Đối với thị trường thứ cấp, giá bán và thanh khoản tiếp tục phục hồi, cách giao dịch tập trung tại các dự án đã có sổ hồng hoặc đang trong giai đoạn chuẩn bị bàn giao nhà.
Về giá bán căn hộ sơ cấp, theo DKRA Group, tại TPHCM mức giá dao động từ 30 – 493 triệu đồng/m2, Bình Dương từ 26 – 59 triệu đồng/m2, Bà Rịa – Vũng Tàu từ 35 – 61 triệu đồng/m2, Đồng Nai từ 33-41 triệu đồng/m2, Long An từ 21 – 29 triệu đồng/m2.
Phân tích về khả năng tiếp cận nhà ở, chuyên gia Savills Việt Nam cho biết giai đoạn 2019 – 2023, giá nhà tại TPHCM tăng trung bình 3%/năm, bằng với mức tăng thu nhập cá nhân. Khoảng cách giá nhà và thu nhập ngày càng lớn khiến cơ hội sở hữu nhà ở của người dân trở nên khó khăn hơn.
Mỗi năm, người thu nhập trung bình và các hộ gia đình trẻ tại TPHCM có nhu cầu khoảng 50.000 căn hộ. Tuy nhiên, nguồn cung vẫn chưa đáp ứng đủ.
Khảo sát cho thấy, các dự án chung cư tại TPHCM chào bán ra thị trường trong quý 3/2023 hầu hết thuộc phân khúc cao cấp và nằm ở khu Đông Sài Gòn. Đơn cử như giai đoạn tiếp theo của dự án Eaton Park, TP Thủ Đức đang được Gamuda Land chào bán với mức giá trung bình 140 triệu đồng/m2.
Masterise Home cũng vừa tung ra thị trường 2 toà chung cư của dự án Masteri Grand View với mức giá từ 100 triệu đồng/m2. Đây là phân khu cao tầng đầu tiên của Khu đô thị mới The Global City, TP Thủ Đức.
Tại Khu đô thị Vinhomes Grand Park, TP Thủ Đức, giai đoạn tiếp theo của phân khu The Opus One cũng đang được chào bán với giá khoảng 100 triệu đồng/m2. Sau khi hoàn thiện 5 tầng hầm, dự án King Crown Infinity đang mở bán giỏ hàng tiếp theo với mức giá dao động từ 100 – 125 triệu đồng/m2.
Nhu cầu mua nhà vừa túi tiền dịch chuyển ra các tỉnh lân cận
Theo bà Giang Huỳnh - Giám đốc bộ phận nghiên cứu & S22M tại Savills Việt Nam, cả TPHCM và các tỉnh lân cận đều đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung nhà ở. Tương lai gần, TPHCM sẽ chứng kiến sự gia tăng của các dự án cao cấp, trong khi nguồn cung nhà ở giá vừa túi tiền lại hạn chế.
Chuyên gia Savills Việt Nam cho rằng, nhà ở có giá phải chăng là phân khúc tiềm năng cho các chủ đầu tư hiện nay với nguồn cầu cao. Trong bối cảnh nhu cầu nhà ở giá vừa túi tiền tại TPHCM ngày càng tăng cao nhưng nguồn cung hạn chế sẽ xuất hiện sự dịch chuyển nguồn cầu ra các tỉnh lân cận.
Với cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, chuyên gia Savills Việt Nam dự báo nguồn cung căn hộ giá phải chăng tại các tỉnh lân cận TPHCM sẽ đạt 24.000 căn trong 3 năm tới. Sau Bình Dương, Long An đang trở thành thị trường bổ sung đáng kể nguồn cung nhà ở có giá phải chăng.
Theo ghi nhận, khu vực cửa ngõ phía Tây của TPHCM hiện khá sôi động khi có sự xuất hiện của một số dự án căn hộ chung cư có giá bán vừa túi tiền.
