Theo phản ánh của bà Trịnh Thị Hòa, trú tại số 33 Đê La Thành (phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa) cho biết, từ sau khi người dân lên tiếng phản ánh những việc cấp sổ đỏ và cấp phép xây dựng tại số 27A Đê La Thành, thì liên tục có những người lạ mặt đến đe dọa, uy hiếp tinh thần các hộ dân.Trong đơn gửi các cơ quan chức năng, bà Hoà nêu rõ gia đình bà bị ném chất bẩn vào các ngày 27/3- và 22/5/2019. Ngoài ra còn có 2 hộ dân khác là gia đình gia đình chị Nguyễn Thị Đông (trú tại 32 Đê La Thành) và gia đình ông Lã Ngọc Loan (trú tại số 36 Đê La Thành) cũng bị ném chất bẩn. “Trực tiếp ông Lê Hữu Hùng đã dùng gậy sắt đánh thúc vào bụng tôi gây thương tích” – đơn của bà Hoà nêu.


|
Bà Trịnh Thị Hòa, trú tại số 33 Đê La Thành phản ánh việc liên tục bị ném chất bẩn vào nhà mình và cả nhà các hộ dân khác (Ảnh cắt từ clip). |
Cũng theo bà Hòa, gia đình đã trình báo sự việc tới cơ quan chức năng là công an phường Ô Chợ Dừa nhưng tới nay vẫn không được chưa được giải quyết. “Sự việc căng thẳng kéo dài đang ảnh hưởng lớn tới an toàn và tâm lý của gia đình tôi và nhiều hộ dân đang có tranh chấp với gia đình ông Hùng”, bà Hòa lo sợ.
XEM CLIP:
Liên quan đến sự việc này, ngày 30/5, trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo Công an phường Ô Chợ Dừa xác nhận có xảy ra sự việc trên khi người dân có đơn tố giác, trong đó có việc có đối tượng ném chất bẩn vào nhà dân. Tuy nhiên, lãnh đao Công an phường này cho hay đến nay vẫn chưa xác định được đối tượng nào gây ra, hiện vẫn đang tiếp tục xác minh.
“Đây mới là ý kiến từ phía người dân. Còn phía công an đang điều tra xác minh thông tin chưa thể cung cấp được. Bây giờ chúng tôi cũng đang tham mưu cho UBND phường giải quyết tận gốc về vấn đề tranh chấp đất đai. Trong quá trình mâu thuẫn người nọ nghi người kia, người dân có quyền nghi vấn nhưng cơ quan điều tra cần chứng minh vụ việc như thế nào”, vị này nói.
Được biết, tối ngày 31/5 vừa qua, công an phường Ô Chợ Dừa đã tổ chức cuộc họp giải quyết những bất đồng của gia đình ông Lê Hữu Hùng tại địa chỉ 27A Đê La Thành và 12 hộ liền kề về việc xây dựng đè lên hệ thống cấp thoát nước. Tuy nhiên, khi chuẩn bị họp hoà giải bố con ông Hùng đã gây mất trật tự an ninh tại hội trường của công an phường, mạt sát các hộ dân có mặt tại hội trường. Sau đó, bố con ông Hùng lại xuống phòng trực ban làm ầm ĩ gây gổ, chửi bới các hộ có tranh chấp.
Nêu ý kiến tại cuộc họp này, các hộ dân đề nghị chính quyền can thiệp để tránh tình trạng xảy ra gây thương tích và đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.
Đại diện hội phụ nữ cho rằng, nếu UBND phường và công an phường không hoà giải được thì chuyển cấp cao hơn để giải quyết.
Cũng liên quan đến vấn đề này, mới đây, Ban Tiếp công dân TW (Thanh tra Chính phủ) đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội về việc chuyển đơn công dân phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa) đến Chủ tịch UBND TP để chỉ đạo cơ quan chức năng giải quyết, trả lời công dân. Đồng thời đề nghị thông báo kết quả đến Ban Tiếp công dân TW.
