Ông phát hiện ra rằng, trong khi những người bình thường dạy con cái cách sống một cuộc đời thường nhật, những người giàu có luôn vô tình hay cố ý dạy con cách trở nên giàu có.
"Những gia đình bình thường vô thức truyền lại niềm tin hạn chế họ được dạy về tiền bạc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chính những niềm tin này đã ‘giữ chân’ họ đạt tới một mức độ thành công về mặt tài chính trong hàng chục, nếu không muốn nói là hàng trăm năm", Siebold viết.
Những người giàu không dạy con như vậy. Họ không chỉ hướng dẫn con cái họ thói quen quản lý tiền thông minh mà còn chỉ cho con hiểu rằng muốn giàu có là điều bình thường và bất kỳ ai nghĩ đủ lớn cũng có thể trở nên giàu có.
"Trong khi đám đông hài lòng trong vùng an toàn, tìm kiếm sự thoải mái và tránh những đau khổ thì những tỷ phú đang sống xa hoa và dạy con cái họ không làm như vậy. Đối với họ, cuộc sống là một trò chơi cần được thực hiện một cách táo bạo và không sợ hãi. Họ luôn làm gương cho con cái bằng hành động của mình", triệu phú tự thân viết trên tờ The Huffington Post.
Siebold nhấn mạnh: Người giàu thường giáo dục con cái kiếm tiền bằng cách giải quyết vấn đề và nâng cao chất lượng cuộc sống của người khác. Bằng việc này, đứa trẻ học cách coi tiền bạc là một động lực tích cực, có ích cho điều tốt đẹp thay vì là vũ khí của một số ít người dùng để chống lại số đông.
Họ dạy con coi tiền bạc là bạn đồng hành chứ không phải mục tiêu cuối cùng.
"Một số nói rằng cha mẹ giàu có đang dạy con cái họ coi thường người nghèo. Điều này không đúng. Họ đang dạy con cái nhìn thế giới qua con mắt của thực tế khách quan - cách xã hội thực sự đang tồn tại và vận động", ông viết.
Cách nuôi dạy một triệu phú tương lai
Nuôi dạy một triệu phú tương lai không chỉ bao gồm kiến thức tài chính còn đòi hỏi phải truyền đạt tư duy coi sự giàu có là một động lực tích cực và dạy các chiến lược thực tế để thành công về mặt tài chính.
Dưới đây là một số nguyên tắc và cách thực hành cụ thể giúp hướng dẫn con cái có một tương lai thịnh vượng, theo nghiên cứu của tỷ phú tự thân Steve Siebold:
Hiểu về tiền bạc: Những bậc cha mẹ hiểu biết nhất về tài chính sẽ dạy con cái họ sự thật về tiền bạc. Họ nhấn mạnh rằng mong muốn giàu có không phải là điều sai trái và dám nghĩ - dám làm có thể dẫn đến thành công về mặt tài chính.
Quan điểm tích cực về tiền bạc: Những bậc cha mẹ tỷ phú tránh sử dụng tiền bạc như một công cụ để thao túng hoặc nắm quyền lực. Thay vào đó, họ giáo dục con cái mình cách kiếm tiền bằng cách giải quyết vấn đề và cải thiện cuộc sống của người khác.
Một số cách thiết thực để dạy trẻ em về tiền bạc:
1. Dạy về thực tế khách quan: Đảm bảo con hiểu được thế giới tài chính thực sự. Mặc dù lý tưởng hóa khi tin rằng mọi người đều có thể tiếp cận những điều tốt đẹp trong cuộc sống, nhưng cần nhận ra rằng thực lực tài chính quan trọng nhường nào.
2. Công nhận đặc quyền của sự giàu có:Giúp con hiểu rằng sự giàu có đi kèm với đặc quyền. Trẻ càng nắm bắt được khái niệm này sớm, càng có động lực hành động và tạo ra cơ hội cho mình.
3. Dạy về quản lý tiền bạc:Chỉ cho con cách khiến tiền làm việc cho mình. Tiền bạc nên được coi là phương tiện trao đổi năng động, lưu thông và phát triển, không chỉ là một nguồn lực tĩnh.
