Thành phố này có hệ sinh thoái hoàn chỉnh cung cấp mọi thứ cần thiết cho các công đoạn sản xuất thiết bị điện tử tại chỗ. Thâm Quyến cũng thành nơi quy tụ nhiều nhà sản xuất công nghệ cao, các công ty khởi nghiệp và cả những nhà đổi mới công nghệ toàn cầu muốn gặt hái thành công.
Huawei, ZTE và Tencent đều "lớn lên" tại đây, bên cạnh rất nhiều công ty khác đang theo "gót chân Achille" này.
Cách đây 35 năm, Thâm Quyến có vỏn vẹn 30 ngàn dân, với làng mạc và ruộng đồng. Ngày nay, dân số Thâm Quyến đã đạt mốc 12 triệu người.
Theo thống kê, 90% thiết bị điện tử của thế giới được sản xuất tại đây. Hàng chục nghìn nhà máy, 5.000 nhóm tích hợp sản phẩm và hàng nghìn xưởng thiết kế, thành phố này đã trở thành cửa ngõ của những thứ liên quan tới mạch điện, chip, đèn LED và màn hình cảm ứng.
Thâm Quyến cũng là "nhà" của 20% tiến sĩ Trung Quốc, là nơi có số người làm chủ doanh nghiệp cao nhất nước và có số tỉ phú cao hơn bất cứ đâu ở đất nước tỷ dân. Năm 2014, tạp chí Economist xếp hạng Thâm Quyến là nơi tốt nhất thế giới để thành công bằng con đường sản xuất, sáng tạo phần cứng.
Ngành công nghiệp điện tử Thâm Quyến đạt được sự phát triển vượt bậc từ thời hoàng kim của điện thoại di động. Năm 2003, Nokia và Motorola là ông hoàng trong ngành này. Mỗi sản phẩm họ làm ra đều được coi là chuẩn mực và được bán với giá không hề rẻ, từ 600 – 800USD.
Thâm Quyến nhanh chóng nhận ra cơ hội này. Với khả năng thiết kế, sản xuất và bán những chiếc điện thoại di động có giá rẻ hơn rất nhiều, chỉ khoảng 100 USD. Thâm Quyến nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.
Từ thiên đường hàng nhái
Với hơn 20 trung tâm thiết bị điện tử trên diện tích 21 triệu m2, Huaqiangbei được coi là trái tim của ngành công nghiệp điện tử Thâm Quyến. Khu chợ điện tử này cũng được xem là "thiên đường hàng nhái", có thể cung cấp sản phẩm hoàn chỉnh hoặc mọi linh kiện điện tử cần thiết để các công ty tự tạo ra sản phẩm riêng.
![]() |
Hàng điện tử được bán tại các shop trong khu chợ điện tử Huaqiangbei, Thâm Quyến. |
Thâm Quyến có mạng lưới tập trung hàng chục nghìn nhà máy và các xưởng sản xuất hàng nhái chuyên nghiệp. Các sản phẩm bắt chước mẫu mã thường được gọi bằng cái tên "shanzhai". Theo giới phân tích, chính "shanzhai", chứ không phải Apple, là thủ phạm khiến các "tượng đài công nghệ" như Motorola và Nokia sụp đổ.
Shanzhai là hệ sinh thái cộng tác bao gồm các nhà sản xuất sẵn lòng làm bất cứ sản phẩm nào dễ bán. Nếu là điện thoại, thì đó sẽ là iPhone hoặc các thương hiệu smartphone "hot" khác. Tất cả thiết kế, danh sách vật liệu và quy trình sản xuất đều được các nhà sản xuất chia sẻ với nhau.
Ở đây, hoàn toàn không có khái niệm về sở hữu trí tuệ. Họ có thể phát triển, sản xuất, bán ra thị trường những sản phẩm mà không có bất cứ thương hiệu (theo đúng nghĩa) nào có thể làm được. Đây là lực lượng hùng hậu có lúc lên tới 25.000 công ty, sản xuất 1/4 điện thoại di động cho cả thế giới.
![]() |
Dây chuyển sản xuất Apple Watch nhái tại Thâm Quyến. |
Tới trung tâm đổi mới công nghệ
Tuy nhiên, shanzhai không đơn thuần chỉ có nhái y nguyên sản phẩm. Họ cũng tìm cách cải tiến và chỉ nhái những điểm mạnh, đồng thời biết cân đối với chi phí bỏ ra. Dễ nhận thấy nhất là những chiếc điện thoại 2 SIM, loa ngoài cực lớn, tích hợp đèn UV để phát hiện tiền giả, và pin có thể dùng hơn một… Đó là những cải tiến rất đáng học hỏi.
Hệ sinh thái shanzhai đã tạo ra nhiều thương hiệu đổi mới toàn cầu. Chỉ cách đây 5 năm, các nhà sản xuất điện tử Trung Quốc luôn bị coi là lừa đảo với lợi thế duy nhất là sản phẩm giá rẻ. 70% smartphone bán tại Trung Quốc thời đó là từ 3 thương hiệu nước ngoài.
Giờ đây, tất cả đã thay đổi. 8 trong tổng số 10 thương hiệu smartphone hàng đầu Trung Quốc là công ty Trung Quốc. 3 trong số này đang đứng trong top 6 nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới. Chất lượng cải thiện cộng với marketing được thực hiện tốt hơn đã giúp nâng cao đáng kể vị thế của thương hiệu smartphone Trung Quốc.
