![]() |
Nhân vật đội mũ bảo hiểm trong game |
![]() |
Nhân vật đội mũ bảo hiểm trong game |
Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi các đơn vị thuộc Bộ liên quan đến việc quản lý các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới "đổ bộ" vào Việt Nam thời gian gần đây.
Cụ thể, cơ quan quản lý cho biết thời gian gần đây, các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, Shein, 1688… đã tiến hành các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhưng chưa đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương. Vấn đề này thu hút sự chú ý lớn của người tiêu dùng tại Việt Nam.
Bộ này yêu cầu Cục Thương mại điện tử và kinh tế số chủ trì, phối hợp tăng cường truyền thông, hướng dẫn người tiêu dùng thận trọng khi thực hiện mua sắm trực tuyến trên các nền tảng xuyên biên giới nói chung và các nền tảng như Temu, Shein, 1688… nói riêng.
"Đặc biệt, không thực hiện giao dịch với các nền tảng khi chưa được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký tại Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử. Thời gian thực hiện là trong tháng 10", Bộ Công Thương chỉ đạo.
Bên cạnh đó, Bộ yêu cầu Cục Thương mại điện tử và kinh tế số tham mưu cho Lãnh đạo Bộ báo cáo Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu phương án giám sát, quản lý hàng hóa nhập khẩu lưu thông qua các sàn thương mại điện tử chưa tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.
Cơ quan quản lý cũng yêu cầu Cục chủ động liên hệ với đội ngũ pháp lý của Temu yêu cầu tuân thủ pháp luật hiện hành của Việt Nam. Trong trường hợp cần thiết có thể phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông có giải pháp kỹ thuật ngăn chặn phù hợp, thời gian thực hiện trong tháng 10.
Bộ Công Thương khẳng định các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, Shein, 1688 chưa đăng ký hoạt động tại Việt Nam (Ảnh: Shutterstock).
Vụ Pháp chế cũng được giao phối hợp với Cục Thương mại điện tử và kinh tế số rà soát các yếu tố pháp lý, đề xuất phương án xử lý các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới hoạt động trái phép trong tháng 10.
Tổng cục Quản lý thị trường được giao phối hợp với Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát, phát hiện, xử lý kho hàng, điểm tập kết hàng hóa (nếu có) của các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa được cấp đăng ký.
"Ủy ban Cạnh tranh quốc gia tăng cường công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng, có những biện pháp tuyên truyền kịp thời đến người tiêu dùng, nâng cao nhận thức về những rủi ro khi mua hàng trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới", Bộ Công Thương chỉ đạo.
Cục Xuất nhập khẩu được giao phối hợp với Tổng cục Hải quan đề xuất phương án kiểm soát hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thông qua kênh thương mại điện tử trong tháng 10.
Cục Xúc tiến thương mại chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đề xuất phương án xử lý đối với những hình thức khuyến mại không tuân thủ quy định của pháp luật đối với các nền tảng thương mại điện tử trong tháng 10.
"Vụ Thị trường trong nước đánh giá tác động đối với thị trường trong nước (nếu có) khi hàng hóa nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam thông qua các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới. Thời gian thực hiện trong tháng 11...", văn bản chỉ đạo nêu rõ.
Bên cạnh đó, các đơn vị có chức năng thanh, kiểm tra phải tăng cường hoạt động thanh, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong thương mại, đặc biệt trong môi trường thương mại điện tử.
"Trong quá trình xử lý vi phạm, các vướng mắc về cơ chế xử lý, về quy định pháp luật điều chỉnh cần được rà soát, đánh giá để kiến nghị cấp có thẩm quyền tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật", lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu.
" alt=""/>Bộ Công Thương: Sẽ phối hợp ngăn chặn Temu trong trường hợp cần thiếtNguồn tin của Reuters cho biết Mỹ sẽ hạn chế xuất khẩu sản phẩm sang 140 công ty Trung Quốc. Danh sách mới nhất gồm 20 doanh nghiệp bán dẫn, 2 công ty đầu tư và hơn 100 nhà sản xuất máy công cụ để làm chip.
Cụ thể, doanh nghiệp Mỹ sẽ phải xin giấy phép đặc biệt nếu muốn bán hàng cho các công ty trong danh sách hạn chế này.
Các sản phẩm bị siết gồm chip bộ nhớ băng thông cao (HBM), vốn cần thiết cho các ứng dụng huấn luyện trí tuệ nhân tạo (AI), 24 máy công cụ và 3 phần mềm dùng trong sản xuất chip.
Việc này sẽ ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp lớn của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất chip như Naura Technology, Piotech hay SiCarrier Technology.