Trước đó, như VietNamNet thông tin đại diện 12 hộ gia đình đang cư trú tại Tổ 18 (cụm dân cư số 5, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội) đã “tố” những sai phạm trong việc cấp sổ đỏ tại số 27A Đê La Thành. Theo người dân nguồn gốc đất mà gia đình ông Lê Hữu Tiến, bà Nguyễn Thị Nhạc (bố mẹ đẻ của ông Lê Hữu Hùng và các đồng sở hữu hiện nay-PV) tại số 27A Đê La Thành chỉ có diện tích là 86m2 đất, kê khai đóng thuế ổn định từ năm 1962 cho đến thời điểm được cấp sổ đỏ năm 2006. Nhưng đến năm 2006, trong sổ đỏ cấp cho thửa đất số 27A Đê La Thành lại có tổng diện tích đất là 112,6 m2, gồm phần đất tăng thêm so với diện tích kê khai ban đầu là 26,6m2 thuộc đất lưu không liền kề. Đây cũng là hệ thống cống thoát nước thải và nước mưa của khu dân cư có từ hàng chục năm trước. Sự việc tranh chấp đang được các cấp chính quyền xem xét giải quyết, thì vào ngày 13/2/2017, hộ ông Lê Hữu Hùng được UBND quận Đống Đa cấp giấy phép xây dựng số 170097/GPXD. Tiếp đó, ngày 15/2/2019, lại cấp giấy phép xây dựng số 190060/GPXD thay thế giấy phép xây dựng trước đó. Dựa trên GPXD mới, gia đình ông Hùng tiếp tục cho xây dựng công trình nhà ở trên phần đất mà các hộ dân cho rằng có hệ thống đường cống thoát nước chung. |
Hồng Khanh

Người chết 2 năm vẫn ký xác nhận ranh giới đất: Do hiểu nhầm?
- Dù bà Phạm Thị Oanh đã mất từ năm 2004 vẫn có chữ ký trong Biên bản xác định ranh giới, mốc giới thửa đất lập năm 2006 để làm cơ sở cho UBND quận Đống Đa cấp sổ đỏ tại số 27A Đê La Thành...
" alt=""/>Tranh chấp đất đai, dân tố bị ném chất bẩn để dằn mặt
Tối ngày 22/8, thực hiện theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, chính quyền quận Hà Đông tổ chức hội nghị lấy ý kiến dân cư về về biện pháp xử lý đối với nhà đầu tư, đối với dự án, công trình vi phạm tại dự án tổ hợp chung cư cao cấp và thương mại Bemes (CT6), thuộc phường Kiến Hưng.Đây là dự án do Công ty CP Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bemes làm chủ đầu tư. Liên quan đến dự án này, vừa qua, Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can Lê Thanh Thản, Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh để điều tra về hành vi "lừa dối khách hàng". Ông Thản là người đứng tên làm Tổng giám đốc, người đại diện pháp luật của Công ty CP Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bemes.
 |
Dự án tổ hợp chung cư cao cấp và thương mại Bemes (CT6 Kiến Hưng) có nhiều sai phạm về xây dựng (Ảnh: Hồng Khanh). |
Đây cũng là một trong những dự án do Tập đoàn Mường Thanh xây dựng mà vừa qua Sở Tài nguyên Môi trường (TN-MT) Hà Nội có quyết định thu hồi và huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản trên đất (sổ đỏ) đã cấp cho các hộ dân khiến người dân bức xúc.
Ghi nhận của PV VietNamNet, nhiều cư dân có mặt từ rất sớm mong muốn qua hội nghị được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng bao lâu nay mong lời giải đáp thấu đáo từ chính quyền. Đa số người dân tham gia lấy ý kiến đều chung quan điểm cho rằng việc xử lý chủ đầu tư là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cư dân cũng đề nghị các cơ quan chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cư dân, sớm cấp sổ đỏ cho các hộ dân.
Ông Nguyễn Văn Nhuận (80 tuổi, toà CT6A) cho biết người dân đã bỏ ra cả tỷ đồng mua nhà có hợp đồng rõ ràng mà vẫn bị thu hồi sổ đỏ.
“Chúng tôi mua nhà có hợp đồng rõ ràng như vậy là ngay tình. Cư dân chúng tôi không sai phạm gì, nên ai cũng mong muốn lãnh đạo quận và TP sớm xử lý những tồn tại ở CT6 để được an cư lạc nghiệp” – ông Nhuận bày tỏ.
Ông cũng đặt vấn đề: Với những căn bị thu hồi sổ đỏ, cư dân có phải di dời để đập bỏ hay không?
Ông Đào Duy Hưởng (căn hộ 405-CT6A) cũng cho biết, căn hộ của gia đình đã được cơ quan chức năng sang tên sổ đỏ theo đúng các quy định nhà nước. Thế nhưng, hơn 2 năm sau, vẫn là cuốn sổ đỏ ấy nhưng không có giá trị pháp lý vì bị Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội ra quyết định thu hồi do có sai sót, không đúng quy định của pháp luật về đất đai.
 |
Đa phần cư dân đề nghị các cơ quan chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân (Ảnh: Hồng Khanh). |
“Dù TP đã dừng thu hồi sổ đỏ của cư dân, nhưng hiện nay nếu tôi đem nó ra giao dịch mua bán hay cắm ngân hàng để lấy tiền làm ăn thì nó có giá trị hay không? Còn nếu vẫn bị thu hồi sổ đỏ thì chúng tôi mong muốn chính quyền TP đưa ra phương án cụ thể” – ông Hưởng nói. Đây cũng là băn khoăn của nhiều cư dân không rõ sổ đỏ căn hộ có còn giá trị hay chỉ là tờ giấy lộn.
