









So với AirPods 1 và 2, AirPods Pro được đánh giá cho khả năng chống ồn và chất lượng âm thanh tốt hơn nhờ được thiết kế dạng nhét trong (in-ear). Đổi lại, người dùng sẽ không còn có được sự thoải mái và thông thoáng như ở chiếc AirPods dạng earbuds trước đó.
Ở thời điểm mới xuất hiện tại Việt Nam, giá của AirPods Pro dao động trong khoảng từ 6,9 - 7 triệu đồng. Tuy vậy chỉ 3 tuần sau đó, mẫu tai nghe này đã có sự điều chỉnh mạnh về giá bán. Hiện người dùng có thể dễ dàng tìm mua AirPods Pro tại Việt Nam với mức giá khoảng 6,2 triệu đồng.
Với mức giảm khoảng 10-15% giá bán như hiện tại, giá AirPods Pro xách tay tại Việt Nam hiện đã tiệm cận với mức 249 USD ở thị trường quốc tế. Có thể khẳng định đây sẽ là mức giá ổn định của mẫu tai nghe này trong một thời gian dài. Giờ cũng là thời điểm thích hợp nhất để người dùng có thể mua cho mình một chiếc AirPods Pro mới.
Một chiếc AirPods Pro giả có giá 1,5 triệu đồng. So với hàng thật, AirPods giả giống hệt vẻ ngoài và các tính năng. Người dùng chỉ có thể phân biệt dựa trên số IMEI và độ hoàn thiện của các chi tiết. |
Tuy vậy, người dùng cũng nên cảnh giác trước sự xuất hiện của những chiếc AirPods Pro hàng dựng mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam. Chúng có xuất xứ từ thị trường Trung Quốc với giá trung bình khoảng 1,5 triệu đồng, chỉ bằng 1/4 so với giá của hàng chính hãng.
Về mặt thiết kế, chiếc tai nghe giả có vẻ ngoài không khác gì so với AirPods Pro. Khi kết nối với thiết bị, tai nghe giả thậm chí còn được cài đặt sẵn thông tin về tên gọi là AirPods Pro như ở hàng thật.
Do vậy, người dùng cần hạn chế việc mua AirPods Pro online từ những nhà phân phối không rõ nguồn gốc xuất xứ. Người dùng cũng nên kiểm tra kỹ về số IMEI của thiết bị trên hệ thống website của Apple.
Trọng Đạt
" alt=""/>Giá AirPods Pro giảm sốc cả triệu đồng sau 3 tuân có mặt ở Việt Nam'Tròn mắt' với 4 công trình nhà đẹp Việt giành giải kiến trúc quốc tế 2018
Nhà đẹp với các kiểu tủ đa năng độc đáo
Căn nhà được thiết kế tập trung để khắc phục hai điều kiện khí hậu tương phản này, thông qua các kết quả nghiên cứu về đặc điểm kiến trúc ở cả hai khu vực khô cằn và ẩm ướt nhất trên thế giới.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Tầng một của căn nhà là không gian rộng lớn, bao phủ bởi vườn cây rậm rạp bên ngoài, đem lại cảm giác yên bình, tĩnh lặng.
![]() |
Tầng hai là khu vực phòng ngủ với thiết kế trần nhà thấp kết hợp với cửa sổ lớn được lắp đặt xen kẽ biến nơi này là một chốn lý tưởng để nghỉ ngơi, thư giản.
![]() |
Tầng ba có thiết kế tương tự tầng hai, tuy nhiên các mặt đều được bố trí cửa sổ lớn giúp bạn có thể nhìn ra 8 hướng khác nhau, như một đài quan sát.
![]() |
Todoroki được xây dựng giữa lòng một khu phố đông đúc nhưng lại có lối kiến trúc 8 cạnh tách rời như một bông hoa hết sức độc đáo. Điều mà Todoroki mang lại cho gia chủ là một tầm nhìn mới mẻ, một không gian yên tĩnh và trải nghiệm sống khác biệt với khu rừng dưới mặt đất và đài quan sát trên cao.
![]() |
![]() |
(Theo archdaily.com)
Không chỉ là phông nền cho những bức ảnh nhà đẹp hấp dẫn trên Instagram hay Pinterest, những chiếc ghế với đường góc bo tròn hay bộ ghế sofa mềm mại còn sở hữu sự thoải mái và tiện lợi tối đa.
Trong bài này mời bạn tham khảo thiết kế độc đáo của ngôi nhà đầy bất ngờ với phong cách cầu trượt.
