GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế (Ảnh: BTC).
Theo Thứ trưởng, ngay sau khi nước rút, những vấn đề về y tế, sức khỏe và môi trường sẽ là những gánh nặng đi kèm trong công tác phục hồi khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi. Vì thế, Bộ Y tế đã có chủ trương tổ chức những đoàn chăm sóc y tế đến địa phương bị ảnh hưởng.
"Đây là hoạt động không chỉ thể hiện tinh thần đoàn kết tương thân tương ái của dân tộc, chiều sâu y đức của lực lượng y tế mà thông qua những hoạt động thiết thực, hỗ trợ người dân được tiếp cận với y tế chất lượng cao, tăng khả năng phục hồi và phát triển bền vững. Tất cả vì một Việt Nam khỏe mạnh và không bỏ ai lại phía sau", Thứ trưởng Thuấn nói.
Hơn 1.000 người dân đã được khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí (Ảnh: BTC).
Trong khuôn khổ chương trình, hơn 1.000 người dân trên địa bàn đã được khám bệnh và xét nghiệm, tầm soát miễn phí với các hạng mục khám nội tổng quát, khám chuyên khoa tiêu hóa và da liễu, siêu âm, điện tim, xét nghiệm máu cơ bản, cấp phát thuốc miễn phí.
Đội ngũ hơn 100 y bác sĩ của trung ương, khu vực phía Nam và tỉnh Hòa Bình đã tham gia hoạt động. Ngoài ra, Bệnh viện Nhi trung ương cũng tổ chức đoàn y bác sĩ khám bệnh cho hơn 200 trẻ trên địa bàn xã kèm các phần quà ý nghĩa như gấu bông, cặp sách, vở học, sữa…
Việc tổ chức các chương trình tầm soát và chăm sóc sức khỏe cộng đồng không chỉ giúp cán bộ y tế và người dân sớm ổn định, khắc phục hậu quả sau bão lũ, mà còn tạo điều kiện cho người dân, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng.
Qua thăm khám cho bà con, các bác sĩ phát hiện nhiều trường hợp có dấu hiệu bướu cổ, xơ gan do rượu, gan nhiễm mỡ, cặn thận, sỏi thận, sỏi niệu quản, thoái hóa cột sống cổ, lưng, gối, đau dạ dày; nhiều ca viêm xoang, viêm tai giữa, thủng màng nhĩ…
Các bác sĩ cũng phát hiện 2 trẻ bị rối loạn nhịp tim có chỉ định lên bệnh viện để kiểm tra, nhiều trường hợp rối loạn tiêu hóa, viêm phổi…
Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động "Hành trình thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng" được Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phát động từ tháng 5. Hoạt động này đã và đang được triển khai khắp cả nước, với mong muốn tiếp cận hỗ trợ cho hơn 1 triệu người dân trên cả nước.
" alt=""/>"Sau khi nước rút, những vấn đề về sức khỏe và môi trường sẽ là gánh nặng"Tư thế ngồi sai và tư thế ngồi đúng khi làm việc với máy tính (Ảnh: System).
Thông thường độ tuổi trung bình khi bị thoái hóa khớp là 45 - 50 tuổi nhưng hiện nay dân văn phòng mới bước sang tuổi 35 đã gặp những triệu chứng của căn bệnh này.
Các động tác vận động giữa giờ là một biện pháp hữu hiệu giúp dân văn phòng phòng ngừa các vấn đề sức khỏe đặc trưng. Thời điểm này cần vai trò của vật lý trị liệu, vừa điều trị vừa có các bài tập phòng ngừa cho giới văn phòng ngồi lâu.
Theo ông Dần, vật lý trị liệu cũng bao gồm cả phục hồi chức năng cho người khuyết tật như người bị đột quỵ, chấn thương tủy sống, bại liệt, bại não, nứt đốt sống, cong vẹo cột sống, bàn chân bẹt, Parkinson…
Ông Trần Văn Dần, Chủ tịch Hội Vật lý trị liệu Việt Nam (ngồi đầu tiên từ trái sáng) tại đại hội (Ảnh: N.J).
Mới đây, tại Dubai, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất đã diễn ra đại hội lần thứ 20 của Liên đoàn Vật lý trị liệu thế giới. Đây là hoạt động diễn ra mỗi 4 năm của liên đoàn. Đại hội quy tụ đại diện từ 129 quốc gia thành viên trên thế giới để thảo luận về các vấn đề liên quan.
