
Theo ông Thắng, tốc độ là một trong những mục tiêu cơ bản của chuyển đổi số. Việc vội vàng chuyển đổi có thể rất dễ dẫn đến tình trạng bỏ qua các biện pháp kiểm soát bảo mật và những rủi ro tiềm ẩn.
Việc xác định rủi ro và định lượng tác động trở nên khó khăn hơn khi các bên liên quan (tư vấn bảo mật, kinh doanh, CNTT, tài chính, quản trị…) vắng mặt trong những giai đoạn đầu của chuyển đổi số.
Một nghiên cứu của IBM cho thấy, việc gấp rút thực hiện chuyển đổi số làm tăng nguy cơ vi phạm dữ liệu lên 72%, tăng 65% rủi ro bị tấn công mạng và các mối đe dọa đối với tài sản có giá trị lớn.
Cùng với sự phát triển của chuyển đổi số, phạm vi tấn công của tin tặc cũng vì thế mà ngày càng mở rộng. Chuyển đổi số giúp số hóa quy trình sản xuất, kinh doanh và thông tin, các điểm truy cập mạng mới cũng tăng lên. Đây chính là cơ hội cho tội phạm mạng phát triển.
Từ những nhận định trên, đại diện Ban Cơ yếu Chính phủ cho rằng, chuyển đổi số chính là cơ hội và cũng là thách thức đối với các tổ chức, doanh nghiệp.
Chuyển đổi số đòi hỏi nhiều sự thay đổi và thích ứng mau lẹ. Một chiến lược chi tiết và rõ ràng bao gồm các vấn đề về bảo mật sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu những rủi ro và thành công hơn trên hành trình chuyển đổi số.
Theo vị chuyên gia này, có 7 vấn đề then chốt của bảo mật và an toàn thông tin tác động đến quá trình chuyển đổi số. Các vấn đề này bao gồm bảo mật dữ liệu, bảo mật ứng dụng, bảo mật điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, quản trị nhận dạng và truy cập, bảo mật cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, cuối cùng là sự phụ thuộc vào bên thứ 3 trong chuyển đổi số dẫn đến những yêu cầu đảm bảo an toàn cho chuỗi cung ứng.
Nhìn chung, chuyển đổi số là cơ hội nhưng cũng là thách thức của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc chuyển đổi mô hình, cách thức hoạt động. Để chuyển đổi số thành công, an toàn, các tổ chức cần có một nhận thức chung về chuyển đổi số, tiếp đến là các nguy cơ, vấn đề an toàn, an ninh mạng trong chuyển đổi số.
Các tổ chức, doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể, quy trình chuyển đổi chặt chẽ, cơ sở hạ tầng linh hoạt, an toàn và đội ngũ nhân sự an toàn thông tin đáp ứng các yêu cầu về trình độ, kỹ năng.
Trọng Đạt
" alt=""/>Chuyển đổi số thiếu sự tính toán sẽ là “con dao 2 lưỡi”7-Eleven Việt Nam đối mặt với không ít thách thức chung của ngành bán lẻ: sự phát triển của Thương mại điện tử và phương thức bán hàng đa kênh, độ phức tạp ngày càng tăng của chuỗi cung ứng, sự thay đổi hành vi của khách hàng qua từng thế hệ…
Ở góc độ hẹp hơn, khi phát triển đến một quy mô nhất định, doanh nghiệp nào cũng sẽ có những “điểm chững” và phải đối mặt với hàng loạt vấn đề phát sinh. Với 7-Eleven Việt Nam, áp lực không chỉ đến từ các thương hiệu trong cùng lĩnh vực và địa bàn mà còn là những vấn đề nội tại của hệ thống như việc tối ưu hiệu suất hoạt động và chi phí, quản lý tập trung hơn 100 cửa hàng và vận hành hệ thống mạng một cách trơn tru, đảm bảo tốc độ Wi-Fi ổn định tại từng cửa hàng hay nâng cao năng lực giải quyết sự cố mạng từ xa một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, việc tập hợp dữ liệu từ các cửa hàng rải rác, phân tích và ra quyết định, từ đó cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ cũng là một trong những thách thức lớn đối với đội ngũ IT của 7-Eleven Việt Nam.
