- Cựu danh thủ Gary Neville cho rằng, triều đại của Mourinho ở MU sắp chấm dứt. Morata chán ngán cuộc sống ở Chelsea nên muốn đào tẩu sang Milan... là những tin bóng đá mới nhất tối 17/12.Trực tiếp lễ bốc thăm vòng 1/8 Champions League
MU nhận vố đau, Juventus sắp có Marcelo
Mourinho được "mời" rời khỏi MU, Real tiến gần ký Neymar
Đội bóng của Jose Mourinho vừa bị Liverpool quần cho tơi tả ở Anfield và phải nhận kết cục thua 1-3, với hai bàn thắng của siêu dự bị Shaqiri.
 |
Mourinho không còn kiểm soát được phòng thay đồ MU |
MU đang mất phương hướng, với những mâu thuẫn âm ỉ trong phỏng thay đồ. Vốn rất am hiểu nội tình Quỷ đỏ, cựu hậu vệ Gary Neville chia sẻ trên Sky Sports:
"Mourinho phải ra đi không ư? Tôi nghĩ điều đó sẽ xảy ra. Thông thường thay tướng sẽ diễn ra vào cuối mùa giải. Tuy nhiên, mọi thứ còn phụ thuộc vào BLĐ MU.
Họ phần nào đó quá ngây thơ khi trao cho Mourinho bản hợp đồng mới dù biết rõ chu kỳ 3 năm của ông. Điều đó gây sự ngạc nhiên. Ngay trong quá trình chuẩn bị trước mùa giải này, vấn đề đã nằm ngoài tầm kiểm soát.
Ở giai đoạn hiện tại, nếu sa thải Mourinho, liệu chiến lược gia nào đủ dũng cảm ngồi lên thế chỗ? Loại bỏ HLV trưởng nói thì nghe có vẻ dễ vì MU đang cần làm mới mình. Dẫu vậy, câu chuyện MU không chỉ nằm ở cá nhân Mourinho, nó còn trầm trọng hơn thế."
Morata dứt áo Chelsea sang Milan
Alvaro Morata đang cảm thấy khá thất vọng với tình cảnh hiện tại ở Chelsea, khi HLV Sarri ưu tiên Giroud đá chính trên hàng công hơn là chân sút người Tây Ban Nha.
 |
Morata đang bị thất sủng ở Chelsea |
Thời gian tới, nếu mọi thứ không được cải thiện, Morata muốn rời nước Anh để trở lại Italia, nơi anh đã có hai năm tương đối thành công cùng Juventus.
Tuy nhiên, lần này điểm đến mong muốn của Morata là AC Milan, với dự án bóng đá mới của các ông chủ người Mỹ khá thu hút cựu tiền đạo Real Madrid.
Dẫu vậy, nguồn tin từ Calciomercato.com cho hay, Milan chưa thể giải cứu ngay Morata ở kỳ chuyển nhượng mùa đông do vướng luật công bằng tài chính.
Hiện HLV Gattuso cũng đang hài lòng với Cutrone và Higuain nên khả năng đưa về Morata vẫn còn bỏ ngỏ.
* T.A
" alt=""/>Tin bóng đá tối 17
Hàng loạt địa phương “siết” phân lô bán nềnNhư VietNamNet thông tin, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Hà Nội vừa có công văn gửi UBND các quận, huyện, thị xã và Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội liên quan tới việc đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước trong thực hiện thủ tục tách, hợp thửa đất.
Sở này đề nghị thực hiện kiểm tra, rà soát, báo cáo về việc phân lô, chia tách thửa đất, san hạ đất để xây dựng hạ tầng đường giao thông trên địa bàn trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2017 đến 31/1/2022 đối với thửa đất có diện tích lớn hơn 500m2.
 |
Chiêu trò mua gom đất, rồi phân lô tách thành các thửa nhỏ để bán nền diễn ra ngày càng rầm rộ gây nhiễu loạn thị trường bất động sản |
Trong thời gian UBND TP chưa có quy định cụ thể về điều kiện tách, hợp thửa đất, Sở TN-MT đề nghị tạm dừng việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục liên quan đến việc chia tách thửa đất đối với thửa đất nông nghiệp, thửa đất có đất ở và đất nông nghiệp trong cùng thửa đất, thửa đất phi nông nghiệp không phải đất ở.
"Chỉ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc chia tách thửa đất, hợp thửa đất đối với thửa đất ở đảm bảo điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất theo quy định của pháp luật hiện hành", Sở yêu cầu.
