Đặng Trần Thủy Tiên – nữ sinh ĐH Ngoại thương gây xúc động với câu chuyện nghị lực chiến đấu với căn bệnh ung thư ở tuổi 19
Hành trình dũng cảm
Thủy Tiên bắt đầu cuộc chiến ung thư từ tháng 7 nhưng phải gần ba tháng sau, câu chuyện về nghị lực của một “chiến binh K” xinh đẹp mới lan truyền cảm hứng, khi mạng xã hội xuất hiện những hình ảnh Thủy Tiên dự thi Duyên dáng Ngoại thương - Beauty & Charm 2019 vào chiều 27/10, bằng chính bức ảnh đã cạo trọc tóc trong quá trình cô điều trị ung thư.
Thủy Tiên cho biết, quyết định dự thi vì bị thu hút bởi chủ đề “She is the difference” (cô ấy là điều khác biệt).
“Mình nghĩ bất cứ ai sinh ra trên đời đều là một bản thể riêng biệt, mình cũng vậy. Hy vọng câu chuyện của mình sẽ khích lệ mọi người cố gắng chiến đấu với những căn bệnh đang phải đối đầu.
Các bạn trẻ có thể buồn, có thể khóc nhưng tuyệt đối đừng bao giờ gục ngã. Đừng bao giờ ngừng hy vọng, biết đâu có phép mầu xảy ra!”, Thủy Tiên nói.
Kết quả Thủy Tiên đã vào top 12 gương mặt nữ sinh xuất sắc, và ở vòng thi chung kết tối 15/12/2019, cô được trao giải thưởng “Người đẹp truyền cảm hứng”.
Thủy Tiên từng được trao danh hiệu Người đẹp truyền cảm hứng trong cuộc thi Duyên dáng Ngoại thương 2019.
Từ đó đến nay, Thủy Tiên gần như chỉ tập trung vào việc uống thuốc, nghỉ ngơi, tập thể dục... theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Khi kết thúc bảo lưu và quay trở lại với việc học cũng là lúc nữ sinh kết thúc đợt điều trị bằng hóa chất mạnh, và đổi hóa chất khác, chuẩn bị “về đích” trong cuộc chiến chống chọi với tác hại của tế bào ung thư.
So với những ngày thi Hoa khôi ĐH Ngoại thương, Thủy Tiên giảm 4kg vì cơ thể không còn bị tích nước, ánh mắt sáng hơn, mái tóc bắt đầu mọc lại, đen nhánh và đầy sức sống, những chỉ số sức khỏe lạc quan hơn.
Nữ sinh chia sẻ: “Sức khỏe của mình đang tốt lên, trừ việc thỉnh thoảng ngực vẫn bị đau nhói lên. Tuy vậy, bác sĩ nói đó là chuyện bình thường sau khi phẫu thuật, nên mình không lo lắng nhiều.
Ngược lại, sau thời gian cách ly xã hội, mình được đi học trở lại, được gặp lại bạn bè, đi làm thêm một số công việc nên vừa có thêm thu nhập, vừa không bị “ỳ” khi ngồi một chỗ. Phác đồ sắp kết thúc, không ai nói trước được tương lai nhưng mình tin rằng mình sẽ chiến thắng bạo bệnh”.
Từ đó đến nay, Thủy Tiên tập trung điều trị, dưỡng bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Sức khỏe của cô có nhiều tiến triển, dễ thấy nhất là mái tóc đã mọc trở lại và gương mặt tươi tắn, nụ cười rạng rỡ hơn.
Trong suy nghĩ của Thủy Tiên, ung thư là chu trình di căn và tái phát, có thể đưa cô quay trở lại bệnh viện bất cứ lúc nào. Nữ sinh luôn nhủ lòng, sợ hãi cũng không ích gì, điều duy nhất có ý nghĩa là lạc quan, kiên trì.
