>>Hội thảo phát triển ngành trò chơi trực tuyến lần 2
Theo ông Minh, nhiều người quan điểm rằng sáng tạo là tạo ra điều gì đó mới hoàn toàn và chưa có ở bất kỳ đâu, nhưng với VNG trong suốt 9 năm hình thành và phát triển của mình, quan điểm về sáng tạo là “tạo ra 1 sản phẩm, dịch vụ có đông người dùng và hữu dụng”.
Đơn cử như Apple, iPhone không phải là chiếc điện thoại cảm ứng chạm đầu tiên trên thế giới, nhưng nó là sản phẩm điện thoại cảm ứng đông người dùng nhất hiện nay, hay Facebook cũng không phải là mạng xã hội đầu tiên, nhưng nó hiện đang có số lượng người dùng đông đảo nhất. Và với quan điểm như trên VNG đã có thành công như ngày nay, đồng thời để được như vậy, VNG cũng đã trải qua nhiều bài học đáng giá, cụ thể sau đây là 3 bài học mà VNG đã rút ra từ những câu chuyện mà mình đã trải qua.
Câu chuyện đầu tiên liên quan đến Võ Lâm Truyền Kỳ, vào tháng 11/2004, VNG thành lập (lúc bấy giờ là VinaGame) có 70.000 USD trong tài khoản và khi mua game này, lúc đầu phải trả ngay 50.000 USD cho đối tác. Vậy, với 20.000 USD còn lại VNG dùng như thế nào?
Ông Minh chia sẻ, lúc mua game về mọi người rất vui mừng và hồ hởi, tuy nhiên lúc đó cả công ty với 12 người đều không biết bắt đầu từ đâu vì chưa làm game bao giờ. Cuối cùng, VNG quyết định viết một email ngỏ lời với phía đối tác KingSoft, về việc sắp xếp 1 tuần để 2 công ty cùng ngồi lại với nhau chia sẻ kinh nghiệm về công tác phát hành game. Lúc đó VNG quyết định bỏ ra 10.000 USD để tổ chức cho 12 nhân viên công ty qua đối tác học một tuần tất cả mọi thứ, từ cách điều hành, đến máy chủ, cách làm marketing, hệ thống thanh toán…hay ngay cả việc làm website cũng phải học từ họ. Sau đó, VNG đem về thực hiện ở Việt Nam và sự thành công của Võ Lâm Truyền Kỳ trở thành một yếu tố quan trọng đóng góp cho thành công của VNG sau này.
" alt=""/>CEO VNG: Sáng tạo là làm ra sản phẩm có đông người dùng và hữu dụngCụ thể hơn, những bức ảnh mà Moto X chụp ra sẽ có điểm ảnh 1.4 micron, tức là lớn hơn hầu hết các camera smartphone hiện hành như Samsung Galaxy S4, vốn chỉ dừng lại ở kích cỡ điểm ảnh 1.1 micron. Trên lý thuyết, điểm ảnh lớn hơn sẽ có thể thu ánh sáng nhiều hơn và cho phép chụp ảnh yếu sáng đẹp hơn.
Điều thú vị hơn là công nghệ camera mà Moto X sẽ sử dụng khá giống với ý tưởng oversampling mà Nokia trang bị cho Lumia 1020. Nếu như Nokia kết hợp 7 điểm ảnh gần nhau thành một siêu điểm ảnh với dữ liệu màu sắc chính xác nhất thì Moto X sẽ kết hợp 4 điểm ảnh.
Ngoài ra, camera của Moto X được cho là có khả năng quay video Full HD với tốc độ lên tới 60 hình/giây. Chất lượng âm thanh cũng được "quan tâm nghiêm túc" với việc Motorola trang bị tới 3 microphone có khả năng ghi âm "3D", nguồn tin cho hay.
Tập hợp tất cả các đồn đoán gần đây về Moto X, có thể dễ dàng hiểu được vì sao siêu phẩm này lại đang gây phấn khích cho cộng đồng công nghệ đến vậy. Liệu cấu hình cuối cùng của Moto X có thể thỏa mãn kỳ vọng mà người dùng đặt ra hay không, câu trả lời sẽ chỉ có chính thức vào ngày mai (1/8), trong sự kiện công bố chính thức của Google.
Y Lam(Theo Phone Arena)
" alt=""/>Siêu dế Moto X 'học' công nghệ camera của Lumia 1020