Không chỉ ở Hà Nội, tại Bình Phước, ngày 22/3, UBND thành phố Đồng Xoài cũng ban hành công văn hỏa tốc tạm dừng tách thửa đối với các thửa đất nông nghiệp và tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP đề nghị Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố tạm dừng tách thửa đất nông nghiệp trên địa bàn kể từ 22/3 đến khi có chỉ đạo mới.
Cụ thể, tạm dừng các thủ tục tách thửa đối với các thửa đất nông nghiệp không tiếp giáp đường giao thông. Đối với các thửa đất tiếp giáp đường giao thông, tạm dừng tách thửa đối với các thửa đất có diện tích tối thiểu dưới 2.000 m2 đối với phường và dưới 3.000 m2 đối với 2 xã Tân Thành, Tiến Hưng (bao gồm cả thửa đất tách ra và thửa đất còn lại; một thửa đất chỉ tách một lần không tách tiếp từ thửa đã tách).
Không thực hiện tách thửa (tất cả loại đất) đối với các thửa đất đã có quy hoạch chi tiết 1/500, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
 |
Chia lô bán nền khiến người dân tích tiền trong đất, để nguyên đất mà không xây dựng hạ tầng phát triển kinh doanh. Điều này chỉ mang lại hiệu quả kinh tế ngắn hạn, lâu dài sẽ phát sinh nhiều hệ lụy, làm cạn kiệt tài nguyên (Ảnh: Những đồi chè bị băm nát để phân lô, bán nền ở Lâm Đồng) |
Trước đó, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng ban hành văn bản bổ sung yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ xin chuyển mục đích của hộ gia đình, cá nhân.
UBND tỉnh này yêu cầu chỉ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở đối với các thửa đất nằm trong khu dân cư hiện có, đáp ứng được điều kiện hạ tầng khu vực, phù hợp quy hoạch sử dụng đất... đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Cùng với đó là nghiêm cấm việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với các thửa đất nằm ngoài khu vực dân cư hiện có, dẫn đến hình thành các điểm dân cư mới chưa đáp ứng được điều kiện cơ sở hạ tầng khu vực, gây ra tình trạng phân lô bán nền tràn lan trên địa bàn.
Tại Bắc Giang, UBND tỉnh này cũng đã có văn bản giao Sở Xây dựng tăng cường thanh tra, kiểm tra, quản lý các sàn giao dịch và các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Các sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn tỉnh sẽ phải thực hiện báo cáo định kỳ hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản qua sàn và chịu trách nhiệm về hồ sơ, thông tin cung cấp.
Đồng thời, yêu cầu Sở Xây dựng cần chấn chỉnh các chủ đầu tư tại nhiều khu dân cư, khu đô thị chưa đủ điều kiện chuyển nhượng đã bán "lúa non" dưới dạng góp vốn…
Đề nghị cấm phân lô bán nền
Ghi nhận thực tế thời gian qua, việc đi gom đất rồi tách thửa phân lô diễn ra rầm rộ. Nhiều lô đất chỉ để mua đi bán lại kiếm lời không khai thác gì trên đất tạo “sốt đất ảo” tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn cho quy hoạch, phát triển kinh tế của địa phương.
Theo chuyên gia bất động sản, việc phân lô, tách thửa đất nông nghiệp gây hệ lụy như giá đất ở địa phương tăng, găm giữ loại đất đó gây khó khăn cho các hoạt động đầu tư các dự án bất động sản, làm cho thị trường bất động sản hỗn loạn, nhà nhà người người mua đất, gom đất.
Hàng loạt địa phương đã mạnh tay “siết” phân lô bán nền, nhiều môi giới bất động sản cho rằng quy định này sẽ khiến thị trường đất nền “khựng lại”, các giao dịch có thể trầm lắng hơn. Trong khi đó, chuyên chuyên gia đánh giá việc tạm dừng phân lô, tách thửa chỉ mang tính tạm thời nhằm hạn chế hiện tượng; động thái này chỉ như “bắt cóc bỏ đĩa”.
Chia sẻ tại hội thảo khoa học do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức mới đây liên quan đến Luật Đất đai sửa đổi, chuẩn bị trình xin ý kiến Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 (khai mạc vào tháng 5), GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường cho biết, cơ quan soạn thảo đã bốn lần đề cập đến mục tiêu sửa Luật Đất đai. Đó là sửa luật để phát triển nông nghiệp, phát triển bất động sản du lịch, tháo gỡ ách tắc trong phê duyệt đất dự án nhà ở, và giải quyết việc người nước ngoài nhờ người Việt đứng tên các lô đất ở Việt Nam.