Hiện nay, mỗi ngày của Thủy Tiên diễn ra đều đặn với lịch trình lên lớp, về nhà ôn thi, đọc sách, học thêm ngoại ngữ, tự nấu ăn để đảm bảo dinh dưỡng, đi bộ thư giãn và tập các bài cardio để giữ gìn sức khỏe.
“Mặc dù mình đang ôn thi giữa học kì, lịch học và làm việc khá dày đặc nhưng mình cảm thấy hạnh phúc vì được bận rộn. ĐH Ngoại thương giống như một gia đình, các thầy cô và bạn bè rất tạo điều kiện để mình vừa học, thi, vừa đảm bảo việc điều trị bệnh tại viện.
Ngay cả khi đi làm, các bạn đồng nghiệp cũng rất nhường nhịn, không để mình gặp áp lực. Tuy vậy, mình chỉ làm việc với cường độ mà sức khỏe cho phép, nên tự biết cân bằng và không để bản thân ỷ lại vào các bạn, các anh chị”.
Hiện nay, Thủy Tiên cho biết cô sắp “về đích” trong việc thực hiện phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuy không thể nói trước được tương lai, nhưng cô luôn giữ niềm tin mạnh mẽ rằng mình sẽ chiến thắng căn bệnh hiểm nghèo.
Lan tỏa nghị lực kiên cường
Sau khi được xướng tên cho danh hiệu Người đẹp truyền cảm hứng của cuộc thi Duyên dáng Ngoại thương 2019, Thủy Tiên có dịp tham gia nhiều sự kiện và lan tỏa năng lượng sống mạnh mẽ của mình đến với đông đảo cộng đồng.
Đối với nữ sinh, cô xem đó là cơ hội được trải nghiệm, học hỏi, và cũng là trách nhiệm của mình sau cuộc thi Hoa khôi của trường.
“Mình luôn trân trọng mỗi cơ hội như vậy. Mình được gần gũi hơn với các bệnh nhân ung thư, hiểu rằng có những người còn khó khăn hơn, hành trình chiến đấu với căn bệnh còn khắc nghiệt hơn mình nhưng họ vẫn rất lạc quan, kiên cường.
Mình cũng có dịp được làm việc với các anh chị như hoa hậu Ngọc Hân, cô Cẩm Thơ, các anh chị nhà báo... Mỗi kỉ niệm như vậy đều là bài học quý báu, là trải nghiệm khó quên giúp mình học hỏi được nhiều điều, khiến bản thân trưởng thành hơn mỗi ngày”.
Thủy Tiên nhận lời làm diễn giả trong talkshow về chủ đề Nữ quyền diễn ra ngày 31/5 vừa qua. Tại đây, cô chia sẻ nhiều câu chuyện chân thực về bản thân và truyền cảm hứng đến nhiều khán giả có mặt
Mới đây, nữ sinh tham gia một talkshow về chủ đề Nữ quyền do các học sinh THPT tổ chức. Tại đây, Thủy Tiên mang đến cho mọi người những câu chuyện chân thực nhất về cuộc sống của mình cũng như năng lượng tích cực, niềm tin mạnh mẽ vào một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn mỗi ngày.
Cô chia sẻ: “Mình đã tự hỏi bản thân câu hỏi “Nếu không bị ung thư, cuộc đời mình sẽ ra sao?” rất nhiều lần. Nhưng rồi, sự thật là không thể thay đổi. Mình coi đó là một hành trình thử thách mà bản thân bắt buộc phải trải qua.
Căn bệnh đã cho mình “được” nhiều hơn “mất”. Đó là khi mình học được cách yêu bản thân, ăn uống lành mạnh, tập luyện đều đặn, học được cách yêu mái đầu không có tóc sau khi truyền hóa chất. Mình nhận thấy bản thân mạnh mẽ, bản lĩnh, nghị lực và yêu đời, yêu bản thân hơn bao giờ hết”.