Đơn cử như Nam Long Group đang mở bán hơn 500 căn hộ giai đoạn 3 của dự án EHome Southgate, thuộc Khu đô thị Waterpoint 355ha; hay SeaHoldings Group cũng vừa đưa ra thị trường 2.000 căn hộ tại dự án Destino Centro. Cả hai dự án này đều có mức giá bán phải chăng, chỉ khoảng 1 tỷ đồng/căn.
Theo ông Trần Hiền Phương - Tổng Giám đốc SeaHoldings Group, so với các năm trước, dù chưa rõ nét nhưng hiện nay, thị trường bất động sản khu vực lân cận TPHCM, trong đó có Long An, đã khởi sắc hơn. Các dự án có giá bán hợp lý vẫn thu hút người mua, tỷ lệ hấp thụ cao.
Theo mục tiêu của đề án, trong giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh Hà Nam sẽ đào tạo nghề cho 32.000 lao động nông thôn, trong đó 6.500 người sẽ được đào tạo nghề nông nghiệp, 25.500 người được đào tạo nghề phi nông nghiệp.
Tỉnh sẽ ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi như: “Người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác”.
Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn được thực hiện theo quy định của Nhà nước và tình hình thực tế của địa phương.
![]() |
Ảnh: Lê Anh Dũng |
Hà Nam có 23 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tích cực tham gia vào công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn thời gian qua.
Năm 2018, trên cơ sở điều tra, khảo sát, tổng hợp nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn, các đơn vị, địa phương đã tổ chức 150 lớp đào tạo nghề cho 3.725 lao động nông thôn.
Trong đó, 58 lớp dạy nghề phi nông nghiệp cho 1.406 lao động, 92 lớp dạy nghề nông nghiệp cho 2.066 lao động với kinh phí hỗ trợ đào tạo 3,67 tỷ đồng, trong đó 3,2 tỷ đồng là ngân sách Trung ương, còn lại là ngân sách địa phương.
Ngành nghề đào tạo chủ yếu là may công nghiệp, thêu ren, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và thú y, trồng cây nông nghiệp chất lượng cao, nghề chăn nuôi.
Trong tổng số 3.725 lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề có 3.059 lao động có việc làm sau đào tạo, chiếm hơn 85%.
Trên 1.000 lao động được doanh nghiệp tuyển dụng, gần 200 lao động được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, gần 2.000 lao động tự tạo việc làm, 50 người đã thành lập được tổ hợp tác. Đặc biệt, đã có 22 hộ gia đình có người tham gia học nghề thoát nghèo sau 1 năm học nghề, gần 2.000 hộ có người tham gia học nghề trở thành hộ khá.
Ông Đặng Xuân Hải, Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nam chia sẻ: “Hầu hết các nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, góp phần phát triển các làng nghề truyền thống, người lao động tự tạo việc làm tại chỗ, phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động.
Các cơ sở dạy nghề thực hiện liên kết với doanh nghiệp để người lao động sau học nghề được nhận vào làm việc ngay.
Nắm bắt các thông tin về nhu cầu lao động của các doanh nghiệp để giới thiệu cho người học sau đào tạo hoặc liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho người lao động.
Nhiều cơ sở phối hợp với các các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình, mời về truyền đạt kinh nghiệm, thực hành tại gia, thu hút bà con nông dân tham dự”.
Theo lời ông Hải, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố tham mưu với UBND tỉnh ban hành kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn; phân bổ kinh phí thực hiện hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 với tổng kinh phí là 6,9 tỷ đồng.
Đồng thời đô đốc, hướng dẫn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện tổ chức thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh bảo đảm thiết thực, hiệu quả...
Ông Vũ Văn Kiên, Phó Trưởng phòng Dạy nghề, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chia sẻ: “Chủ trương của đề án là dạy nghề nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp cho những lao động nông thôn trực tiếp làm nông nghiệp.
Dạy nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn chuyển từ nông nghiệp sang làm trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp tại các địa phương hoặc chuyển sang làm việc ở các khu công nghiệp, xuất khẩu lao động.