Cho rằng dự luật vẫn còn vĩ mô, chưa giải quyết các vấn đề cụ thể, ông Võ đề xuất ban soạn thảo "cấm chia lô bán nền, chỉ sử dụng cách thức này ở một số vùng nông thôn đang cần đất ở cho các hộ gia đình tách ra từ một hộ, không mang tính thị trường". Nguyên nhân là chia lô bán nền khiến người dân tích tiền trong đất, để nguyên đất mà không xây dựng hạ tầng phát triển kinh doanh. Điều này chỉ mang lại hiệu quả kinh tế ngắn hạn, lâu dài sẽ phát sinh nhiều hệ lụy, làm cạn kiệt tài nguyên.
Theo ông Võ, sau Luật Đất đai 2003, cố Thủ tướng Phan Văn Khải đã viết tay yêu cầu Nghị định 181 phải có điều cấm hoàn toàn phân lô bán nền ở khu vực đô thị và phát triển quy hoạch đô thị. Nhưng chỉ vài năm sau đó, quy định lại mở hơn, cho phép phân lô bán nền ở thị trấn và nông thôn. Đến Luật Đất đai 2013 thì cho phép chia lô bán nền ngay trung tâm thành phố.
"Điều này là không hợp lý nên cơ chế chia lô bán nền phải dứt khoát bỏ. Đất sốt đầu tiên là ở đất nền, sau đó mới ở loại đất khác", GS. Hùng Võ nói.
Còn theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đánh giá, Luật Đất đai 2003 và 2013 đều không quy định về tách thửa đất nông nghiệp hoặc tách thửa các loại đất khác không phải là đất ở. Luật Đất đai 2013 chỉ quy định tách thửa đất ở tại nông thôn và tách thửa đất ở tại đô thị. Nhưng, tại Nghị định 43 lại quy định UBND cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
Quy định này đã cho phép tách thửa đối với từng loại đất, có thể hiểu là cho phép tách thửa đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất phi nông nghiệp… từ đó có thể dẫn đến tình trạng các đầu nậu, nhà đầu cơ lợi dụng tách thửa tràn lan và biến tướng thành đất ở, làm phá vỡ quy hoạch phát triển đô thị.
Chính vì vậy HoREA đề nghị Chính phủ xem xét, bãi bỏ quy định này vì không phù hợp với pháp luật đất đai và có thể dẫn đến hệ quả làm gia tăng tình trạng phân lô, tách thửa tràn lan, khó kiểm soát.
Về giá đất, chuyên gia bất động sản cho rằng, đất ở các dự án đầy đủ pháp lý hầu hết giá đều cao, không có dự án nào giá thấp nên không sợ việc tạm dừng tách thửa đất nông nghiệp sẽ làm giá đất ở dự án tăng giá thêm bởi giá tăng sẽ càng thanh khoản chậm.
Thuận Phong

Đất đai quay cuồng sóng lớn, Hà Nội chỉ đạo ‘nóng’ dừng phân lô, tách thửa
Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tạm dừng phân lô, tách thửa đối với đất nông nghiệp, trừ một số trường hợp cụ thể.
" alt=""/>Dừng phân lô tách thửa đất nông nghiệp, cơn sốt đất nền khựng lại
 cho biết, chính quyền địa phương vừa có báo cáo gửi UBND huyện liên quan đến hoạt động phân lô, bán nền trên địa bàn thôn Hà Xá (xã Triệu Ái) gây xôn xao dự luận trong thời gian qua.</p><p>Theo Chủ tịch UBND xã Triệu Ái, thửa đất này được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 1999 cho hộ ông Trịnh S. (trú tại thôn Hà Xá, xã Triệu Ái) gồm đất ở lâu năm và đất vườn, sau đó ông S. tặng cho con là Trịnh Th.B. với diện tích 1.552m2, trong đó có 150m2 đất ở.</p><table class=)
 |
Hình ảnh người dân đi mua bán đất như "trẩy hội" ở Quảng Trị. Ảnh cắt clip |
Năm 2021, ông B. tách phần đất trên thành 3 thửa, trong đó 2 thửa đã chuyển nhượng cho ông Phan T.A. (trú thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong) và ông Lê Đ.N.Q. trú tại xã Triệu Trạch). Cả 3 ông này sau đó làm thủ tục chuyển thêm 1.280m2 sang đất ở.
