Để giải bài toán thiếu hụt giáo viên, Bộ GD-ĐT và các địa phương đang tổ chức đào tạo lại, bồi dưỡng giáo viên hiện có nhưng chưa đạt chuẩn theo quy định và giáo viên tại chỗ.
Bên cạnh đó, các trường sư phạm hiện nay cũng phối hợp với các địa phương như Hà Giang để đào tạo giáo viên theo địa chỉ.
Theo Vụ trưởng Thái Văn Tài, trong quá trình chuẩn bị đội ngũ giáo viên này, Bộ đang ưu tiên thực hiện các giải pháp trước mắt: linh hoạt trong bố trí, điều động, luân chuyển, biệt phái để đáp ứng được giáo viên dạy các môn mới ở mức tối thiểu.
Đồng thời, để đồng hành cùng địa phương triển khai dạy một cách linh hoạt, Bộ GD-ĐT phối hợp với các đơn vị chuyên môn xây dựng kho học liệu số với hàng trăm video bài giảng được biên soạn theo Chương trình mới.
Nhờ đó, các trường có thể chủ động ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức dạy qua tivi thông minh. Các thầy cô cũng có thể tổ chức dạy học nối điểm cầu từ trường này sang trường khác hoặc từ điểm trường chính đến điểm trường phụ.
Để cùng huyện Mèo Vạc vượt qua khó khăn ban đầu và triển khai các hình thức dạy học Tiếng Anh linh hoạt, hôm qua, Vụ Giáo dục tiểu học đã trao tặng 12 tivi thông minh cho 4 trong số 18 trường: PTDT bán trú Tiểu học Thượng Phùng, PTDT bán trú Tiểu học Xín Cái, PTDT bán trú Tiểu học Sủng Trà, PTDT bán trú Tiểu học Niêm Sơn.
Mùa giải 2021-22 vẫn còn chặng đường không hề ngắn, nhưng MUsớm xây dựng chiến lược hướng đến cuộc chiến mới.
![]() |
Rangnick tiến cử Mukiele với BLĐ MU |
Theo báo chí Anh, HLV Ralf Rangnick vừa tiến cử với các quan chức MU về việc mua Nordi Mukiele.
Cánh phải của MU hiện có nhiều vấn đề. Diogo Dalot và Aaron Wan-Bissaka đều không đáp ứng được yêu cầu cao nhất về mặt chuyên môn, nên Rangnick chọn Victor Lindelof đá hậu vệ phải trong trận hòa Atletico 1-1.
Vì thế, Rangnick, người sẽ chuyển sang vai trò cố vấn khi mùa giải kết thúc, thúc đẩy CLB chiêu mộ Mukiele.
Cầu thủ 24 tuổi người Pháp thi đấu chắc chắn bên cánh phải. Khi cần anh cũng có thể đảm nhận vai trò trung vệ.
Arsenal muốn mua N'Dicka
Bộ phận thể thao của Arsenal đang xúc tiến kế hoạch chiêu mộ Evan N'Dicka, cầu thủ bóng đá quốc tếngười Pháp gốc Cameroon.
![]() |
N'Dicka là mục tiêu của Arsenal |
N'Dicka thi đấu nổi bật trong màu áo Eintracht Frankfurt, được đánh giá là một trung những trung vệ hay nhất Bundesliga mùa này.
Với chiều cao ấn tượng (1,92 m), N'Dicka hiệu quả trong các tình huống tham gia tấn công. Anh ghi 3 bàn và có 2 pha kiến tạo từ đầu mùa.
HLV Mikel Arteta đánh giá cao N'Dicka và muốn đưa anh về sân Emirates để tăng sức mạnh hàng thủ, đua tranh thứ hạng cao mùa giải 2022-23.
Hợp đồng của N'Dicka, người từng khoác áo mọi cấp độ đội tuyển trẻ Pháp, có thời hạn đến 2023. Vì thế, Arsenal sẽ không tốn quá nhiều để lấy trung vệ 22 tuổi này - người cũng có thể đá hậu vệ trái.
Chelsea mở cửa đón Dembele
Dù thi đấu nổi bật thời gian gần đây nhưng Ousmane Dembele không có ý định gia hạn với Barcelona, mà xem xét gia nhập bóng đá Anh, nơi Chelsea rộng cửa chào đón.
![]() |
Chelsea mở rộng cửa đón Dembele |
Sport đưa tin, Chelsea đã sẵn sàng để đưa Dembele về sân Stamford Bridge trong những tháng tới.
Chelsea từng nỗ lực ký hợp đồng với Dembele trong kỳ chuyển nhượng tháng Giêng vừa qua. Tuy vậy, anh muốn hoàn thành hết hợp đồng với Barca và ra đi trong tháng Bảy.
Đội bóng thành London vừa có những cuộc tiếp xúc với Moussa Sissoko, đại diện của ngôi sao chạy cánh người Pháp, để thảo luận điều khoản hợp đồng.
