Các chuyên gia cho rằng đây là hầm ngầm bí mật của trùm phát xít người Italy Mussolini trong thời kỳ chiến tranh tại trụ sở của ông ta tại Rome.

Các chuyên gia cho rằng đây là hầm ngầm bí mật của trùm phát xít người Italy Mussolini trong thời kỳ chiến tranh tại trụ sở của ông ta tại Rome.
Ông Lê Việt Thắng, founder 1Office cho biết, giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp của đơn vị này đang có hơn 1.000 khách hàng, 40.000 người sử dụng với những tên tuổi lớn như MediaMart, Phong Vũ, F88, Cộng Cà Phê, Tocotoco,...
Theo ông Thắng, hiện thị trường đang có 2 loại giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp. Đầu tiên, giải pháp ERP truyền thống do các công ty lớn trên thị trường cung cấp như CMC, FPT, Tinhvan, SAP… “may đo” cho phù hợp với từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, chi phí cho giải pháp này kiểu như “dùng dao mổ trâu chặt gà” đối với doanh nghiệp SME, vừa bất khả kháng về chi phí vừa lãng phí vì không dùng hết tính năng mà rất dễ thất bại khi thực hiện. “Bởi vì, để triển khai ERP cần sự sẵn sàng của doanh nghiệp bời vì nó là một kế hoạch tổng thể đòi hỏi sự phù hợp, chi phí, thời gian triển khai và tính linh động trong việc thay đổi”, ông Thắng khẳng định.
Giải pháp thứ 2, đó là sử dụng phần mềm “may sẵn” được xây dựng trên điện toán đám mây (cloud on demand). Hiện tại trên thị trường đang có các giải pháp của nước ngoài như Zoho, Bitrix hay của Việt Nam như 1Office, AMIS (Misa)... Trong đó, các sản phẩm nước ngoài đang có giá thành cao hơn sản phẩm nội. Ví dụ Zoho, một trong những công ty cung cấp giải pháp quản trị doanh nghiệp hàng đầu thế giới, với một doanh nghiệp có 20 - 50 nhân viên, chi phí phải trả sẽ khoảng 22 - 55 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, phần lớn phần mềm quản lý ngoại chỉ hỗ trợ tiếng Anh cũng như giao diện người dùng không thân thiện với người dùng Việt gây nên nhiều bất cập trong quá trình sử dụng.
Ông Thắng cho rằng, giải pháp thứ 2 đang được nhiều doanh nghiệp SME ưu tiên sử dụng. Bởi vì, ưu điểm lớn nhất của giải pháp này là dù có nhiều tính năng nhưng lại giá thành rẻ hơn do được tối ưu cho nhiều doanh nghiệp cùng sử dụng. Như với 1Office, đang có khoảng 1.000 khách hàng với hơn 40.000 người sử dụng đã tìm đến và trung thành với nền tảng này vì có thể tiết kiệm thời gian làm việc của bộ phận hành chính nhân sự, giảm tải chi phí in ấn, thời gian họp hành, thời gian trình ký số liệu.
1Office sẽ số hóa toàn bộ hồ sơ, giấy tờ cho doanh nghiệp, đơn từ, các thông tin liên quan đến tiến độ dự án; đồng thời, hệ thống, cung cấp số liệu thống kê rõ ràng, hỗ trợ người sử dụng đưa ra những quyết định liên quan đến tài chính.
Ngoài ra, phần mềm này cung cấp những tính năng liên quan khác như lên lịch họp, gửi danh bạ, gửi tin nhắn SMS, thông báo sự kiện mới, chat nhóm, trò chuyện…
" alt=""/>“Số hoá” hoạt động doanh nghiệp giúp giảm 30% thời gian làm việc của hành chính nhân sựGapo có 3 cổ đông sáng lập là ông Kiên nắm 30% cổ phần; Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ cao Việt Sifo giữ 35% và Công ty Cổ phần Tập đoàn G (G-Group) chiếm 35% cổ phần.
