Những vụ việc vừa kể trên từng gây xôn xao dư luận, làm dấy lên lo ngại về tình trạng gia tăng các vụ bắt cóc cả về số lượng lẫn hậu quả.
TS Đặng Văn Cường, UVBCH Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam khẳng định, bắt cóc trẻ em là hành vi đáng trách, đáng lên án và cần phải xử lý nghiêm. Trong đó, các đối tượng bắt cóc trẻ em nhằm chiếm đoạt tài sản đặc biệt nguy hiểm.
Các đối tượng nhận thức rất rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố ý thực hiện, xâm phạm đến nhiều khách thể mà pháp luật hình sự bảo vệ.
TS Đặng Văn Cường phân tích: “Hiện nay, từ các nguyên nhân khác nhau, hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản ngày càng diễn ra nhiều hơn, cho thấy nguy cơ mất an toàn đối với trẻ em luôn hiện hữu.
Đối tượng thực hiện hành vi bắt cóc trẻ em có thể là bất kỳ ai, kể cả người thân, người quen của cha mẹ nạn nhân.
Đặc biệt, trong vụ bé trai 7 tuổi bị bắt cóc, đối tượng phạm tội đang công tác trong ngành công an, vốn được đào tạo, giáo dục để bảo vệ trẻ em, cộng đồng.
Thế nhưng, sự suy đồi đạo đức, cờ bạc nợ nần khiến đối tượng bất chấp pháp luật để thực hiện hành vi phạm tội”.
Ngoài yếu tố đạo đức cá nhân, TS Đặng Văn Cường cho rằng, tác động của xã hội như: vấn nạn cờ bạc, những hoạt động lừa đảo trực tuyến… cũng đẩy nhiều người vào cảnh túng quẫn. Nếu không đủ bản lĩnh vượt qua khó khăn thì các đối tượng rất dễ làm liều, coi thường pháp luật.
Qua những vụ việc đã xảy ra, TS Đặng Văn Cường nhấn mạnh, phụ huynh, cơ sở giáo dục phải nâng cao cảnh giác trong việc giao con mình cho người khác đưa đón, quản lý.
Đặc biệt, phụ huynh không chủ quan, thiếu sâu sát, giao con mình cho người lâm cảnh nợ nần, sống không lành mạnh, tâm lý bất ổn.
Bên cạnh đó, chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp về cơ chế chính sách, pháp luật, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và phát hiện đấu tranh phòng ngừa tội phạm.
Các cấp cần tăng cường các giải pháp về giáo dục, đảm bảo tính hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của công dân.
Đồng thời, cơ quan chức năng liên quan cần tìm giải pháp loại bỏ các nguyên nhân thúc đẩy đối tượng phạm tội, như: hành vi đánh bạc trái phép, đòi nợ thuê…
Tại buổi họp báo, nhà báo Lưu Quang Định - Tổng biên tập báo Nông thôn Ngày nay, Trưởng BTC chương trình cho biết, di sản nhà thơ, nhà biên kịch Lưu Quang Vũ để lại rất đồ sộ. Những năm qua, gia đình, đồng nghiệp và những người hâm mộ anh đã làm nhiều chương trình nghệ thuật khác nhau nhưng mới chỉ mang tới cho khán giả một phần rất nhỏ trong số di sản đó.
"Người yêu thi ca hay nhắc tới Lưu Quang Vũ với những bài thơ tình say đắm, lãng mạn nhưng Lưu Quang Vũ còn có một loạt tác phẩm với đầy cảm xúc công dân, tinh thần trách nhiệm của một nhà thơ trước các vấn đề lớn của xã hội, tình thương dành cho những con người nhỏ bé, yếu thế. Tại chương trình này, lần đầu tiên những tác phẩm như thế sẽ được trình diễn trên sân khấu”, nhà báo Lưu Quang Định cho biết.
Tên của chương trình lấy từ tiêu đề bài thơ Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi của Lưu Quang Vũ. Chương trình gồm 4 chương, sử dụng nhiều loại hình nghệ thuật tái hiện lại cuộc đời ngắn ngủi nhưng thấm đẫm tình yêu và khao khát sống đẹp, sống ý nghĩa của cây bút tài năng - người được mệnh danh là nhà biên kịch tiên phong trong nền kịch nghệ Việt Nam ở thời đổi mới.
Chương I - Hồn dân tộc dậy ta làm thi sĩ - nói về tính công dân trong thơ Lưu Quang Vũ, những trăn trở của ông về con người, đất nước. Trong phần mở đầu này, NSƯT Tạ Tuấn Minh, NSƯT Lê Chức và NSƯT Đỗ Kỷ thể hiện các thi phẩm Việt Nam ơi, Trung Hoa, Người cùng tôi. Giọng ca trong trẻo từng là hiện tượng của The Voice KidsBùi Hà My sẽ hát ca khúc Mắt một míphổ thơ Lưu Quang Vũ của nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến.
