Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), số lượng điều hòa sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2050, đồng nghĩa với lượng điện năng tiêu thụ cũng sẽ tăng gấp ít nhất ba lần. Khi đó, toàn thế giới sẽ có 5,6 tỷ điều hòa nhiệt độ.
Vấn đề hiện nay là điều hòa đang chiếm một tỷ trọng tiêu thụ điện năng vô cùng lớn ở các tòa nhà, hộ gia đình. Báo cáo của Viện Khoa học Nhiệt - Lạnh, Đại học Bách khoa Hà Nội cho thấy, điều hòa chính là thủ phạm chiếm trung bình 40% tổng điện năng tiêu thụ trong một hộ gia đình và con số này tăng lên 50% vào mùa nóng.
Còn theo thống kê của Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM, điều hòa là thiết bị tiêu thụ tới 60-75% năng lượng trong các khách sạn, trung tâm thương mại, trụ sở cơ quan hành chính nơi đây.
Đấy là chưa kể vào giờ cao điểm, cũng là lúc thời tiết nóng bức nhất, mức tiêu thụ điện năng cao của điều hòa tạo áp lực trực tiếp lên khả năng điều tiết của ngành điện. Điều này gây ra những hệ lụy như buộc ngành điện phải mua điện giá cao, hoặc đầu tư cơ sở hạ tầng để đảm bảo hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân, doanh nghiệp được ổn định.
Để đảm bảo nguồn cung ứng điện, một số cơ chế chính sách đặc thù khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo (gió, mặt trời) đang được thúc đẩy. Tuy nhiên, tỷ trọng của nguồn năng lượng này vẫn còn khá thấp trong cơ cấu huy động điện của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN).
![]() |
Điện mặt trời đang phát triển, nhưng chưa thể giải quyết bài toán thiếu điện trong ngắn hạn |
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, sản lượng điện toàn quốc đạt 119,42 tỷ kWh, trong đó thủy điện chiếm 18,04%, nhiệt điện (than, dầu, khí) chiếm 75,4% trong khi năng lượng tái tạo chiếm 6,56%. Như vậy, tỷ trọng điện hiện nay vẫn đang phụ thuộc lớn vào nguồn nhiên liệu hóa thạch vốn có hạn về mặt trữ lượng, khó tìm kiếm và khai thác ngay lập tức.
Điều này đồng nghĩa với việc sử dụng điều hòa nhiệt độ một cách hợp lý là vấn đề vô cùng cấp bách đối với an ninh năng lượng. Tuy nhiên, hiện nay nhận thức của người dân vẫn còn khá hạn chế về việc sử dụng điều hòa nhiệt độ sao cho tiết kiệm điện năng, chẳng hạn như dùng thêm quạt cây để đạt hiệu quả làm mát tốt hơn thay vì chỉnh điều hòa nhiệt độ thấp gây lãng phí điện.
Một vấn đề lớn hiện nay nữa là điều hòa thải ra môi trường khí nhà kính góp phần làm Trái đất nóng lên, trong đó đặc biệt có hại là khí hydrofluorocarbon (HFC), mà thường được hiểu là khí gas bơm vào điều hòa hoặc tủ lạnh ở Việt Nam. Loại khí này dễ bị rò rỉ trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng hoặc sản xuất điều hòa, nhất là ở các bãi phế liệu.
![]() |
Điều hòa trở thành nỗi lo thải ra lượng khí nhà kính gây nóng lên toàn cầu |
Tại Mỹ, nơi có thị trường tiêu thụ điều hòa lớn nhất thế giới, điều hòa hiện thải ra 130 triệu tấn CO2 mỗi năm, theo Viện Nghiên cứu Rocky Mountain. Chưa có số liệu cụ thể về vấn đề này ở Việt Nam (số liệu tổng là 226,5 tấn CO2 vào năm 2018, theo IEA), nhưng nước ta đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự nóng lên toàn cầu.
Cụ thể, theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn, ngày 21/05 năm nay đã phá vỡ kỷ lục nắng nóng trong lịch sử ở nhiều nơi như Lào Cai, Kim Bôi (Hòa Bình), Tĩnh Gia (Thanh Hóa), Hà Đông (Hà Nội). Nền nhiệt nắng nóng gay gắt cộng với việc sử dụng điều hòa triền miên khiến chuyên gia của IEA phải lên tiếng cảnh báo rằng chúng ta đang tự nướng chính mình.
Hiện IEA đang kêu gọi các nước đầu tư nghiên cứu điều hòa hiệu suất cao, thay thế khí HFC có hại cho môi trường. Tuy nhiên, đây là một câu chuyện dài của tương lai, mà ngay bây giờ nếu chúng ta không có các biện pháp giảm lượng tiêu thụ và hạn chế sử dụng điều hòa, nhân loại sẽ phải trả giá đắt khi sống trong một chảo dầu nóng mang tên Trái đất.
Phương Nguyễn
Theo EVN, đây là chiêu trò lừa đảo khách hàng. Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cũng khuyến cáo người dùng tìm hiểu kỹ thông tin trước khi sử dụng các thiết bị được quảng cáo có chức năng tiết kiệm điện.
" alt=""/>Hạn chế sử dụng điều hòa nhiệt độ, bây giờ hoặc không bao giờMặc dù doanh nghiệp phải đối mặt với một loạt các mối đe dọa từ các tác nhân bên ngoài, nhưng rủi ro bảo mật do nhân viên tạo ra (dù cố ý hoặc theo cách khác) cũng rất đáng kể. Ví dụ, theo dự báo từ công ty bảo mật Mandiant, mối đe dọa từ nội bộ sẽ chiếm một phần ba tổng số sự cố trong năm nay.
