Chỉ còn 50 ngày nữa là Lê Việt Anh (Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Gia Lâm, Hà Nội) cùng hàng triệu học sinh lớp 12 khác sẽ chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học.Ban đầu, Việt Anh định lựa chọn ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Tuy nhiên, bố mẹ của cậu lại kịch liệt phản đối vì cho rằng làm ngành dịch vụ sẽ bấp bênh.
“Bố mẹ muốn em theo kinh tế để ổn định. Nhưng em biết có người học xong kinh tế vẫn làm trái ngành vì khó xin việc”.
 |
Nhiều thí sinh vẫn đang loay hoay chọn nghề |
Trong khi đó, Hoàng Huyền Trang (Trường THPT chuyên Thái Bình) cũng đang “mất ăn mất ngủ” để đưa ra quyết định. Có anh họ theo học ngành Thiết kế nội thất của Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp, ngay từ lớp 9, Trang đã được định hướng đi theo con đường này.
“Cả nhà cho rằng như vậy sẽ tốt hơn cho em vì đây là ngành “không lo thiếu việc” và sau khi ra trường sẽ có người dẫn dắt. Vì thích vẽ nên em cũng đi luyện thi”.
Hơn 3 năm kể từ lớp 9, cứ những ngày cuối tuần, Trang lại bắt xe ô tô lên Hà Nội để luyện vẽ. Tuy nhiên, đến đầu năm lớp 12, cô gái 18 tuổi bắt đầu băn khoăn về hướng đi của mình.
Học gì để không thất nghiệp?
Đây là câu hỏi chung của rất nhiều thí sinh. GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Phó ban đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng: “Ngành nào bây giờ đang nhiều người thất nghiệp nhất thì 4 năm sau sẽ có cơ hội việc làm nhiều hơn”.
 |
“Ngành nào bây giờ đang nhiều người thất nghiệp nhất thì 4 năm sau sẽ có cơ hội việc làm nhiều hơn” |
“Chỉ khi nào các em chọn ngành nghề theo sở trường và là ngành mình mong muốn hướng đến nhất thì khi đó các em mới có động lực để cố gắng và khả năng thành công cao hơn”, GS Thảo nói.
Còn ông Đào Trọng Độ, Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTB&XH), cho biết hiện nay nhu cầu về nguồn nhân lực ở một số ngành đang ở mức cao, ví dụ như ngành dịch vụ khách sạn. Hiện khối quản trị nhà hàng, khách sạn đang rất thiếu nhân lực bậc trung và bậc cao. Mức thu nhập khởi điểm nếu làm ở vị trí quản lý khách sạn 5 sao có thể từ 1.000-2.000 USD/tháng.
Vì vậy, ông Độ cho rằng những thí sinh có mong muốn theo đuổi ngành nghề này có thể yên tâm lựa chọn.
Một thí sinh khác đặt câu hỏi: “Nếu tương lai robot thay thế con người, ngành nghề nào sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn về cơ hội việc làm của những người trẻ?”.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo khẳng định: “Robot đã, đang và sẽ là một phần của nền công nghiệp 4.0. Không chỉ trong các dây chuyền sản xuất, robot còn có mặt trong rất nhiều lĩnh vực đời sống như ngành chăm sóc sức khỏe, công nghiệp thực phẩm. Nhưng máy vẫn là máy, không bao giờ thay thế hoàn toàn con người. Yếu tố con người vẫn luôn quan trọng trong mọi thời đại”.
"Cực kỳ có lợi thế" nếu học giỏi Toán
Với sức học tốt, đặc biệt là môn Toán, Lê Viết Hùng (Trường THPT Lê Hồng Phong, Nam Định) có nhiều lựa chọn vào các trường đại học tốp đầu. Tuy nhiên, Hùng được bố mẹ kỳ vọng sẽ đỗ vào Trường ĐH Kinh tế Quốc dân hoặc Trường ĐH Ngoại thương.
“Ở lớp em, quá nửa chọn thi Trường ĐH Kinh tế Quốc dân hoặc Trường ĐH Ngoại thương. Ngoài kinh tế, em không biết chọn ngành gì khác”, Hùng nói.
Có mặt trong ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra ngày 21/6, một nữ sinh băn khoăn: “Em là con gái nhưng rất thích học Toán. Em cũng đã đoạt giải Nhì trong cuộc thi học sinh giỏi quốc gia. Thầy cô có thể cho em lời khuyên nếu học Toán thì nên theo ngành nào và sau này ra trường có thể làm gì?”.
Cho rằng việc học giỏi toán “cực kỳ có lợi thế”, TS Nguyễn Thanh Bình, Trưởng phòng Chính trị và công tác sinh viên, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, tư vấn: “Hiện nay ở Việt Nam đang có hai nữ giáo sư về Toán học đầu ngành là GS Hoàng Xuân Sính và GS Lê Thị Thanh Nhàn. Nếu yêu thích Toán học, em có thể đi theo con đường nghiên cứu như các giáo sư này.