Mục tiêu là để giúp ngành vật lý trị liệu ngày càng phát triển nhằm bảo vệ sự an toàn cho người bệnh, tối đa hóa chức năng của mọi người và nâng cao sức khỏe toàn dân. Hội Vật lý trị liệu Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn Vật lý trị liệu thế giới kể từ tháng 1/2021.
Trong quá trình diễn ra đại hội, các chuyên gia cũng đã chia sẻ những thành công trong việc thay đổi nhìn nhận của xã hội về chuyên viên vật lý trị liệu. Theo đó, xóa bỏ tên gọi kỹ thuật viên (technician) để trở thành đúng nghĩa là nhà trị liệu (therapist). Đồng thời, cũng được công nhận tính tự chủ trong hành nghề chuyên môn và hợp tác hiệu quả với các nhân viên y tế khác với nguyên tắc lấy người bệnh làm trung tâm và thực hành dựa trên chứng cứ.
" alt=""/>Việt Nam trở thành thành viên của Liên đoàn Vật lý trị liệu thế giớiCác đối tượng cắt ghép, giả mạo văn bản của cơ quan nhà nước và con dấu sở Sở Y tế TPHCM (Ảnh: SYT).
Để tạo niềm tin cho chủ cơ sở, các đối tượng đã lấy mẫu hình thức tương tự văn bản của cơ quan nhà nước để cắt ghép. Tuy nhiên, nếu đọc kỹ sẽ nhận ra là giả mạo, do văn bản có nhiều lỗi chính tả và sai chức danh người ký ban hành.
Đây là thủ đoạn lợi dụng mạng xã hội giả danh cơ quan chức năng nhằm gây tâm lý hoang mang, lo sợ để yêu cầu các chủ cơ sở chuyển tiền "lo lót", với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Hồ Văn Hân, Chánh Thanh tra Sở Y tế TPHCM cho biết, từ ngày 30/12/2023, UBND TPHCM đã tổ chức Hội nghị công bố thành lập Sở ATTP TPHCM, cùng với quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Sở này.
Theo đó, Sở ATTP là cơ quan chuyên môn thuộc UBND TPHCM, có chức năng tham mưu, giúp Thành phố quản lý nhà nước về ATTP, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về ATTP.
Ông Hân khẳng định, từ năm 2024 trở đi, Thanh tra Sở Y tế TPHCM không còn chức năng thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Sở Y tế TPHCM (Ảnh: Hoàng Lê).
Trước đó, Thanh tra Sở Y tế TPHCM cũng nhiều lần bị mạo danh. Vào năm 2016, một đối tượng đã tự xưng là nhân viên của Thanh tra Sở Y tế, yêu cầu các cơ sở đóng một khoản chi phí để không bị thanh tra.
Đến năm 2017, một số điện thoại 0903.188.xxx đã được các đối tượng tự xưng là lãnh đạo, nhân viên của Thanh tra Bộ Y tế và Sở Y tế TPHCM sử dụng để gọi đến, yêu cầu các cơ sở đưa phong bì 5 triệu đồng/người (với đoàn thanh tra trên 10 người) để không bị kiểm tra và xử lý vi phạm.
Sau khi nhận tin, Thanh tra Sở Y tế đã phát lên thông báo về việc không bao giờ có việc liên hệ với các cơ sở để yêu cầu nộp các khoản tiền, hoặc bán sách báo, tài liệu…
Tất cả cán bộ, công chức của Thanh tra Sở Y tế khi đến các đơn vị làm việc phải có tên trong Quyết định thành lập Đoàn Thanh tra, kiểm tra, hoặc có công văn, giấy giới thiệu do lãnh đạo Thanh tra Sở Y tế ký. Giấy tờ phải ghi rõ họ tên, chức danh của cán bộ đến làm việc, nội dung làm việc và thời hạn.
Để kịp thời ngăn chặn hành vi có dấu hiệu lừa đảo và xử lý thông tin mạo danh, Công an TPHCM khuyến cáo người dân cần cẩn trọng trước những chiêu trò lừa đảo. Nếu nhận được thông báo như trên, hãy liên hệ với cơ quan công an nơi gần nhất để được hướng dẫn xử lý.
" alt=""/>Vụ giả mạo Thanh tra Sở Y tế TPHCM để lừa "lo lót": Chánh Thanh tra nói gì?