" alt=""/>Căn nhà hình bát quái độc nhất vô nhị giữa hẻm núiNgay tại một vòng xuyến mật độ giao thông đông đúc giữa Sài Gòn có tấm quảng cáo với hình ảnh Trấn Thành đang dùng app Baemin, dưới đó có dòng chữ: “Em ăn gì anh đặt Beamin giao?”. Câu chuyện sẽ không có gì nếu cạnh bên đó không có quảng cáo của Gojek: “Ăn gì cũng được, Gojek giao là được”, sử dụng hình ảnh nổi bật của Hari Won - vợ Trấn Thành.
Dường như quảng cáo của Gojek cũng đặt ở một số địa điểm khác, bên cạnh bảng của Baemin.
Hình ảnh này được truyền đi trong nhiều nhóm tài xế công nghệ và các hội nhóm làm về truyền thông, quảng cáo. Nhiều ý kiến đã được nêu, trong đó chủ yếu tò mò, hiếu kỳ, ngạc nhiên về hình ảnh hai bảng quảng cáo đứng cạnh nhau.
Bộ phận truyền thông của Gojek và Baemin không bình luận gì về vấn đề trên khi được ICTnews hỏi.
Chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long (Sáng lập truyền thông Trăng Đen) nói “thích thú” về câu chuyện trên, và đánh giá cao sức sáng tạo của đội ngũ tiếp thị Gojek. “Nhưng tôi băn khoăn không biết ở hậu trường thì những người liên quan có gặp rắc rối gì với các đối tác hay không”, ông Long trả lời ICTnews.
Trước đây từng có một màn đối đáp tương tự của hai nhãn hàng tại Việt Nam chuyên sản phẩm thức uống dinh dưỡng cho trẻ em, nhận được nhiều bình luận đánh giá cao về chuyên môn quảng cáo.
Trong giới công nghệ, Samsung từng có video “đá đểu” Oppo tại Việt Nam, tuy nhiên sau đó đoạn clip gây tranh cãi đã được cắt bỏ, chỉ còn lại phần quảng cáo sản phẩm.
Về quảng cáo của Gojek, ông Huỳnh Lê Khánh, Giám đốc điều hành cấp cao, Tập đoàn truyền thông Golden Communication Group, cho rằng trong câu chuyện này không có bất kỳ điểm nào vi phạm các giá trị nền tảng của văn hoá Việt Nam nói chung. Thông điệp, cách thể hiện thông điệp và cách đặt để thông điệp ở nơi công cộng thể hiện vẫn phù hợp với văn hoá Việt xét về tổng thể.
“Chỉ có một khía cạnh đó là văn hoá giao tiếp trực diện. Người châu Á nói chung và người Việt nói riêng thường không quen với văn hoá trực diện, cho nên khi nhìn vào sự “đối đáp trực diện” của hai thương hiệu thế này, có thể nhiều người cảm thấy có gì đó “lấn cấn”. Tuy nhiên, xét về khía cạnh nghề nghiệp, những cách “đáp trả” thế này thực sự gây hứng thú cho những ai đang làm trong ngành quảng cáo”, ông Khánh phân tích.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Long cho rằng hai bảng quảng cáo đặt riêng và đứng cạnh nhau không vi phạm giá trị văn hoá nào. Ngược lại, cách làm quảng cáo này thu hút sự chú ý của người qua đường, và đủ hấp dẫn để tạo ra các cuộc bàn luận trên cả truyền thông chính thống lẫn truyền thông xã hội, một cách tự nhiên và miễn phí.
Ông Khánh cũng cho rằng hai bảng quảng cáo có hiệu quả khi gây chú ý. Nhưng nếu quan tâm đến những mục tiêu khác như việc tiếp nhận thông điệp của người dùng, hiểu, tìm kiếm thêm thông tin, tin tưởng và sử dụng thì nó cần có một khảo sát cụ thể để đánh giá được mức độ đóng góp của mẫu quảng cáo này đối với thương hiệu sau chiến dịch.
Các màn quảng cáo đối đáp như trên không lạ trên thế giới. Pepsi và Coca Cola từng có những quảng cáo “đá” nhau tạo niềm hứng khởi cho cả người dùng lẫn giới chuyên môn. Hoặc Apple và Microsoft từng có nhiều video “đá xéo” nhau khá thú vị.
Hải Đăng
Vụ sáp nhập giữa Grab và Gojek nếu xảy ra sẽ dẫn đến độc quyền thị trường, ảnh hưởng xấu đến người dùng và tài xế.
" alt=""/>Sự thật về bảng quảng cáo Gojek “đá đểu” Baemin tại Sài Gòn