Đặc biệt, chương 2 - Anh yêu em và anh tồn tại- sẽ nhắc tới 3 người phụ nữ đã ảnh hưởng tới cuộc đời, cũng như để lại nhiều dấu ấn trong các sáng tác của Lưu Quang Vũ. Đó là diễn viên điện ảnh Tố Uyên - nữ chính trong bộ phim Con chim vành khuyên, người phụ nữ mà Lưu Quang Vũ đã trao tình yêu mãnh liệt của tuổi trẻ nhưng chia tay sau đó.
Người thứ hai là họa sĩ Nguyễn Thị Hiền, con gái của nhà văn Kim Lân. Theo BTC, nữ họa sĩ là tri kỷ của Lưu Quang Vũ trong những tháng năm ông lận đận kiếm sống và đi tìm con đường của mình trong nghệ thuật.
Người thứ ba là Xuân Quỳnh - bạn thơ đồng điệu, người đã có 15 năm đi bên cạnh Lưu Quang Vũ, cùng ông đi qua những tháng ngày thăng hoa cả về tình yêu và sự nghiệp.
Chương 3 - Hồn Trương Ba - da hàng thịt- mang đến khán giả một trong những vở kịch nổi tiếng nhất của Lưu Quang Vũ. Tác phẩm được Lucteam - đoàn kịch của NSƯT Trần Lực biểu diễn.
Chương kết - Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi- giới thiệu đến công chúng ca khúc Nhà chật(phổ thơ Lưu Quang Vũ, nhạc Nguyễn Lê Tâm) - kể lại cuộc sống gian khổ nhưng đầy lãng mạn và yêu thương trong căn phòng 6m2 của gia đình Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ.
Ca sĩ Mỹ Linh sẽ thể hiện bài hát Thuyền và biển và ca khúc chủ đề của chương trình Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi- do nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến phổ nhạc, khẳng định niềm tin bất diệt vào tình yêu và cuộc sống.
Tổng đạo diễn chương trình - NSƯT Trần Lực cho biết sân khấu Lucteam rất vinh dự và hạnh phúc khi tham gia dự án này.
“Tôi và gia đình nhà thơ Lưu Quang Vũ rất thân thiết, coi nhau như người nhà. Bất cứ chương trình nào để tưởng nhớ Lưu Quang Vũ và chị Xuân Quỳnh, chỉ cần gia đình có lời, tôi sẵn sàng tham gia. Từ bé, tôi đã xem kịch của anh Vũ rất nhiều, trong đó Hồn Trương Ba - da hàng thịtlà vở diễn tôi vô cùng yêu thích. Lần này, tác phẩm sẽ được mang lên sân khấu với sự thể hiện mới mẻ theo phong cách biểu hiện ước lệ”, NSƯT Trần Lực nói.
Tham gia chương trình còn có nhiều nghệ sĩ tên tuổi như: NSND Lê Khanh, NSƯT Minh Trang, ca sĩ Mỹ Linh, Vũ Thắng Lợi, nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến, Lê Tâm, đạo diễn âm nhạc - nhạc sĩ Trần Đức Minh, chỉ đạo nghệ thuật - NSƯT Đỗ Kỷ, thiết kế sân khấu - NSƯT Doãn Bằng...
Nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) là tác giả của hàng trăm bài thơ, truyện ngắn cùng hơn 50 kịch bản sân khấu. Tuy chỉ sống 40 năm trên dương thế song những dấu ấn mà ông để lại cho đời vô cùng sâu đậm. Lưu Quang Vũ đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000. Vợ ông, nữ sĩ Xuân Quỳnh (1942-1988) cũng được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2017.
Mới đây, một clip ghi lại hành động vô duyên của phù dâu đã khiến cộng đồng mạng không khỏi bức xúc.
Theo đó, đám cưới diễn ra tại Bắc Kinh. Không khí vui vẻ của buổi lễ bỗng chốc bị phá hỏng chỉ vì hành động oái ăm của phù dâu. Cô gái này đứng chặn đường, giấu giày trong áo ngực và yêu cầu chú rể lấy ra mới cho nhà trai qua cửa.
Chú rể và dàn phù rể tưởng phù dâu chỉ bày trò để đòi thêm lì xì đỏ trước đi đón dâu nên liên tục đưa thêm lì xì. Thế nhưng, dù thuyết phục thế nào, cô gái vẫn không chịu cho chú rể đi qua. Quá chán nản, chú rể và dàn phù rể đành đứng chờ cô ta đùa chán rồi tự động tránh đường.