Mỹ cũng dự kiến áp đặt thêm hạn chế với SMIC, vốn đã nằm trong danh sách đen thương mại từ năm 2020 nhưng vẫn được cấp phép hàng tỷ USD giá trị hàng hóa được xuất khẩu.
Mỹ sẽ hạn chế xuất khẩu sản phẩm sang 140 công ty Trung Quốc (Ảnh: DW).
Tuy nhiên, lần này Mỹ tiếp tục siết chặt hơn, nhắm vào cả các công ty đầu tư như Wise Road Capital và Wingtech Technology Co, những đơn vị hỗ trợ tài chính cho ngành chip Trung Quốc.
Một số công ty bị đưa vào danh sách này là Swaysure Technology, Qingdao SiEn, Shenzhen Pensun Technology... Các công ty này đang làm việc với Huawei Technologies, đại gia viễn thông Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt nhiều năm nay. Huawei hiện là tâm điểm trong tham vọng về chip tiên tiến của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Mỹ cũng sẽ áp dụng lệnh kiểm soát mới đối với thiết bị sản xuất chip được sản xuất tại các quốc gia như Singapore và Malaysia.
Động thái trên là một trong những nỗ lực quy mô lớn cuối cùng của chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm kìm hãm tham vọng ngành chip của Trung Quốc.
Việc này diễn ra chỉ vài tuần trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức. Tổng thống đắc cử Trump được dự báo giữ nguyên các chính sách mạnh tay của ông Biden với Trung Quốc.
Vài năm gần đây, Trung Quốc tăng cường tự chủ ngành bán dẫn, khi bị Mỹ và nhiều nước khác siết xuất khẩu sản phẩm liên quan. Tuy vậy, doanh nghiệp ngành chip Trung Quốc vẫn xếp sau những gã khổng lồ như Nvidia hay ASML.
Nvidia (Mỹ) hiện thống trị trong mảng chip phục vụ các hoạt động liên quan đến AI. Còn ASML (Hà Lan) gần như là nhà cung cấp duy nhất về máy quang khắc tiên tiến để sản xuất chip.
Theo Reuters, Bloomberg" alt=""/>Mỹ chuẩn bị siết xuất khẩu chip sang 140 công ty Trung QuốcTối 8/11, nguồn tin từ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk xác nhận, lực lượng quân đội, dân quân tự vệ thiết lập các vòng, chốt chặn bảo vệ hiện trường nơi phát hiện máy bay quân sự Yak-130 rơi tại Vườn quốc gia Yok Đôn, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.
"Hiện trường được chúng tôi bảo vệ nghiêm ngặt, ngày mai (9/11) sẽ có phương án để đưa chiếc máy bay ra khỏi hiện trường, sau khi hoàn tất các công tác kiểm tra", nguồn tin cho hay.
Cơ quan chức năng tìm thấy hộp đen của chiếc máy bay quân sự Yak-130 (Ảnh: Uy Nguyễn).
Cũng theo nguồn tin, hộp đen của chiếc máy bay Yak-130 được tìm thấy, đưa ra bên ngoài, bảo vệ chặt chẽ để phục vụ công tác phân tích các dữ liệu liên quan.
Khoảng 14h ngày 8/11, qua tìm kiếm bằng flycam, lực lượng chức năng phát hiện máy bay quân sự Yak-130 rơi tại tiểu khu 428, thuộc Vườn quốc gia Yok Đôn (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn), cách buôn Đrang Phốc khoảng 8km và cách trạm kiểm lâm Sêrêpốk hơn 1km.
Flycam phát hiện chiếc máy bay rơi tại Vườn quốc gia Yok Đôn (Ảnh: Thúy Diễm).
Ngày 6/11, máy bay Yak-130 (số hiệu 210 D) của Trung đoàn Không quân 940, Trường Sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức bay huấn luyện tại sân bay Phù Cát (Bình Định).
Máy bay cất cánh lúc 9h55. Lúc 10h38, khi kết thúc bài bay về hạ cánh, phi công báo cáo tình trạng máy bay thả càng không ra, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý tình huống thả càng khẩn cấp, nhưng vẫn không được.
Phi công đã báo cáo chỉ huy bay và được phép nhảy dù. Hai phi công nhảy dù lúc 10h51 tại khu vực Trường bắn TB2, huyện Tây Sơn (Bình Định).
Rạng sáng 7/11, Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Trung đoàn Trưởng Trung đoàn Không quân 940, và Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, Chủ nhiệm bay Trung đoàn Không quân 940, là phi công trên máy bay Yak-130, được lực lượng chức năng tìm thấy, đưa ra khỏi rừng an toàn.
Riêng chiếc máy bay được xác định rơi ở tỉnh Đắk Lắk.
" alt=""/>Tìm thấy hộp đen máy bay Yak