HLV Thomas Tuchel là người giúp Dembele trưởng thành ở Dortmund mùa 2016-17. Ông hiểu rõ cầu thủ 24 tuổi này nên muốn có anh để làm mới hàng công Chelsea mùa tới.
Kim Ngọc
MU đột kích ký Joao Palhinha, Haaland chốt thông báo tương lai, Chelsea xuống nước, gia hạn Rudiger là những tin chuyển nhượng mới nhất hôm nay, 25/2.
" alt=""/>Tin bóng đá 25/2: MU mua Mukiele, Chelsea ký Ousmane DembeleNăm tới, dự toán chi thường xuyên cho GD-ĐT và dạy nghề là 286.700 tỷ đồng, không cao hơn nhiều so với năm nay và có thể tiếp tục không đạt mục tiêu.
Nếu tính riêng tổng chi đầu tư cho GD-ĐT năm nay, có thể thấy mức tăng khá cao so với 2021. Tổng chi cho đầu tư năm 2022 khoảng hơn 55.000 tỷ đồng, chiếm 16,6% tổng chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực GD-ĐT (tăng tới 49,2% so với chi đầu tư năm 2021).
Theo báo cáo của các địa phương, chi đầu tư phát triển cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông tập trung chủ yếu để tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đó là đầu tư xây dựng bổ sung phòng học, phòng giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật; nhà bếp và nhà kho; mua sắm bổ sung bộ thiết bị dạy học tối thiểu, bộ thiết bị đồ chơi ngoài trời, bộ máy tính; bộ thiết bị phòng học ngoại ngữ...
Chi cho học tập chiếm tỷ lệ thấp
Báo cáo của Chính phủ cho rằng: Ngành Giáo dục có đặc thù là phần lớn kinh phí dùng để chi tiền lương. Nếu giảm chi thường xuyên theo lộ trình tại nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Trung ương sẽ không bảo đảm kinh phí chi lương cũng như chi cho chuyên môn, chi thực hiện các chế độ chính sách cho học sinh, sinh viên.
Năm 2021, tổng chi thường xuyên của cả nước giảm 1,9%, lĩnh vực GD-ĐT giảm 3,4%.
Điều này cũng sẽ khiến nguồn lực để giải quyết các vấn đề như biên chế giáo viên thiếu, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất nhằm triển khai kịp thời Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.
Bên cạnh đó, còn những địa phương, các cơ sở giáo dục khó khăn chưa cân đối được thu - chi để duy tu bảo dưỡng, mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học. Do đó cần ngân sách trung ương ưu tiên quan tâm bố trí kinh phí cho các địa phương này.
Trong khi đó, ngân sách chi sự nghiệp chủ yếu là chi cho con người. Nhiều tỉnh chưa đạt tỷ lệ tối thiểu 18% chi cho chuyên môn trong tổng chi thường xuyên theo quy định tại quyết định số 46/2016/QĐ-TTg và tối thiểu 19% - theo đuyết định số 30/2021/QĐ-TTg.
Chi cho các hoạt động giảng dạy và học tập chiếm tỷ lệ còn thấp. Một số địa phương phải dùng nguồn kinh phí chi cho giảng dạy học tập để trả lương cho nhân viên hợp đồng theo nghị định 68/2000/NĐ- CP.
Báo cáo kế hoạch dự toán ngân sách cho GD-ĐT năm nay của 63 tỉnh/thành phố cho thấy, chỉ khoảng 50% địa phương bảo đảm tỷ lệ chi cho hoạt động giảng dạy và học tập tối thiểu. Có những địa phương dưới 15% trong tổng chi ngân sách cho GD-ĐT.
Chưa đạt lộ trình điều chỉnh học phí, tiền đầu tư còn thiếu
Nhiều năm nay, lộ trình điều chỉnh học phí đã được đưa ra. Nếu thực hiện theo đúng lộ trình, đến năm 2021 phải tính đủ chi phí theo tinh thần của nghị quyết số 19-NQ/TW. Song Chính phủ thừa nhận do GD-ĐT là lĩnh vực ảnh hưởng đến an sinh toàn xã hội, nếu thực hiện phương án này học phí sẽ tăng khá cao và ảnh hưởng tới chi tiêu của học sinh và gia đình; dễ gây xáo trộn lớn trong xã hội, ảnh hưởng tới cơ hội đi học của phần lớn học sinh, sinh viên.
Trong khi đó, đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho Chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2025 lại đang gặp khó về nguồn vốn.
Bộ Tài chính, Bộ KH-ĐT cho rằng trong giai đoạn 2021-2025, dự báo ngân sách nhà nước khó khăn, không còn các chương trình thực hiện từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ (nguồn vốn thực hiện kiên cố hóa trường lớp các giai đoạn vừa qua); các chương trình mục tiêu quốc gia có những tiêu chí, đối tượng và cơ chế quản lý riêng.
Do đó, nhiệm vụ đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp của các địa phương sẽ do địa phương chủ động bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương và lồng ghép thực hiện thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia triển khai trên địa bàn.