G-Group cũng chính là đơn vị sở hữu quỹ đầu tư G-Capital. Theo thông tin trên website của G-Group, G-Capital là quỹ đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ và tài chính. G-Capital tham gia đầu tư vào các công ty thành viên của tập đoàn G-Group và hỗ trợ các công ty tăng trưởng, quản trị, gọi vốn trong các vòng đầu tư tiếp theo.
![]() |
G-Group thành lập tháng 1/2016 với số vốn điều lệ ban đầu là 30 tỷ đồng, sau đó tăng vốn lên 60 tỷ đồng vào tháng 8/2018. Địa chỉ trụ sở của G-Group hiện nằm ở 275 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội. Đây cũng chính là địa chỉ đăng ký của Gapo.
Ban đầu, G-Group có 4 cổ đông sáng lập, trong đó riêng ông Phùng Anh Tuấn (sinh năm 1984) đã nắm 87% cổ phần. Trong khi đó, 3 cổ đông còn lại là các ông Bùi Tiến Thành, Tô Đại Phong và Nguyễn Minh Đức chỉ lần lượt giữ 5%, 5% và 3% cổ phần G-Group.
Tuy nhiên, hiện ông Tuấn đã thoái hết vốn ở G-Group dưới danh nghĩa nhà đầu tư cá nhân, 3 đồng sáng lập còn lại đều gom thêm cổ phần của doanh nghiệp và giữ 4-6% vốn của doanh nghiệp. Dù vậy, ông Tuấn vẫn là Chủ tịch G-Group.
Sau hơn 3 năm hoạt động, G-Group cho biết đang có 8 công ty thành viên và hơn 1.000 nhân sự, tập trung vào hai lĩnh vực công nghệ và tài chính. Tổng giám đốc hiện tại của G-Group là ông Phùng Anh Tú (sinh năm 1988), em trai của ông Tuấn.
Trong số các công ty con của G-Group, nổi bật hơn cả là chuỗi cửa hàng cầm đồ F88. Hệ thống F88 ra đời năm 2013 và hiện có hơn gần 100 cửa hàng tại 7 tỉnh, thành, tập trung ở Hà Nội và TP.HCM. Đây cũng là một trong những hệ thống cầm đồ có quy mô lớn nhất Việt Nam. Ông Phùng Anh Tuấn đang giữ chức chủ tịch HĐQT và CEO của F88.
![]() |
Ông Phùng Anh Tuấn, Chủ tịch G-Group. Ảnh: Viet Tuan/vneconomictimes.com |
Trong những lần trả lời báo chí gần đây, ông Tuấn cho biết năm 2018, F88 phục vụ 30.000 khách hàng thường xuyên. CEO sinh năm 1984 đặt mục tiêu sẽ có 300 cửa hàng cầm đồ F88 vào năm 2021 và con số này sẽ tăng lên tới 1.000 cửa hàng vào năm 2023.
Hệ thống cầm đồ này cũng được quỹ đầu tư Mekong Capital rót vốn từ năm 2017. Đây là quỹ từng đầu tư vào nhiều doanh nghiệp lớn như chuỗi bán lẻ Thế giới Di động, nhà phân phối hàng điện tử Digiworld, chuỗi nhà hàng Golden Gate.
Bên cạnh mô hình vay cầm đồ, G-Group cũng có một công ty con kinh doanh trong lĩnh vực cho vay ngang hàng trực tuyến (P2P) là Tima. Theo thông tin giới thiệu của doanh nghiệp, Tima thành lập năm 2016 và là nền tảng công nghệ cho vay ngang hàng đầu tiên ở Việt Nam.
Tima vào cuối năm 2018 gọi vốn thành công 3 triệu USD từ một quỹ đầu tư nước ngoài và cho biết định giá doanh nghiệp hiện tại khoảng 500 tỷ đồng.
