Giai đoạn tiến triển, bệnh nhân có triêu chứng lâm sàng rất đa dạng như:
- Đau bụng: Người bệnh có thể đau tức, âm ỉ mơ hồ vùng hạ sườn phải, đau chủ yếu do khối u xâm lấn vào vùng bao gan. Một sốt trường hợp có thể đau tức vùng thượng vị do khối u gan trái xâm lấn (dễ nhầm với đau do viêm dạ dày cấp).
- Tăng kích thước vòng bụng: Hiện tượng này là do có dịch trong ổ bụng. Kho đó, người bệnh thấy chu vi vòng bụng tăng lên trong khi cơ thể bị sụt cân, mệt mỏi, chán ăn.
- Phù: Thường phù 2 chân, phù tăng lên khi đi lại.
- Vàng da: Thường gặp do khối u lớn hoặc hạch to chèn ép vào đường mật gây tắc mật. Người bệnh bị vàng da, vàng củng mạc mắt tăng dần. Khi có vàng da, người bệnh thường thấy ngứa, nước tiểu sẫm màu.
- Tiêu chảy: Có thể do khối u tiết một số peptide gây tăng bài tiết đường ruột. Một số có thể gặp đại tiện phân sống, phân bạc màu đi kèm với triệu chứng vàng da, tắc mật.
- Triệu chứng của hạ đường huyết: Một số người bệnh có thể có các triệu chứng của hạ đường huyết như mệt nhiều, ngất xỉu, vã mồ hôi, chân tay lạnh
- Sốt không rõ nguyên nhân: Thường do tình trạng hoại tử bên trong khối u làm giải phóng các chất gây sốt.
- Giảm sự thèm ăn, sụt cân: Người bệnh có xu hướng chán ăn, giảm cảm giác thèm ăn, nhất là với các món ăn giàu đạm, mỡ. Người mệt mỏi, thiếu năng lượng do người bệnh chán ăn.
- Thay đổi về tâm thần kinh (hội chứng não - gan):Thường gặp trên người bệnh ung thư gan có xơ gan giai đoạn muộn. Tùy mức độ có thể có các triệu chứng như hay quên, lú lẫn, chậm chạp, khó tập trung. Trường hợp nặng hơn có thể có biểu hiện tiền hôn mê gan như bồn chồn, lo lắng, mất ngủ, người lờ đờ, chuyển động chậm chạp, rối loạn tâm thần, co giật…
Theo bác sĩ Định, nếu phát hiện sớm, người bệnh mắc ung thư gan có thể chữa khỏi. Một nghiên cứu phân tích gộp năm 2020 cho thấy với khối u nhỏ (< 2cm) tỷ lệ chữa khỏi bệnh lên tới 70%.
Hiện tuổi trung bình có quan hệ tình dục lần đầu của nhóm đối tượng điều tra từ 14-24 tuổi là 18,7 tuổi, sớm hơn so với kết quả điều tra trước đó (là 19,6 tuổi năm 2010). 15% số vị thành niên, thanh niên tham gia nghiên cứu cho biết đã có quan hệ tình dục trước hôn nhân, cao hơn khoảng gấp đôi so với các kết quả điều tra trước đó (năm 2003-2008).
Theo ông Đinh Huy Dương, Tổng cục Dân số (Bộ Y tế), tuổi quan hệ tình dục ngày càng thấp, nhưng kiến thức, thái độ và kỹ năng liên quan sức khỏe sinh sản của vị thành niên còn khá hạn chế.
Chỉ 17,4% trả lời đúng câu hỏi về thời điểm mà người phụ nữ có thể có thai. Gần 26% thanh thiếu niên 15-24 tuổi biết được các bước chính xác việc sử dụng bao cao su. Thậm chí, không ít trường hợp cho rằng chỉ cần đeo phương tiện tránh thai này khi gần xuất tinh; hoặc quan hệ lần đầu thì không thể mang thai được.
Ông Đinh Anh Tuấn cho hay hiện không ít trẻ vị thành niên, thanh niên "hồn nhiên", thoải mái đi vào hiệu thuốc mua không chỉ bao cao su, thuốc tránh thai khẩn cấp mà còn cả thuốc phá thai. Tuy nhiên, theo báo cáo của nhóm chuyên gia, rất nhiều (trên 76%) vị thành niên tham gia nghiên cứu vẫn ngại và sợ ai đó nhìn thấy bản thân mua bao cao su hoặc nghĩ mình đang làm việc gì đó sai trái.
Trong khi đó, khoảng 30% số người trong nhóm nữ từ 15-24 tuổi dù có nhu cầu về biện pháp tránh thai nhưng chưa được đáp ứng. Ở nhóm chưa từng kết hôn nhưng có quan hệ tình dục, tỷ lệ này còn cao hơn.
Dù đã đạt được những kết quả nhất định trong nỗ lực giảm số ca mang thai và phá thai vị thành niên nhưng con số thu thập được từ các bệnh viện vẫn đáng lo ngại.
Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, theo một nghiên cứu được thực hiện năm 2022, công bố hồi tháng 8, có 51 trẻ vị thành niên trong tổng số 4.717 trường hợp phá thai tự nguyện (chiếm 1,08%), gần một nửa số ca mang thai trên 12 tuần. Bác sĩ Hà Duy Tiến, tác giả chính của nghiên cứu, cho hay khi tuổi quan hệ tình dục ngày càng giảm xuống, trong khi kiến thức về phòng tránh thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục của vị thành niên còn chưa đầy đủ, sẽ tăng nguy cơ mang thai ngoài ý muốn.
Thông tin tại hội thảo dẫn số liệu Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) cho thấy năm 2022, tổng số trẻ dưới 18 tuổi đến xin bỏ thai ngoài ý muốn là 708, hơn 30% số trường hợp có tuổi thai từ 16-22 tuần, nghĩa là đã lớn.
Tại Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM), năm 2021, số trẻ vị thành niên mang thai chiếm 0,74% tổng số lượt khám kế hoạch hóa gia đình ở cơ sở này. Năm 2022, tỷ lệ này giảm còn 0,59% do ảnh hưởng của dịch Covid-19.