Để giúp các doanh nghiệp chống lại điều này, Microsoft 365 từ lâu đã cung cấp cho quản trị viên các cách để định cấu hình cảnh báo kích hoạt khi nhân viên thực hiện một số hành động trực tuyến.
Theo hệ thống này, quản trị viên có thể chọn được cảnh báo khi một nhân viên sao chép tệp vào bộ nhớ đám mây cá nhân hoặc ổ USB chẳng hạn, hoặc khi tệp được chuyển sang một mạng chia sẻ không an toàn.
Mặc dù các mục lộ trình mới khá mơ hồ, nhưng đề xuất là các bản nâng cấp sẽ cung cấp cho quản trị viên mức độ hiển thị cao hơn đối với hành vi trực tuyến của nhân viên, cũng như cải thiện khả năng các loại hoạt động rủi ro này bị phát hiện.
(Theo Pháp luật & Bạn đọc, Techradar)
" alt=""/>Microsoft 365 sẽ mách cho sếp của bạn nếu bạn có những hành động đáng ngờ khi online
Clip người dân đi xe máy về quê nhận tiền và xôi chị Hiền chuẩn bị sẵn.
“Gia đình mình hiện đang ở chốt kiểm dịch cầu Bến Thuỷ 2 thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An chia sẻ một chút khó khăn với bà con về quê tránh dịch bằng xe máy. Bạn Facebook biết đoàn xe máy nào về báo họ đến cầu Bến Thuỷ 2 giúp mình với nhé. Gia đình mình đứng chờ ở đây đến 12 giờ đêm nay” – chị Đinh Thu Hiền thông báo trên trang cá nhân hôm 30/7.
![]() |
Chị Đinh Thu Hiền và người thân ngồi trong xe, để thùng phong bì tiền bên ngoài chờ người dân đến lấy |
![]() |
Hình ảnh về chiếc thùng phong bì tiền kèm lời nhắn để trên nắp xe Audi của chị Hiền đã lan toả mạnh mẽ trong mạng xã hội hai ngày nay |
![]() |
Nhiều người dân về quê tránh dịch, gặp khó khăn đã nhận sự trợ giúp của chị |
![]() |
Những hộp xôi đã kịp thời chống đói cho những gia đình nghèo trên đường về quê tránh dịch |
![]() |
Bà con về quê nhận quà của chị Hiền |
![]() |
Những người nhận sự trợ giúp gồm cả những thanh niên bị mất việc về quê tránh dịch |
Có khá nhiều người dân về quê tránh dịch đã nhận sự trợ giúp của chị. Người đi xe máy sau khi khai báo y tế, sẽ tiến lại chiếc xe màu đen để nhận tiền. Để phòng chống dịch Covid-19, chị Hiền chỉ ngồi trong xe đón nhận lời nói cảm ơn của người đi xe máy và đáp lại bằng ra hiệu tay sau kính lái.
"Trong lúc dịch bệnh, nhiều người lâm vào cảnh khó khăn, mình chia sẻ được chút nào cho họ thì tốt chút đó. Giúp được người khác thấy lòng mình cũng ấm áp hơn", chị chia sẻ.
Chị Hiền không những phát tiền cho người đi xe máy, chị và những người bạn còn mua hàng trăm gói xôi giò để sẵn trên mui xe cho người dân lấy dần.
Đến sáng nay, 31/7, người phụ nữ này tiếp tục lái xe ra chốt khai báo y tế cầu Bến Thuỷ 2 với lời nhắn: "Gia đình mình lại đứng đây chờ bà con về qua. Sắp về đến nhà rồi !!! Bà con cố lên !!”
Cuối sáng, chị cập nhật: "Gia đình mình tạm nghỉ từ lúc 12 giờ trưa nay, hẹn gặp bà con vào lúc 8 giờ tối nay. Chiều nay tầm 4 giờ chiều sẽ có một nhóm khác trực tiếp lan toả yêu thương đến bà con".
Được biết, tổng số tiền chị Hiền và gia đình bỏ ra phát miễn phí cho người dân đi xe máy từ miền Nam về quê dự kiến trong hai ngày này là 100 triệu đồng.
![]() |
Chị Đinh Thu Hiền (47 tuổi, phường Hà Huy Tập, TP.Vinh, Nghệ An) là người thường xuyên làm việc thiện nguyện nhưng khá kín tiếng |
Chị Đinh Thu Hiền là người thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện. Thời gian dịch bùng phát tại TP.HCM, chị đã chuyển tiền cho những người bạn mua đồ thiết yếu hỗ trợ người dân nghèo tại các cửa hàng 0 đồng. Đồng thời, chị còn trả công cho các shiper vận chuyển hàng thiết yếu cho người dân khó khăn. Các hoạt động từ thiện của chị đều khá kín tiếng.
Quốc Huy- Đình Quý (video: nhân vật cung cấp)
Bạn đã chứng kiến những hình ảnh đẹp của các tài xế thiện nguyện chung tay chống dịch? Hãy chia sẻ bài viết, video, hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Dịch Covid-19 bùng phát, công ty đóng băng, vị giám đốc đành tạm chuyển nghề rồi dành thêm thời gian rảnh cho đam mê đem xe nhà đi lo chuyện "bao đồng". Những chuyến xe yêu thương đã bắt đầu từ đó trong hơn 1 năm qua.
" alt=""/>Nữ tài xế lái Audi mang thùng tiền tặng dân nghèo về quê