Ngày 27/01/2022, các hộ này lần lượt chuyển nhượng 3 thửa đất cho cho bà Bùi T.H. (trú TP Đông Hà); ông Văn C. D. (trú huyện Phong Điền, tỉnh TT-Huế) và ông bà Nguyễn Đ.H. – Trần Thị M.N. (cùng trú Phong Điền, tỉnh TT-Huế).
Như tin đã đưa, vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều đoạn clip ghi lại cảnh hàng trăm người kéo nhau đông nghịt tại một con đường bê tông nằm sâu trên vùng đồi, xung quanh là rừng tràm, lăng mộ để tham gia buổi “đấu giá” đất.
“Đi mua đất mà đông như trẩy hội, kẻ mua người bán náo loạn cả làng quê”, nội dung của một tài khoản đăng tải clip lên mạng xã hội chia sẻ.
 |
Khu đất được chủ đầu tư tự ý cắm cọc, phân lô |
Theo tìm hiểu của PV, các đoạn clip được ghi lại tại buổi đấu giá đất diễn ra vào ngày 6/3 tại thôn Hà Xá (xã Triệu Ái, Triệu Phong, Quảng Trị).
Nội dung trong các clip cho thấy, một khu đất trống diện tích khoảng 1.500m2 tại đây đã được chủ đất san phẳng, dùng các cọc bê tông để cắm mốc, phân thành 12 lô.
Trên đoạn đường bê tông dẫn vào làng, hàng loạt xe máy, ô tô đậu kín đường. Hơn trăm người tay cầm giấy tờ, tay cầm điện thoại chạy đôn chạy đáo, lâu lâu lại lên tiếng “chốt, chốt”.
Cứ vài phút, những người tổ chức bán lại ra giá. Theo đó, mỗi lô đất với diện tích từ 120 – 150m2 có giá từ 650 triệu đến 790 triệu đồng.
Theo nội dung trên clip, chỉ hơn 2 giờ đồng hồ, toàn bộ 12 lô đất đã được “chốt”.
“Tại hiện trường, các chủ sử dụng đất đã san gạt mặt bằng, cắm cọc phân định ranh giới, khoảng cách các cọc 5-6m bám theo đường, có đánh số thứ tự từ 1 -12 nhưng theo hồ sơ địa chính chỉ có 3 thửa đất…”, ông Hài thông tin.
Cũng theo Chủ tịch xã Triệu Ái, các nhóm người trong clip là ngoài địa bàn thôn, xã đến mua bán xong thì đi và không rõ giao dịch thành công hay không và hình thức bán như thế nào, đến nay UBND xã vẫn chưa xác minh được cá nhân nào đứng ra tổ chức sự việc mua bán nói trên.
“Ngay sau sự việc xảy ra, UBND xã đã gửi giấy mời 3 người dân đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến làm việc nhưng họ không hợp tác”, Chủ tịch UBND xã Triệu Ái cho biết.
Theo Đại tá Nguyễn Ngọc Minh – Trưởng Công an huyện Triệu Phong, sau khi UBND huyện chỉ đạo, Công an huyện đã cử cán bộ an ninh vào cuộc tìm hiểu, điều tra có hay không hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật.
 |
Trưởng công an huyện Triệu Phong cho rằng không có chuyện 12 lô đất đã được "chốt" vì trên thực tế đây là trò thổi giá |
Theo ông Minh, việc người dân tiến hành giao dịch, mua bán đất với đầy đủ thủ tục pháp lý, tuân thủ các quy định hiện hành pháp luật không cấm.
“Bước đầu xác minh, chúng tôi nhận thấy đây chỉ là chiêu trò thổi giá, nghi tạo thị trường giả để thực hiện mục đích bán những lô đất xung quanh vì thực tế, không có hồ sơ nào trong số 12 lô đất nói trên được gửi đến cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục chuyển nhượng, tách thửa.
Tuy nhiên, để đảm bảo vấn đề an ninh trật tự và tránh hậu quả người dân bị lừa, chúng tôi vẫn đang tiếp tục điều tra”, Trưởng Công an huyện Triệu Phong cho VietNamNetbiết.
Trọng Bình

Người đông như 'trẩy hội', 12 lô đất ở làng quê nghèo được 'chốt vèo'
Chỉ trong khoảng thời gian hơn 2 giờ đồng hồ, 12 lô đất ở một làng quê tỉnh Quảng Trị do chủ đầu tư tự phân lô, bán nền đã được sang tay chuyển nhượng.
" alt=""/>Công an thông tin vụ đi mua bán đất như trẩy hội ở Quảng Trị