Từ bên trên, chính sách cũng chuyển dịch theo hướng hỗ trợ phát triển khu công nghệ cao trưởng thành hơn. Chính phủ nước này khuyến khích sáng tạo và tăng trưởng kinh thế theo hướng mới. Các nhà sản xuất thì điều đó có nghĩa là phải tự đổi mới, tìm hướng đi mới để không mang tiếng copy ý tưởng nước ngoài.
![]() |
Các nhà sản xuất tại trung tâm hỗ trợ đổi mới Hax, Thâm Quyến. |
Vài năm trở lại đây, Thâm Quyến đã cung cấp nhiều khoản hỗ trợ lớn cho các ý tưởng đổi mới, trong đó có hội thảo chia sẻ ý tưởng, các khoản vay lãi suất thấp hoặc không lãi xuất, ủng hộ thiết bị cho các hội chợ công nghệ và thu hút sự quan tâm nhiều hơn của giới truyền thông.
Cùng với đó là các trung tâm đổi mới như Hax, Shenzhen Open Innovation Lab và Chaihuo, giúp cung cấp sự hỗ trợ cho các nhà đổi mới công nghệ trên khắp thế giới muốn khởi nghiệp từ Thâm Quyến.
" alt=""/>Thâm Quyến: từ thiên đường hàng nhái đến thành phố công nghệNgày 18/7/2016, Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với đoàn doanh nghiệp Slovakia. Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đã đánh giá cao việc có tới 18 doanh nghiệp lớn tháp tùng Thủ tướng Slovakia sang thăm Việt Nam lần này, đặc biệt trong đó có tới 10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT-TT. Điều đó thể hiện sự quan tâm của Thủ tướng và đoàn doanh nghiệp Slovakia tới thị trường Việt Nam.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp CNTT và truyền thông, đồng thời thiết lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham gia thị trường. Với những yếu tố đó, Việt Nam bước đầu đã đạt được những thành công quan trọng, hiện Việt Nam đang được coi là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á và trở thành một thị trường có khả năng cạnh tranh cao trên thế giới.
Vẫn theo Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, trên cơ sở xác định vai trò quan trọng của CNTT-TT trong việc phát triển kinh tế - xã hội, thu hẹp khoảng cách số, Việt Nam đang nỗ lực để đạt 5 mục tiêu trong lĩnh vực này. Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng doanh thu của CNTT-TT hàng năm từ 2-3 lần tốc độ tăng trưởng GDP trở lên. Mục tiêu đến năm 2020 tỷ trọng của CNTT-TT sẽ đóng góp GDP đạt từ 8-10%. Thứ hai, Việt Nam sẽ chú trọng phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn quốc tế cả về số lượng và chất lượng. Thứ 3, Việt Nam tập trung phát triển nhanh cơ sở hạ tầng băng thông rộng trong phạm vi cả nước và được kết nối tới vùng nông thôn. Thứ 4, cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp, làm cho hoạt động của cơ quan Nhà nước minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Thứ năm, sẽ thực hiện việc phổ cập thông tin, bao gồm việc truy cập internet, phổ cập trang thiết bị máy tính và TV cho người dân không chỉ ở thành thị mà còn tới miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.
“Chúng tôi cho rằng các doanh nghiệp sẽ là nhân tố chủ lực trong việc thực hiện các mục tiêu trên. Chính phủ Việt Nam kêu gọi và cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của các công ty quốc gia và quốc tế vào các chương trình đề án trong lĩnh vực này. Qua thực tế chứng minh rằng trong giai đoạn phát triển vừa qua, nhiều doanh nghiệp nước ngoài cùng tham gia với chúng tôi đã thu được những thành công lớn tại thị trường CNTT-TT Việt Nam, tôi thực sự tin rằng tất cả các bạn ở đây và đặc biệt là các doanh nghiệp Slovakia với thế mạnh vốn, kinh nghiệm và công nghệ sẽ tìm thấy cho riêng mình các cơ hội hợp tác và đầu tư tại thị trường Việt Nam” Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh.
Tại buổi làm việc này, đại diện doanh nghiệp của Slovakia cũng đã giới thiệu những tiềm năng mà các doanh nghiệp của Việt Nam và Slovakia có thể hợp tác như lĩnh vực về chính phủ điện tử, các ứng dụng CNTT trong cách ngành như ngân hàng, hàng không hay sản xuất các chương trình truyền hình...
Chia sẻ về mong muốn hợp tác của VNPT với các doanh nghiệp của Slovakia, ông Ngô Hùng Tín, Phó tổng giám đốc VNPT cho biết, ngày 17/7/2016, VNPT đã ký thỏa thuận hợp tác với tập đoàn tài chính Slovakia và hai bên cam kết cùng hỗ trợ doanh nghiệp để phát triển.
" alt=""/>VNPT, MobiFone, FPT muốn lấy Slovakia làm cánh cửa để vào châu ÂuNgày 20/7/2016, Công ty TNHH MTV Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) phối hợp với VTC Mobile tổ chức lễ khai trương Trung tâm quay số mở thưởng (TTQSMT), Trung tâm là nơi tổ chức các hoạt động liên quan đến quay số mở thưởng sản phẩm xổ số tự chọn Vietlott. Trung tâm đặt trụ sở tại tầng 19 - toà nhà VTC, 23 Lạc Trung, Hà Nội.
Công trình là sản phẩm hợp tác giữa Công ty TNHH MTV Xổ số điện toán Việt Nam và Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC, trong đó công ty VTC Mobile là đơn vị thực hiện. Hai bên đã và đang triển khai nhiều hoạt động hợp tác chiến lược khác như Cổng thông tin Vietlott, Đại lý phân phối, xổ số… theo các Hợp đồng đã ký kết.
" alt=""/>VTC và Vietlott phát triển xổ số điện toán giải thưởng từ 12 tỷ đồng