Cuối cùng, mẹ của chú rể không nhịn được nữa đã ra mặt giải quyết. Bà bước đến chỗ phù dâu rồi trực tiếp thò tay vào trong áo cô ta để lôi chiếc giày ra ngoài. Ban đầu, cô gái này còn phản kháng, nhưng nhờ người xung quanh giúp sức nên mẹ của chú rể đã thành công lấy được chiếc giày, giúp con trai tiếp tục lễ rước dâu.
Sự việc sau khi được đăng tải đã khiến cộng đồng mạng "dậy sóng". Đa số đều chỉ trích cô gái này là bất lịch sự, không biết xấu hổ và làm ảnh hưởng tới ngày vui của người khác. Phù dâu bình thường ai cũng sợ bị sàm sỡ, chỉ riêng cô gái này là ép buộc người khác "động chạm" vào mình.
Những trò lố trong đám cưới ở Trung Quốc
Ngày càng nhiều người trẻ muốn tổ chức đám cưới theo lễ nghi truyền thống, song họ khó cân bằng và triệt tiêu những trò đùa lố bịch tồn tại lâu đời.
Một cô dâu trẻ bẽn lẽn ngồi trên giường, xung quanh là khách dự đám cưới còn chú rể quỳ xuống và chuẩn bị hôn chân vợ theo yêu cầu. Cô dâu nói vài câu trấn an, nửa đùa nửa thật:"Anh đừng lo. Em đã rửa chân kỹ lắm rồi".
Đây chỉ là một trong những thử thách được yêu cầu trong đám cưới. Bởi theo phong tục truyền thống ở nước này, trước khi đón vợ đến địa điểm tổ chức tiệc cưới, chú rể phải vượt qua thử thách được nhà gái đưa ra.
Mới đây, một chú rể bị mẹ vợ tương lai ép uống nước rửa chân của cô dâu cũng đã khiến mạng xã hội Trung Quốc dậy sóng.
"Uống nước rửa chân ư, mọi người lấy đâu ra phong tục kỳ quái như vậy. Đây là lần đầu tôi nghe tới tục lệ này. Tôi có thể rửa chân cho vợ, nhưng uống nước rửa chân thì không bao giờ", chú rể nói rồi quyết định bỏ đi, từ chối tiếp tục hôn lễ này.
Anh nói thêm rằng, ban đầu nhà gái nói đưa của hồi môn bao nhiêu tùy thích, nhưng đến lúc rước dâu lại bày ra trò như vậy khiến mọi người xấu hổ.
Tháng 11/2018, người đàn ông 24 tuổi ở tỉnh Quý Châu đã qua đời ngay trong ngày cưới khi cố gắng thoát khỏi những khách mời có ý định lột đồ lót và bị ô tô đâm trúng. Cùng năm đó, chú rể họ Xia (cùng tỉnh) bị tàn tật sau cú ngã từ trên cao khi chân và tay bị trói chặt.
Đến năm 2021, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh chú rể bị trói vào gốc cây và để khách mời tra tấn bằng roi. Nghe tiếng la hét, khách tham dự càng phấn khích và mạnh tay hơn, vì coi đây là một điều may mắn cho cặp vợ chồng mới cưới.
Trước tình trạng số vụ bạo lực gia tăng, tháng 5/2019, chính quyền tỉnh Sơn Đông đã ban hành lệnh cấm các nghi lễ mất kiểm soát và nhấn mạnh:"Các nghi lễ cổ xưa đã mất đi ý nghĩa. Bất cứ ai tham gia vào hành vi thô tục, gây rối trật tự xã hội đều bị xử phạt".
"Điều cần thiết là phải loại bỏ hành vi này, một số người đã quấy rối người khác dưới danh nghĩa đùa giỡn trong đám cưới", một người chia sẻ trên mạng xã hội.
Mặc dù nghi lễ của một đám cưới có thể biểu thị địa vị xã hội đã thay đổi của một người, nhưng suy cho cùng, chúng không phải là về biểu tượng, tiền bạc, hoặc ai đang có mặt. Chúng là phương tiện của cảm xúc, tình cảm và được chia sẻ bởi những người yêu thuơng.
"Tôi rất xúc động khi thấy chú rể bảo vệ cô dâu khỏi những phong tục địa phương đáng lo ngại. Anh ấy cẩn thận lau mồ hôi, dìu cô dâu vượt qua thử thách. Tất cả vì tình yêu họ dành cho nhau, cho lễ cưới và cam kết gắn bó lâu dài thay vì nhưng hủ tục lạc hậu. Chúng tôi có mặt để chứng kiến những chi tiết này", một cô gái trẻ tham dự một đám cưới kết hợp giữa truyền thống và hiện đại nói.
Theo Sức khỏe và Đời sống