Đầu tư “nhanh - đúng - đủ” cho công nghệ
Để giải quyết được những bài toán này, 7-Eleven Việt Nam đã tập trung mạnh mẽ vào việc ứng dụng công nghệ nhằm phục vụ các nghiệp vụ chuyên môn và hỗ trợ công tác điều hành, quản lý… Cụ thể, 7-Eleven Việt Nam đã chọn Cisco làm đối tác công nghệ để đồng hành cùng những tham vọng chinh phục thị trường của mình, thông qua việc ứng dụng giải pháp Cisco Meraki với sự hỗ trợ đắc lực từ nhà cung cấp tích hợp giải pháp & dịch vụ mạng Digital World Network (DWN) - doanh nghiệp tiên phong đưa công nghệ Meraki về Việt Nam và cũng là đối tác chiến lược của Cisco tại Việt Nam.
Theo đó, 7-Eleven Việt Nam đã sử dụng giải pháp Cisco Meraki Router/Firewall loại nhỏ như Z/MX Series với tính năng fail-over - phương án dự phòng khi xảy ra sự cố, cổng USB cho 3G/4G và các giải pháp MR Series cung cấp khả năng kết nối Wi-Fi liền mạch. Nhờ đó, 7-Eleven Việt Nam có thể đảm bảo tính bảo mật, thu thập và kết nối dữ liệu với trung tâm dữ liệu... Tại trung tâm dữ liệu của 7-Eleven Việt Nam, Meraki MX250 được sử dụng để quản lý, tập trung dữ liệu từ các cửa hàng đổ về, giúp tiết kiệm về thời gian và chi phí mà vẫn đảm bảo việc vận hành trơn tru.
Theo ông Lê Nam - Quản lý Vận hành và Phát triển Hạ tầng CNTT của 7-Eleven Việt Nam, hơn cả một giải pháp về mạng, Cisco Meraki đã phục vụ đắc lực hoạt động kinh doanh và mang lại nhiều hiệu quả nổi bật.
“Nhờ giải pháp này, chúng tôi không chỉ cắt giảm được ngân sách hàng trăm triệu đồng mỗi tháng cho dịch vụ kết nối VPN, mà còn có thể quản trị tập trung tự động dễ dàng trên giao diện Dashboard Meraki và giải quyết sự cố từ xa nhanh chóng - giúp giảm thiểu thời gian từ vài chục phút xuống còn vài giây. Đồng thời, giải pháp này của Cisco cũng giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng, phần nào “đo lường” được xúc cảm và hành vi của họ với các nhóm mặt hàng, các cửa hàng cụ thể… Có thể nói, Cisco Meraki là giải pháp “chi - thu” (chi ra để thu lợi cho doanh nghiệp), chứ không phải “chi phí” như chúng ta thường nói”, ông Lê Nam nói.
Cụ thể, Cisco Meraki giúp các cửa hàng trong hệ thống có thể theo dõi trạng thái mạng, quản lý ứng dụng & băng thông hiệu quả, duy trì hiệu suất Wi-Fi ổn định, đảm bảo khách hàng luôn có trải nghiệm mua sắm thuận lợi và không gặp sự cố kết nối. Đặc biệt, sự liên kết về dữ liệu trên toàn hệ thống theo thời gian thực (real time) đã hỗ trợ cho việc bán hàng, mang đến cái nhìn toàn cảnh đa chiều như lưu lượng khách hàng tại từng cửa hàng, phản ứng/ tương tác của họ về các thông tin quảng bá sản phẩm, số liệu cập nhật liên tục về sự sẵn sàng của từng sản phẩm…
Bên cạnh đó, việc ứng dụng công cụ Marketing phong phú, miễn phí có sẵn của Wi-Fi Meraki không chỉ giúp tiết kiệm chi phí tiếp thị mà còn hỗ trợ gia tăng hoạt động quảng bá cho đối tác của 7-Eleven Việt Nam.
Hơn thế, với thương hiệu cần đến sự linh hoạt để sẵn sàng mở rộng chuỗi như 7-Eleven Việt Nam, Cisco Meraki còn giúp “nhân bản” một cách dễ dàng, không phải cấu hình lại cho từng cửa hàng và cho phép mở rộng số lượng Access Point không giới hạn mà vẫn tập trung hoá về Cloud Controller để quản trị tự động từ xa.
Có thể nói, việc đầu tư “nhanh - đúng - đủ” đã giúp những doanh nghiệp bán lẻ như 7-Eleven không những giải quyết những vấn đề nội tại mà còn sẵn sàng cho một tương lai mở rộng và tăng trưởng bền vững tại thị trường Việt Nam.
Bích Đào
" alt=""/>Đầu tư vào công nghệ