Việc hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần bảo đảm những yếu tố thiết thực, hiệu quả như tăng nguồn kinh phí cho các cơ sở đào tạo đầu tư trang thiết bị, đào tạo đội ngũ giảng viên.
Bởi, chỉ riêng đối với nghề may, việc hiện đại hóa công nghệ may hiện nay đòi hỏi người dạy và người học phải có kỹ năng, trình độ nhất định. Điều này bản thân người dạy phải được nắm bắt trước thông qua tập huấn, đào tạo thường xuyên.
Để đạt được mục tiêu năm 2019 toàn tỉnh có thêm 3.850 lao động nông thôn được đào tạo nghề, tỷ lệ có việc làm đạt từ 85%; tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh được nâng lên 67%, trong đó lao động qua đào tạo có chứng chỉ bằng cấp đạt 53%, cần tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn’.
Diệu Bình
" alt=""/>Hà Nam phấn đấu đến năm 2020 đào tạo nghề cho 32.000 lao động nông thônCuối thu, đầu đông, khi cành cây còn trơ lại vài chiếc lá, mùa hồng vàng ở Trung Quốc bắt đầu. Tùy theo vị trí địa lý của từng vùng, hồng có thể chín sớm hoặc muộn. Theo South China Morning Post, hồng thường chín vào cuối thu và có thể ở trên cây đến mùa đông. Ảnh: Shutterstock.
![]() |
Trong quá khứ, hồng được coi là cây lương thực quan trọng ở vùng Đông Á. So với táo, hồng có hàm lượng chất xơ và một số khoáng chất cao hơn. Ảnh: SkyPixel. |
![]() |
Tại Trung Quốc, đây là loại quả được nhiều người ưa thích. Theo Cơ sở Dữ liệu Thống kê Doanh nghiệp của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAOSTAT), sản lượng hồng ở quốc gia này cao nhất thế giới, đạt 4,2 triệu tấn vào năm 2017.Phần lớn trong số đó được sấy khô trước khi đưa ra thị trường. Ảnh: SkyPixel. |
![]() |
Hồng khô trong tiếng Trung gọi là Shibing. Nghề làm hồng truyền thống của Trung Quốc có lịch sử hàng nghìn năm. Ảnh: SkyPixel. |
![]() |
Theo những nghệ nhân trong nghề, người ta chỉ thu hoạch quả để làm hồng khô sau tiết sương giáng (khoảng từ 23/10-6/11). Khi đó, hồng mới chín hoàn toàn và đạt hàm lượng đường cao nhất. Thời gian thu hoạch có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm. Ảnh:Rongmao Yang. |
![]() |
Sau khi thu hoạch, người ta phải gọt vỏ. Trước đây, họ phải làm công việc này bằng tay. Tuy nhiên, hiện tại, họ có thể dùng máy. Sau khi gọt vỏ, người làm phơi hồng dưới ánh sáng mặt trời. Thời gian làm hồng khô có thể kéo dài 2 tháng. Ảnh: SkyPixel. |
![]() |
Không phần nào của quả hồng bị bỏ phí. Những người dân trong vùng dùng vỏ hồng làm thức ăn cho gia súc. Ảnh: Reuters. |
![]() |
Hiện tại, quả hồng là một trong những sản phẩm quan trọng đối với kinh tế nông thôn Trung Quốc. Ảnh: SkyPixel. |
Bí quyết làm hồng treo gió chuyên phục vụ quý tộc Nhật Bản
Với mức giá khoảng 80 USD cho hộp nhỏ 6 quả, hồng khô Dojo Hachiya, hay còn gọi là hồng treo gió, có lịch sử hơn 1.000 năm.Không cần các phần mềm chỉnh màu, những khu phố tuyệt đẹp này thu hút mọi ánh nhìn. Mỗi khu phố có những câu chuyện kể của riêng nó.
" alt=""/>Mùa hồng vàng trĩu quả ở Trung Quốc