4. Nuôi dưỡng thái độ tích cực:Khuyến khích con coi tiền bạc là thứ đáng mong đợi, thay vì là thứ đáng sợ. Dạy chúng liên kết tiền bạc với sự tự do, cơ hội và sự sung túc.
5. Truyền đạt sự khiêm tốn: Giải thích rằng mặc dù tiền bạc không khiến trẻ trở thành người tốt hơn, nhưng nó có thể mang lại nhiều cơ hội hơn, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân cách và các giá trị phi vật chất hơn của cải.
6. Đặt niềm tin vào tiềm năng của trẻ:Một trong những thông điệp mạnh mẽ nhất mà cha mẹ có thể truyền đạt là niềm tin vào tiềm năng của con mình. Bất kể trình độ học vấn hay thành tích học tập của trẻ như thế nào, trẻ nên được dạy rằng chúng có khả năng đạt được các mục tiêu tài chính của bản thân. Những cụm từ như "Bố/mẹ tin vào con" và "Con có thể làm được" đơn giản nhưng vô cùng hữu ích.
7. Dạy bằng tấm gương: Cách tốt nhất để dạy trẻ em về tiền bạc là thông qua ví dụ. Những bậc cha mẹ gặp khó khăn về tài chính có thể vô tình dạy con mình rằng tiền bạc khó kiếm và khó giữ. Ngược lại, những bậc cha mẹ tiếp tục phấn đấu để cải thiện tài chính, bất kể mức độ thành công của họ, sẽ nêu gương sáng. Họ cho con mình thấy thất bại là một phần của hành trình và sự kiên trì là chìa khóa.
Những bậc cha mẹ suy nghĩ lớn sẽ truyền cảm hứng cho con mình mơ ước và hướng tới những mục tiêu cao cả. Họ giúp con cái xác định tài năng và sở thích tự nhiên, nuôi dưỡng niềm tin rằng mình có thể tự tạo ra tương lai bằng cách làm những gì yêu thích.
Cuối cùng, tư duy của những bậc cha mẹ giàu có là thái độ sống cho rằng mọi thứ đều có thể (everything is possible). Trong khi nhiều người làm mọi thứ an toàn và tránh rủi ro, những người giàu lại đón nhận thử thách và dạy con cái họ làm như vậy.
Hiện tại, Trần Trung Hiếu đã giành học bổng toàn phần làm nghiên cứu sinh tại Viện Bách khoa Paris và đang ở Pháp để tiếp tục học tập. Chàng trai Hà Nội có 1 bài báo khoa học xuất bản hội nghị quốc tế trong quãng thời gian là sinh viên, liên quan đến Thiết kế điểm kiểm soát mặt đất để hạ cánh chính xác khi giao hàng bằng thiết bị bay không người lái.
Trong khi đó, Nguyễn Thế An hiện là kỹ sư nghiên cứu ở FPT Software, chuyên nghiên cứu về lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo. Chàng trai Bắc Ninh có 2 bài báo là đồng tác giả đang được bình duyệt tại Hội nghị quốc tế về hệ thống xử lý thông tin mạng thần kinh (NeurIPS 2024).
Sắp tới, ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ tổ chức lễ tốt nghiệp cho hơn 4.000 sinh viên. Trong số này, có khoảng 10% sinh viên tốt nghiệp loại Xuất sắc. Lý giải tỷ lệ tốt nghiệp loại Giỏi, Xuất sắc tại ĐH Bách khoa Hà Nội có xu hướng tăng hàng năm, lãnh đạo ĐH Bách khoa Hà Nội cho hay điều này một phần đến từ việc ngay từ khi vào trường, sinh viên đã được hướng dẫn, tư vấn để có định hướng và phương pháp học tập đúng đắn, phù hợp.
“Các em cần phải trả lời được câu hỏi, sau khi tốt nghiệp Bách khoa xong sẽ làm gì trong 3 – 4 năm.
Từ đó, trong những năm đầu, các em sẽ vạch ra được lộ trình phù hợp với hoàn cảnh, khả năng, mong muốn của bản thân và gia đình”, đại diện ĐH Bách Khoa nói.