Sau nhiều tháng phải cạo trọc đầu vì truyền hóa chất, Thủy Tiên đang làm quen với kiểu tóc tém tinh nghịch, tươi trẻ. Cô cho rằng kiểu tóc ngắn mới lạ này không khiến cho mình mất đi sự nữ tính, mà còn làm nổi bật lên hình tượng nữ sinh thế hệ mới hiện đại, năng động.
Chứng kiến Thủy Tiên hồn nhiên chia sẻ về sự thay đổi của cơ thể, của mái tóc mới thấy nghị lực sống vô cùng mãnh liệt ở cô gái này. Sau nhiều tháng chia tay mái tóc dài xoăn lọn “bánh bèo” vì hóa chất, Tiên đang tận hưởng một trải nghiệm mới trong đời: để tóc tém.
Đối với nữ sinh sinh năm 2000, kiểu tóc mới này là dấu hiệu của sự hồi phục sức khỏe, cũng như một hình tượng mới của bản thân: nữ sinh thế hệ mới hiện đại, bản lĩnh nhưng không kém phần dịu dàng, thân thiện.
Tiên cho biết ngoài việc học và đi làm thêm, sắp tới cô sẽ tham gia vào một dự án hướng tới những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, để giúp đỡ nhiều hơn cho cộng đồng.
“Cuộc sống là vậy, cứ yêu những gì mình có, mang năng lượng tích cực đến với thế giới thì tự khắc thế giới sẽ mỉm cười lại thôi. Mình tin là như thế”, nữ sinh bộc bạch.
Nữ sinh Ngoại thương cho rằng việc chiến đấu với bệnh tật là một hành trình thử thách mà mình bắt buộc phải trải qua. Qua đó, cô có được cho mình những trải nghiệm quý báu như sự nghị lực, bản lĩnh, học được cách yêu và chấp nhận bản thân.
Sắp tới, Thủy Tiên sẽ tham gia một dự án hướng tới những bệnh nhân cũng mắc bệnh hiểm nghèo như mình.
Trên trang cá nhân, Thủy Tiên - cô gái mắc ung thư đi thi Duyên dáng Ngoại thương chia sẻ niềm vui khi bất ngờ nhận được thư động viên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
" alt=""/>Nữ sinh Ngoại thương mắc ung thư tái xuất xinh đẹp và đầy nghị lựcKhoảng nửa đêm, tên trộm đột nhập vào một ngôi nhà ở tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc.
Vì vẫn nghe thấy tiếng người nói chuyện rì rầm bên trong phòng nên anh quyết định đợi ở một căn phòng khác cho đến khi chủ nhà ngủ say.
Tên trộm đã hút một điếu thuốc trong khi chờ đợi và rồi ngủ thiếp đi, theo The Paper. Nhưng sự cố xảy ra khi anh ta ngủ quên và ngáy quá to.
Chủ nhà họ Tang đang ngủ cùng con nhỏ bị tiếng ngáy đánh thức. Ban đầu, cô không chú ý vì cho rằng đó là tiếng ngáy từ hàng xóm.
Khi cô đi rửa bình sữa cho con, cô nghe thấy tiếng ngáy to phát ra từ căn phòng khác trong nhà mình. Cô lén mở cửa phòng thì giật mình phát hiện người đàn ông lạ mặt đang ngủ ngon lành trên sàn nhà. Cô nhanh chóng trở về phòng mình, gọi người nhà và báo cảnh sát.
Kẻ đột nhập bị bắt. Anh họ Yang, từng có tiền án, bị bỏ tù vì tội trộm cắp. Khi được thả vào tháng 9/2022, anh quay lại "nghề cũ".
Câu chuyện thu hút sự quan tâm của nhiều người dùng mạng. "Câu chuyện hài hước quá. Chính tên trộm đã đưa cảnh sát đến tận nhà"; "Nếu quá mệt mỏi, có lẽ anh ta không nên làm việc quá giờ"... người dùng mạng bình luận.
