫn".
Phương pháp phát triển của cô không chỉ giúp công ty giảm đáng kể chi phí và thiệt hại về môi trường mà còn giải quyết triệt để các vấn đề xã hội, từ đó đạt được tăng trưởng lợi nhuận và phát triển bền vững. Nhờ đó, cô kiếm được rất nhiều tiền.
Đến năm 2007, Dai Xiuli xây dựng nhiều trung tâm mua sắm ngầm ở các thành phố như Bắc Kinh, Quảng Đông. Giá thuê có nơi lên tới 2.000 Nhân dân tệ/m2 (khoảng 7 triệu đồng). Dù giá cao nhưng vẫn luôn có người muốn đặt cọc.
Tên tuổi của Dai Xiuli nổi tiếng khắp cả nước. Năm 2011, cô trở thành người giàu nhất tỉnh Hắc Long Giang, với tài sản ròng khoảng 9,5 tỷ Nhân dân tệ. Cô được các ông chủ giới kinh doanh kính trọng gọi là "nữ hoàng ngầm".
Tuy nhiên, khi cô ngày càng giàu hơn, chồng cô lại đệ đơn ly hôn.
Chỉ lấy một phần nhỏ
Từ khi về Trung Quốc, Dai Xiuli bận rộn khởi nghiệp, không có thời gian dành cho chồng.
Lúc đầu, Hawken có thể thông cảm nhưng khi sự nghiệp của vợ lên tới đỉnh cao, cô vẫn bận rộn với nhiều thứ. Anh không hiểu tại sao cô không thể dừng lại, tận hưởng cuộc sống.
Hai vợ chồng nhiều lần cãi nhau về vấn đề này, nhưng giải pháp của cô luôn là đưa chồng tới các bữa tiệc xã giao. Điều này càng khiến anh chán ghét. Anh vốn sinh ra trong một gia đình quý tộc, đã quen với những lời xu nịnh trong các bữa tiệc như thế này.
Kiệt sức cả về thể xác lẫn tinh thần, Hawken chọn cách trở về Anh, thỉnh thoảng sang Trung Quốc đoàn tụ với vợ trong những ngày nghỉ lễ. Khoảng thời gian này, Dai Xiuli bất ngờ mang thai và sinh được một cậu con trai.
Để lấy lòng chồng, Dai Xiuli thậm chí chi 1,5 triệu bảng Anh để mua 1 căn biệt thự phù hợp với gu thẩm mỹ của chồng. Cô cũng thay thế chiếc xe cổ mà anh đã sử dụng nhiều năm bằng nhiều loại xe sang như Bentley và Rolls-Royce.
Nhưng việc vợ "dụ dỗ" bằng tiền khiến Hawken càng thêm chán ghét. Anh ở lại bên vợ chỉ vì con.
Năm 2014, Dai Xiuli nằm trong danh sách những người phụ nữ giàu có với tài sản ròng 9,5 tỷ Nhân dân tệ. Tuy nhiên, Hawken kiên quyết ly hôn. Anh chỉ yêu cầu được nhận 1 triệu bảng Anh (khoảng 10 triệu Nhân dân tệ), con số quá nhỏ so với khối tài sản khổng lồ của Dai Xiuli.
Dù Dai Xiuli có cố gắng thế nào, Hawken vẫn không chấp nhận. Cuộc hôn nhân của họ kéo dài 21 năm, nhưng kết thúc trong đau khổ. Tin tức ly hôn của Dai Xiuli gây xôn xao dư luận, khiến nhiều người thắc mắc lý do ly hôn của hai vợ chồng.
Sau đó, Hawken giải thích trong một cuộc phỏng vấn với tờ Times rằng, có 2 lý do chính dẫn đến việc ly hôn.
Thứ nhất, anh không có ý thức về sự hiện diện hay thành tựu của mình trong thế giới kinh doanh của vợ, nên không thể tự hào về vợ mình. Thứ hai, anh thấy mệt mỏi với cảm giác “không bao giờ tiêu hết tiền”. Đây không phải là cuộc sống anh mong muốn.
Cuộc sống lý tưởng của anh luôn đơn giản và ấm áp, điều này hoàn toàn trái ngược với Dai Xiuli.
Sau khi ly hôn, Dai Xiuli giao quyền quản lý công ty cho em trai, bắt đầu đi chu du khắp đất nước, tận hưởng cuộc sống bình yên mà trước giờ cô chưa hề nghĩ tới.