Ngoài những công ty con trên, G-Group còn sở hữu nền tảng đa kênh về truyền thông giải trí BeatVn; đơn vị kinh doanh các lĩnh vực liên quan thể thao điện tử GTV; công ty an ninh mạng VSEC; công ty nghiên cứu phát triển công nghệ Ginnovation; dịch vụ chuyển tiền nhanh G-Pay hoạt động theo mô hình Uber.
Trong số này, Tổng giám đốc Gapo Hà Trung Kiên cũng là người đại diện theo pháp luật và tổng giám đốc của G-Pay.
" alt=""/>Công ty hứa rót 500 tỷ cho mạng xã hội 'made in Vietnam' mới là ai?Tổng giám đốc TPBank Nguyễn Hưng cho biết, với việc hợp tác này các khách nước ngoài không chỉ có ở Trung Quốc, Hàn Quốc mà còn cả khách của Thái Lan, Singapore cũng có thể thanh toán mã bằng QR Code và rút tiền mặt tại các cây ATM, LiveBank của TPBank.
Ngày 15/7/2019, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) và tổ chức thanh toán quốc tế UnionPay (UPI) đã chính thức ký kết hợp tác về việc liên thông thanh toán giữa TPBank và UPI tại Việt Nam. Lễ ký kết đánh dấu việc TPBank và UnionPay chính thức hợp tác, tạo điều kiện cho hàng triệu khách hàng UnionPay có thể mở rộng liên thông thanh toán bằng thẻ và mã QR Code tại thị trường Việt Nam qua các điểm chấp nhận thẻ của TPBank từ tháng 7/2019.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê và Tổng cục Du lịch, quý đầu năm 2019, có hơn 3,2 triệu lượt khách Trung Quốc và Hàn Quốc đến Việt Nam, trong số này nhiều du khách sử dụng thẻ của UPI với sức mua đạt hàng nghìn tỷ đồng.
Hợp tác giữa TPBank và UnionPay sẽ giúp các du khách dễ dàng thanh toán tại Việt Nam, các nhà bán lẻ Việt mở rộng khả năng bán hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận. Hiện tại, TPBank đã phát triển được trên 30.000 điểm chấp nhận thanh toán mã QR Code, hàng trăm nghìn điểm đọc thẻ mPOS, giúp khách hàng sử dụng thẻ thương hiệu UnionPay dễ dàng thanh toán bằng thẻ, mã QR Code tại hàng nghìn cửa hàng ở Việt Nam, đồng thời có thể rút tiền mặt tại các cây ATM, LiveBank của TPBank.
Phát biểu tại sự kiện, Tổng giám đốc TPBank Nguyễn Hưng cho biết, sau một thời gian đàm phán, TPBank và UnionPay đã đạt được thỏa thuận chung, đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng 2 bên. Là ngân hàng tiên phong trong việc xây dựng chất lượng dịch vụ chuẩn mực quốc tế, TPBank luôn đón chào những cơ hội mở rộng hợp tác với những tổ chức uy tín trên thị trường, đem lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho khách hàng. Hợp tác giữa QuickPay và UnionPay đánh dấu một bước tiến quan trọng của TPBank và UnionPay trong việc mở rộng mạng lưới thanh toán trên thị trường quốc tế, góp phần thúc đẩy xu hướng thanh toán không tiền mặt đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới.
Theo ông Larry Wang, Phó chủ tịch UnionPay International, tổ chức này đang tích cực triển khai hệ thống thanh toán không tiếp xúc, mã thanh toán QR, và các giải pháp thanh toán sáng tạo khác với các đối tác tại Việt Nam, phù hợp với tầm nhìn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tới năm 2020.
“Chúng tôi tin rằng các giải pháp thanh toán sáng tạo sẽ đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng thay đổi nhanh chóng của người dân cũng như phục vụ tốt hơn cho nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam,” ông Larry Wang cho biết.
" alt=""/>CEO TPBank: “Khách Trung Quốc đến Việt Nam có thể thanh toán bằng QR Code của UnionPay và TPBank”