Vụ việc tên trộm hài hước tương tự xảy ra ở Mỹ. Sau khi đột nhập vào một căn nhà ở Manchester, New Hampshire (Mỹ), Renaud phát hiện đĩa cánh gà rán trong tủ lạnh. Anh quyết định ăn hết đĩa cánh gà rồi ngủ thiếp đi trên ghế. Thật không may cho Renaud, anh ngủ quên và bị chủ nhà phát hiện. Họ báo cảnh sát đến tóm gọn.
Nhóm trộm đã để lại một mảnh giấy viết tay bằng tiếng Hindi ghi rằng “Jab paise nahi they toh lock nahi karna tha collector” (Nhà không có tiền thì không nên khóa).
" alt=""/>Tên trộm bị tóm vì ngủ quên, ngáy to đánh thức cả chủ nhà
Nhìn bức tranh thấy ngay ngày đó sông Hồng ăn sát vào bờ đê phía nội thành, thuyền buôn lớn cặp mạn mép đê, rồi bốc dỡ sản vật qua đê lên các phố liền đấy, là các phố Hàng Tre, Hàng Gạo, Hàng Chĩnh, Hàng Mắm, chợ Đồng Xuân... Các bãi ven sông lúc này nhỏ và ít người ở. Nhà cửa ở bãi lúc ấy cũng đơn giản, chỉ tranh tre nứa lá.
Người Hà Nội xưa còn gọi sông Hồng là sông Cái. "Cái" là một từ cổ chỉ người mẹ, đồng thời cũng chỉ sự to lớn mênh mang. Người Mẹ ấy nhiều khi nổi giận, thì những người con hai bên bờ chỉ biết chịu trận, chờ cơn thịnh nộ qua đi.
Ai một đời người sống ở Hà Nội cũng vài lần chứng kiến nước sông Hồng lên to như thế nào. Bà ngoại tôi kể khi bà còn con gái, có năm nước sông lên to, bà lên đê xem, lấy chân té được cả nước sông.
Một trong những trận lụt đi vào lịch sử là trận lụt tháng 8 năm 1945. Khi đó mưa liên tiếp, vỡ đê gần như tất cả sông ở miền Bắc. Tổng cộng có 52 chỗ vỡ đê, gây ngập lụt 11 tỉnh, không kể các tỉnh trung du và miền núi. Ở Hà Nội nước sông Hồng lên tới độ cao 12,68 m.
Qua nhiều trận lụt lớn, nước sông Hồng mấp mé mặt đê, nhưng chưa bao giờ vỡ đê vào Hà Nội, mà toàn vỡ đê trên phía thượng nguồn như Sơn Tây, Phú Thọ... hoặc phía hạ nguồn như Thanh Trì, Hưng Yên... Có thể do đoạn đê nội thành Hà Nội là đê trọng yếu bậc nhất của quốc gia nên được bao đời nay tu bổ.
Nhưng có lần đê Hà Nội suýt vỡ. Đấy là trận lụt năm 1971. Sau này các nhà khí tượng thế giới đánh giá đó là một trong những thiên tai lớn nhất của thế kỷ 20 và là trận lụt lớn nhất trong 250 năm qua ở miền Bắc.
Lúc đó mưa liên miên, nước sông Hồng liên tục dâng lên. Người trong phố chốc chốc lại chạy ra đê xem nước lên tới đâu, rồi về kể nước ngập lút toàn bộ bãi Phúc Xá, mặt sông mênh mông cuồn cuộn xa tít tận bên Gia Lâm. Nước sông mấp mé mặt cầu Long Biên, nhà nước phải cho đoàn tầu chở toàn đá hộc lên đỗ trên cầu để giữ cho cầu không bị trôi mất.
Tôi lúc này đã lớn cũng muốn lên đê xem nhưng mẹ tôi cấm tiệt, lên đấy nhỡ rơi xuống sông thì làm sao. Người lớn rầu rĩ lo lắng, bảo, nếu vỡ đê thì trong phố nhà ba tầng cũng ngập lút. Có lúc trong phố nhớn nhác vì có tin "Vỡ đê rồi, vỡ đê chỗ phố Chợ Gạo rồi". Cơn hoảng loạn truyền dọc các phố như một con sóng. Một lúc sau mới rõ là không phải vỡ đê, mà là nước tràn qua mặt đê, đã được hộ đê đắp bao cát chặn lại rồi.