Ngoài ra, có thể “rẽ ngang” sang chuyên ngành Toán Tin ở một số trường như Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Khoa học Tự nhiên...
Đặc biệt, học giỏi Toán cũng có lợi thế nếu học ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo. Đây hiện đang là những ngành nghề mới và rất “hot”. Như vậy, cơ hội việc làm của ngành này cũng rất rộng mở, các em hoàn toàn có thể yên tâm”, TS Bình nói.
Bắt đầu từ ngày 15/6, thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, đồng thời đăng ký xét tuyển vào đại học. Hạn đăng ký kết thúc vào ngày 30/6.
Thúy Nga

Chỉ tiêu và học phí ngành Công nghệ thông tin
Những năm gần đây, ngành công nghệ thông tin luôn có mức điểm chuẩn cao nhất tại nhiều trường ĐH. Hiện mức học phí tối thiểu đối với ngành này là 11,7 triệu đồng/năm.
" alt=""/>Học nghề gì để không thất nghiệp?

- Hình ảnh thầy giáo bế con cho nữ sinh viên làm bài thi hiếm hoi xuất hiện trên giảng đường ở Việt Nam được chia sẻ trên mạng xã hội đang hút sự chú ý của nhiều người. |
Thầy giáo bế con cho nữ sinh viên làm bài thi thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Ảnh: beat.vn |
Một số người cho rằng đây là hình ảnh chưa quen mắt. Nhưng nhiều người có cái nhìn khác khi dành những lời khen ngợi với sự sẻ chia và tình thương của thầy giáo trước hoàn cảnh sinh viên của mình.
Chia sẻ với VietNamNet, nữ sinh T. cho biết sự việc cũng bất đắc dĩ mà xảy ra và cảm thấy may mắn khi gặp được người thầy tạo điều kiện giúp đỡ.
“Bất đắc dĩ thôi anh, thầy cũng châm chước cho hoàn cảnh khó khăn của em thôi. Vì không có ai trông con nên em phải bế con theo lên lớp, thấy cảnh như vậy thầy đã giúp đỡ bế bé cho em làm bài thi. Thầy đã bế bé suốt 2 giờ đồng hồ để em làm bài”.
Nữ sinh T. cho biết, ngày thường, con có bà nội trông nhưng hôm nay bà có việc đột xuất phải về quê gấp, chồng lại đi làm xa, không có ai trông, T. đành mang con lên lớp.
“Em muốn gửi lời cảm ơn đến thầy. Em biết cách xử lý của mình là không đúng, có thể ảnh hưởng đến thầy. Bởi thầy là người tốt mà mọi người bình luận không hay lại khổ thầy ra”, T. tâm sự.
Cũng vì lo ngại do tình huống bất đắc dĩ tạo điều kiện cho bản thân mà ảnh hưởng đến thầy nên nữ sinh T. cũng không tiết lộ danh tính.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu của VietNamNet, thầy giáo đã bế con cho sinh viên của mình trong suốt 2 giờ đồng hồ làm bài là thầy V.K, giảng viên của Trường CĐ Công nghệ và Thương mại Hà Nội.
Chia sẻ với VietNamNet, một sinh viên khác của trường nhận xét: “Thầy dễ tính, tốt và nhiệt tình lắm anh ạ. Đặc biệt, ngoài việc luôn động viên chúng em học tập, thầy rất quan tâm đến đời sống, hoàn cảnh của sinh viên”.
Cách đây mấy năm, hình ảnh một vị giáo sư Israel bế con cho sinh viên trong giờ học cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực của cộng đồng.
Cụ thể, trong một giờ học về hành vi có tổ chức, em bé của một sinh viên bắt đầu khóc. Và để bài giảng không bị gián đoạn, GS Sydney Engelberg của ĐH Hebrew, thành phố Jerusalem (đã đứng lớp được 45 năm) ngay lập tức bế đứa bé lên, dỗ dành rồi tiếp tục bài giảng như không có chuyện gì xảy ra.
Bức ảnh chụp cảnh giáo sư vừa bế đứa bé vừa giảng bài đã được đăng trên trang Reddit. Chú thích bức ảnh giải thích rằng bà mẹ trẻ này do không thể đủ tiền thuê người trông trẻ nên đã mang con tới lớp. Khi đứa trẻ bắt đầu khóc, cô tỏ ra rất xấu hổ và chuẩn bị ra khỏi lớp. Và ngay lập tức vị giáo sư đã giúp cô.
“Đây là một vị giáo sư thực sự quan tâm với nền tảng giáo dục của sinh viên” – một thành viên mạng xã hội khen ngợi. Một người khác thì nói: “Tôi thậm chí không thể tưởng tượng được điều đó có ý nghĩa với cô ấy nhiều như thế nào khi biết rằng có người coi trọng việc học tập của cô và ủng hộ cô rất nhiều”.
Thanh Hùng
" alt=""/>Thầy giáo bế con cho nữ sinh viên làm bài thi