Theo Bộ Y tế, cả nước có khoảng gần 3 triệu học sinh bị tật khúc xạ trong đó 70% là cận thị. Tỷ lệ này ở thành thị cao hơn nông thôn.
Bác sĩ Phùng Thị Thúy Hằng, Phó trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết tật khúc xạ là tên chung của các tình trạng như cận thị, viễn thị, loạn thị. Thực tế, nhiều trẻ em bị tật khúc xạ nhưng phụ huynh và nhà trường chưa quan tâm nên mắt bị suy giảm thị lực rất nhiều.
Nguyên nhân gia tăng tật khúc xạ có nhiều yếu tố trong đó có di truyền từ cha mẹ. Cha mẹ có tật khúc xạ trên 6 đi ốp thì 100% con sẽ bị.
Ngoài ra, khi ánh sáng không đầy đủ, bố trí ánh sáng, kích thước bàn ghế học không phù hợp với độ tuổi, học sinh để mắt quá gần khi đọc và viết cũng dẫn đến cận thị. Trẻ sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều, liên tục, thiếu thời gian sinh hoạt, vận động ngoài trời.
Đặc điểm chung của tật khúc xạ là học sinh nhìn mờ, nheo mắt khi đọc, viết, không đọc rõ chữ trên bảng. Trẻ còn bị mỏi mắt, nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ khi học tập.
Theo bác sĩ Hằng, học sinh bị tật khúc xạ rất nguy hiểm vì trẻ giảm thị lực, thoái hóa võng mạc, đục dịch kính, glocom, rách và bong võng mạc. Người bệnh sẽ phải điều trị phẫu thuật phức tạp hơn, ảnh hưởng đến quá trình học tập.
Việc điều trị tật khúc xạ có thể điều chỉnh bằng kính gọng, kính áp tròng cứng/mềm hoặc phẫu thuật đặt kính nội nhãn. Ngoài ra, phẫu thuật laser trị cận thị cũng có tác dụng nhưng giá thành cao và chỉ thực hiện từ người 18 tuổi trở lên, có tật khúc xạ ổn định trong 1 năm.
Bác sĩ Hằng cho biết trẻ mắc tật khúc xạ cần được quan tâm nhiều hơn. Cô giáo và phụ huynh nên thường xuyên theo dõi con khi sinh hoạt, học tập để phát hiện sớm tật khúc xạ.
Những sai lầm khi học sinh bị tật khúc xạ như phụ huynh sợ cho con đeo kính vì tăng độ cận, mua kính có độ cận không đúng. Học sinh cần tái khám 6 tháng/lần để giám sát độ cận thị, giảm hại chức năng thị giác.
Để phòng ngừa tật khúc xạ, bác sĩ lưu ý giảm căng thẳng cho mắt. Phụ huynh có biện pháp bảo vệ mắt, vệ sinh mắt hằng ngày, cho trẻ ngồi học đúng tư thế, khoảng cách từ mắt đến sách vở là 25-30cm. Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng và vuông góc với mặt ghế ngồi, hai chân thoải mái, hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định. Phòng học đủ ánh sáng, bàn ghế đúng tiêu chuẩn theo từng cấp học, đèn để phía đối diện với tay cầm bút. Không nên cho trẻ đọc sách, xem tivi, chơi điện tử quá 2 giờ liên tục. Tuân thủ đầy đủ chế độ giải lao, vui chơi và dinh dưỡng hợp lý.
Đối với nguyên nhân tử vong của bệnh nhân, Bệnh viện Bạch Mai đang chờ kết quả chuyên môn từ hội đồng của Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Mê Thuột và Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk.
Trước đó, ngày 16/8, Sở Y tế Đắk Lắk có văn bản gửi Bộ Y tế, Bệnh Viện Bạch Mai và các đơn vị liên quan về nữ bệnh nhân 67 tuổi tử vong sau can thiệp thay động mạch chủ qua da tại Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột vào ngày 29/7.
Ca can thiệp có sự tham gia của 3 bác sĩ đến từ Viện Tim mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai. Trong văn bản này, Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết trước phẫu thuật, ê-kíp chưa thực hiện đủ các kiểm tra cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán như chụp động mạch vành, đo đường kính lỗ van, đường kính góc động mạch chủ.
Khi xử lý biến chứng, ê-kíp đã chỉ định mở ngực là chưa phù hợp vì chưa có đội ngũ phẫu thuật tim, chưa có tuần hoàn ngoài cơ thể và các máy móc hỗ trợ hồi sức tim. Bác sĩ điều trị không thực hiện CT tim nên chưa đánh giá hết tổn thương cấu trúc van tim và cơ tim.
Học sinh gốc Á ở California bị đánh nhập viện vì virus corona (Ảnh minh họa)
Cho đến nay, đã có 15 trường hợp được xác nhận nhiễm virus corona tại Mỹ, bao gồm 8 trường hợp ở California. Những bệnh nhân này đang được điều trị cách ly và các quan chức nhấn mạnh, virus hiện đang không lan truyền trong cộng đồng.
Cho dù dịch bệnh bùng phát từ Trung Quốc, nó cũng không liên quan gì đến người châu Á và càng không thể khẳng định rằng tất cả người Châu Á đều mang bệnh dịch này.
Bà Hilda Solis, giám sát viên quận Los Angeles cho biết, bất cứ ai phân biệt đối xử và đưa ra những thông tin sai lệch đều sẽ bị điều tra. Bên cạnh đó, FBI cũng đang mở một cuộc điều tra về vấn đề này.
Tuần trước, một nhân viên của Trung tâm văn hóa người Mỹ gốc Á đã ho nhẹ tại trung tâm thể dục địa phương. Tất cả những người khác đã rời đi vì nghĩ rằng cô đang bị nhiễm virus corona.
Một sự cố tương tự khác là một học sinh lớp 8 người Mỹ gốc Việt ở Los Angeles tên là Dylan Muriano cũng đã được giáo viên đưa xuống phòng y tế vì cậu bị ho do sặc nước. Thế nhưng, khi trở lại lớp, cậu bị bạn bè trêu chọc vì cho rằng Dylan Muriano đã nhiễm viurs corona.
Vấn đề phân biệt chủng tộc đối với người Châu Á, gốc Á cũng từng xảy ra vào năm 2003, khi dịch SARS bùng phát. Các quan chức cảnh báo rằng đây là hành vi không chấp nhận được.
“Sự phân biệt đối xử có thể nghiêm trọng hơn khi virus lây lan trong các cộng đồng Mỹ thời gian tới. Chúng ta cần phải lên tiếng chống lại điều này khi là người chứng kiến. Chúng ta không phải là người ngoài cuộc”, ông Robin Toma, giám đốc Ủy ban Quan hệ Con người quận Los Angeles nói.
Cũng như giám thị của một trường học tại Los Angeles đã nói, sự thay đổi trong hành vi nhất thiết phải bắt đầu từ phụ huynh. “Kỳ thị là điều trẻ em học được. Nó không tự nhiên đến với chúng”.
Hiện có hơn 14.000 người đã ký đơn yêu cầu các trường học tại Los Angeles đóng cửa, dù chỉ có một ca mắc bệnh tại quận này.
Trường Giang (Theo CBS)
Bộ Giáo dục Mỹ đang điều tra các trường đại học Harvard và Yale về những khoản quà tặng lên đến hàng tỷ USD từ nước ngoài, trong đó có Trung Quốc và Ả Rập Saudi.
" alt=""/>Học sinh gốc Á ở California bị đánh nhập viện vì virus corona