Trong khi đó, nêu ý kiến về phương án giải quyết, anh Trung chủ căn hộ tầng 14 tòa CT6C nêu ra 2 phương án. Một là chủ đầu tư nhanh chóng cấp sổ đỏ cho căn hộ ngay trong năm 2019. Hai là hoàn tiền với giá trị gấp đôi trên hóa đơn mua nhà của người dân. Cư dân đều bày tỏ mong muốn chính quyền TP đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người mua nhà.
Đề nghị xử lý nghiêm việc bao che cho sai phạm
Nêu ý kiến tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Nhuận cho rằng, việc để xảy ra sai phạm ảnh hưởng đến hàng trăm hộ dân ở khu chung cư CT6, theo ông Nhuận có trách nhiệm của thanh tra xây dựng và chính quyền các cấp của TP Hà Nội. Nếu quá trình chủ đầu tư xây dựng các tòa nhà, thanh tra xây dựng kiểm tra, giám sát chặt chẽ, phát hiện ra sai phạm, đình chỉ thi công để khắc phục theo quy hoạch thì không có hậu quả như ngày hôm nay.
 |
Các ý kiến, nguyện vọng đề xuất của người dân được tổng hợp gửi thành phố trong tháng 8 (Ảnh: Hồng Khanh). |
Ông Thiện chủ căn hộ tầng 11 tòa CT6C cũng đồng quan điểm, chủ đầu tư sai đến đâu thì cơ quan chức năng xử lý theo luật pháp. Còn đối với người dân đã mua nhà về ở gần 7 năm đến nay chưa được cấp sổ đỏ đề nghị cơ quan chức năng làm thủ tục cấp sổ, vì người dân không có tội.
Đồng thời, ông Thiện đề nghị làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm đối với cá nhân, tổ chức buông lỏng quản lý, bao che cho sai phạm của chủ đầu tư.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Bùi Văn Bằng – Phó Chủ tịch UBND phường Kiến Hưng cho biết, các cấp ngành của TP sẽ tiếp thu đầy đủ nguyện vọng của người dân CT6. Ông Bằng đề nghị người dân ghi cụ thể từng ý kiến vào phiếu đã phát, trong đó có việc cấp sổ đỏ trong thời gian sớm nhất, hoặc nêu nguyện vọng trả lại căn hộ và chủ đầu tư trả lại tiền cho người dân…
Được biết, việc lấy ý kiến cư dân CT6 sẽ diễn ra trong bốn ngày (từ ngày 22 đến 25/8). Cùng với quận Hà Đông, quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì cũng tổ chức lấy ý kiến cư dân về các nội dung trên. Các ý kiến sẽ được tổng hợp báo cáo TP trước ngày 30/8.
Theo Quy hoạch thiết kế, dự án tổ hợp chung cư cao cấp và thương mại Bemes (CT6 Kiến Hưng) chỉ được duyệt 2 tòa chung cư CT6A và CT6B với 970 căn, trong đó có 936 căn hộ chung cư cao tầng, còn lại là thấp tầng và biệt thự liền kề. Tuy nhiên, thực tế, chủ đầu tư đã xây thêm tòa CT6C, nâng tổng số căn chung cư không phép là 654 và 4 căn biệt thự liền kề, nhà thấp tầng. Tất cả đã được bán cho khách hàng và đưa vào sử dụng từ năm 2012 nhưng vẫn chưa được cấp sổ đỏ. Dự án có tổng cộng 1.136 căn, đã thu hồi 63/164 căn hộ rà soát có vi phạm từ ngày 12/7/2019. |
Hồng Khanh

Cư dân chung cư ‘đại gia điếu cày’ truy trách nhiệm cơ quan quản lý
- Tại cuộc đối thoại giữa người mua nhà tại Khu đô thị Đại Thanh (huyện Thanh Trì, Hà Nội) với cơ quan chức năng của Hà Nội, người dân đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của cơ quan quản lý khi để xảy ra sai phạm tại dự án.
" alt=""/>Dân chung cư Mường Thanh lo sổ đỏ thành tờ giấy lộn