Mấy ngày sau có "phân lũ" phía trên Hà Nội nên nước rút dần. Hà Nội an toàn, nhưng cả một vùng Hà Tây cũ tan hoang vì lụt.
Sau này lớn lên, tôi có một số năm đi dạy học ở bãi Phúc Xá, thấy hàng năm nước cũng lên, nhưng chỉ xâm xấp đường đi ngoài bãi. Năm nào cao nhất thì ngập lưng tường, thầy trò tôi lại mất mấy ngày dọn dẹp phù sa đỏ bám trên bàn ghế. Không bao giờ thấy nước lên to như hồi năm 1971.
Từ những năm 1990 nước sông không lên nữa, có thể do các hồ thủy điện phía thượng nguồn bắt đầu phát huy tác dụng tích nước ngăn lũ. Từ ngày nước sông không lên nữa tự nhiên đất bãi Phúc Xá, bãi An Dương trở nên đắt giá. Từ chỉ là mảnh đất ở tạm bợ, năm nào cũng chạy lũ lụt, giờ thành đất của quận trung tâm. Nhà kiên cố xây cao tầng ken dày đặc. Nhìn từ ảnh chụp trên cao, các khối nhà cao tầng chen chúc từ bờ đê ra đến tận mép sông. Lòng sông Hồng về đến đoạn nội thành này thì bị thít chặt bởi khối nhà cao tầng. Không còn chỗ cho thoát lũ nữa.
Giờ đã thành một lỡ làng của quy hoạch. Theo pháp lệnh đê điều, ai cũng biết là bên ngoài đê không được xây dựng công trình kiên cố. Để mọc lên cả mấy phường cùng hàng nghìn ngôi nhà cao tầng thời gian không phải một sớm một chiều mà xong được. Biết quy trách nhiệm cho ai bây giờ. Chỉ biết là sức hấp dẫn của khu vực trung tâm đã góp phần quyết định. Còn dịch lên phía trên một chút, như Tứ Liên, Phú Thượng, bãi sông Hồng vẫn là đất thoát lũ, là vườn đào vườn quất của Thủ đô.
Các công trình trị thủy sông Hồng, các hồ chứa thủy điện phía thượng nguồn mấy chục năm nay đã cắt lũ sông Hồng. Những trận lũ lớn như chỉ còn trong ký ức. Thậm chí gần đây người ta còn lo lòng sông Hồng tụt sâu quá, sông Hồng không còn dòng chảy.
Nhưng trận siêu bão Yagi mới đây đã làm mưa lớn trên thượng nguồn, gây nên lũ lụt từ các tỉnh phía trên. Lũ đang lan dần về xuôi. Mấy chục năm qua, bây giờ Hà Nội mới chứng kiến sông Hồng cuồn cuộn đỏ nặng phù sa. Và chúng ta mới chợt thấy con người thật nhỏ bé trước thiên nhiên. Mẹ sông Hồng còn nhiều bí ẩn mà đàn con chưa hiểu hết.
Hà Nội, theo đúng tên, là thành phố ở trong sông. Ông cha ta đã xây dựng một thành phố mở lòng ra với con sông. Hà Nội dựa vào con sông mà phát triển thành trung tâm giao lưu của cả vùng châu thổ. Con cháu nay lại quay lưng với dòng sông, lấn chiếm tranh chấp với sông từng mét đất.
Tôi mong ngày nào đó có được quy hoạch sông Hồng phù hợp với tự nhiên, để cho Hà Nội xứng danh là thành phố ở trong sông, lại trên bến dưới thuyền nhộn nhịp như bức tranh nổi tiếng xưa đã mô tả.
Quan Thế Dân
" alt=""/>Sông Hồng nước lên to