- Để đạt được kết quả, sự yêu mến và có dấu ấn, những nỗ lực chị bỏ ra cụ thể là gì?
Tôi nỗ lực mỗi ngày, mỗi chương trình vì có bao giờ dòng thông tin lặp lại đâu, chúng ta luôn mới hơn mỗi ngày khi cập nhật thông tin.
Những ngày đầu chập chững đến với truyền hình, ròng rã 3 tháng trời ngày nào tôi cũng đi xe máy từ Hà Đông lên Nguyễn Chí Thanh. Buổi trưa khi các bản tin nghỉ là các cộng tác viên tranh thủ tập, trường quay tắt điều hoà hết cả, nóng lắm nhưng ai cũng hăng lắm. Chương trình mình dẫn lên sóng, tôi xem đi xem lại cả chục lần để nhìn nét mặt, nghe giọng nói, mà chẳng hiểu sao chẳng bao giờ thấy hài lòng. Lúc nào tôi cũng tâm niệm là phải cố hơn nữa! Kể cả bây giờ, 16 năm dẫn rồi mà tôi vẫn giữ thói quen đó.
Mọi người thấy ai cũng xinh đẹp lên hình, nhưng khó tưởng tượng áp lực lên sóng trực tiếp, những lúc ‘vắt chân lên cổ’ chạy cho kịp giờ chỉ vì một cái tin lên muộn, hay sai một chữ, trục trặc một khâu. Chúng tôi còn tác nghiệp hiện trường, mưa nắng cũng phải làm vì chương trình đã lên, an toàn sóng đặt lên hàng đầu.
Không đồng tình đổi phẩm giá để có ngôi vị
- Nhìn Thụy Vân luôn tươi cười rạng rỡ, nói chuyện trìu mến, chị giấu những mệt mỏi thế nào?
Cuộc sống lúc nào chẳng có những lúc vui buồn, ngành nghề nào cũng có cái vất vả riêng. Công việc lên sóng là phải chuẩn chỉnh, không bộc lộ tâm trạng ra ngoài. Những lúc mệt mỏi, xem tin nhắn bố mẹ nhận xét bản tin, khán giả động viên tôi lại thấy “Ô nghề mình hay thật, kết nối đến khán giả là biết tiếp theo mình phải sửa gì”.
- Khá nhiều cuộc thi hoa hậu hiện nay gây nhiều ồn ào, nhiều người coi nhẹ danh xưng hoa hậu, người đẹp bởi họ 'nhan nhản'. Với tư cách là giám khảo cuộc thi hoa hậu, chị nghĩ gì về các cô gái trẻ chấp nhận đánh đổi để có danh xưng, ngôi vị cao?
Chúng ta có 100 năm cuộc đời (giả như là sống được trăm tuổi đi) nên mỗi người có nhiều sân chơi, nhiều bước đệm, cơ hội thử thách khác nhau lắm, quan trọng là mục tiêu phát triển bản thân theo hướng nào. Tôi không đồng tình việc đánh đổi con người, nhân cách, phẩm giá bằng mọi giá để có được địa vị, ngôi vị cao. Bởi khi bạn đánh mất mình, sự phát triển sau này sẽ chỉ là cái vỏ không lõi.
Còn các cô gái trẻ, tôi luôn cổ vũ các bạn thử chinh chiến, cho mình cơ hội chứng minh điểm mạnh, tìm kiếm ánh hào quang của các cuộc thi nhan sắc. Những người không đăng quang không phải họ không giỏi, mà họ cần một cơ hội, một sân chơi khác.
Các thành viên ban giám khảo chúng tôi đều nhận ra một điều: tất cả các thí sinh đều trưởng thành trông thấy sau mỗi cuộc thi. Đó là lý do cho nỗ lực thi đấu của mỗi bạn trẻ rồi. Tại sao lại không?
- Thụy Vân có sợ nếu ôm đồm cả công việc ở đài và tích cực hoạt động showbiz thì khó có thể chu toàn mọi thứ?
Công việc của tôi là phóng viên - biên tập viên nên dù có tham gia sự kiện showbiz vẫn phải hoàn thành công việc. Tôi nghĩ người biết đủ sẽ sướng. Tôi sẽ chỉ ôm đồm trong khả năng.
-Thụy Vân chưa bao giờ 'khoe' về chồng nên khán giả thắc mắc không biết cuộc sống hôn nhân ra sao?
Tôi không khoe là vì tôn trọng anh ấy. Anh ấy không muốn lộ diện truyền thông, mất đi sự riêng tư, tự do của cá nhân và gia đình. Tôi cũng chia sẻ nhiều rồi, không có ông xã và ông bà hai bên ủng hộ thì tôi không bao giờ làm được công việc hiện tại.
Tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk cho biết vào hôm 14/11 rằng bản thân đang làm việc "với cường độ tối đa từ sáng đến tối, 7 ngày/tuần" sau khi được hỏi về việc thương vụ mua lại Twitter gần đây cùng vai trò lãnh đạo của ông đối với thương hiệu sản xuất ôtô Tesla.
“Chắc chắn là tôi hiện tại có quá nhiều việc phải làm”, Musk chia sẻ qua màn hình video tại một hội nghị kinh doanh bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali.
Musk hiện là giám đốc điều hành của cả Twitter và Tesla, đồng thời cũng điều hành thêm công ty tên lửa SpaceX, công ty khởi nghiệp về chip não Neuralink và công ty hệ thống giao thông đường hầm Boring Company.
Các nhà đầu tư của Tesla lo lắng rằng Musk sẽ bị phân tâm. Ông vốn được biết đến là nhà quản lý luôn để tâm đến từng chi tiết, tham gia trực tiếp vào quá trình quan trọng từ kiểu dáng xe đến các vấn đề xoay quanh chuỗi cung ứng, trong thời điểm tối quan trọng của hãng sản xuất xe điện lớn nhất thế giới.
Tesla đã mất một nửa giá trị cổ phiếu kể từ đầu tháng 4, sau khi Musk tiết lộ bản thân đã mua cổ phiếu Twitter. Khoản tiền 4 tỷ USD thu được từ việc bán cổ phiếu Tesla tuần vừa qua, cùng số cổ phiếu được bán để hỗ trợ cho thương vụ mua lại Twitter đã đẩy số cổ phiếu bán ra của Musk lên 20 tỷ USD, lại càng gây thêm áp lực.
![]() |
Musk chia sẻ tại hội nghị bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali. Ảnh: Reuters. |
“Tôi sẽ cẩn thận với những gì các bạn ước. Tôi không chắc có bao nhiêu người thực sự muốn trở thành tôi. Họ muốn trở thành phiên bản tưởng tượng của họ về tôi, điều này trái ngược hoàn toàn với việc trở thành tôi. Thành thật mà nói, tôi hành hạ bản thân ở một mức độ hoàn toàn khác”, Musk chia sẻ trước lời khen nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở châu Á muốn trở thành "Elon Musk của phương Đông”.
Trong sự kiện, tuy không cung cấp thông tin cụ thể, Musk cho biết bản thân mong đợi Twitter hỗ trợ nhiều video hơn và video dạng dài hơn để các nhà sáng tạo nội dung có thể kiếm tiền từ nền tảng.
Cũng trong hội nghị, Musk cho rằng Indonesia có vai trò lớn trong chuỗi cung ứng xe điện và việc SpaceX có nhiều điểm phóng trên toàn cầu sẽ có ý nghĩa "về lâu dài". Indonesia từ lâu đã cố gắng đạt thỏa thuận với Tesla về đầu tư pin, cùng một thỏa thuận tiềm năng khác với SpaceX để phát triển một địa điểm phóng tên lửa.
Hiện vẫn không rõ Musk đã ở đâu trong thời gian diễn ra sự kiện. Theo @ElonJet, một tài khoản Twitter chuyên theo dõi chiếc Gulfstream G650 của Musk, kể từ cuối tuần qua, máy bay phản lực cá nhân của ông nằm yên tại trụ sở Tesla ở Austin, Texas.
Musk cũng chia sẻ rằng bản thân tin rằng việc chuyển đổi nền kinh tế sang sử dụng năng lượng bền vững "chỉ còn là vấn đề thời gian.” Ông cũng khẳng định công cuộc thám hiểm không gian vẫn nên là ưu tiên hàng đầu "để có thể hiểu được bản chất của vũ trụ và vị trí của chúng ta trong đó."
"Có thể chúng ta sẽ tìm thấy các nền văn minh ngoài hành tinh hoặc khám phá các tàn tích của những nền văn minh cổ đại tồn tại hàng triệu năm trước đó. Tôi nghĩ điều đó sẽ rất thú vị", Musk chia sẻ.
(Theo Zing)
Trong quá trình xây dựng, trình và hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, quan điểm chỉ đạo, tư tưởng xuyên suốt của Chính phủ, Lãnh đạo Bộ TT&TT đối với dự án Luật này đó là quản lý chặt chẽ, phân bổ hợp lý, hiệu quả quyền sử dụng tần số vô tuyến điện. Đồng thời, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động viễn thông, thúc đẩy phát triển hạ tầng viễn thông, góp phần tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số.
Đại diện Cục Tần số vô tuyến điện cho hay, kinh nghiệm của các quốc gia về quản lý nguồn tài nguyên tần số là một góc nhìn quan trọng, một trong những cơ sở nghiên cứu để đề xuất chính sách mới về quản lý tần số vô tuyến điện trong dự án Luật sửa đổi.
“Trong quá trình soạn thảo chúng tôi đã nghiên cứu quy định 73 luật liên quan của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Có những vấn đề đã được nghiên cứu rất kỹ lưỡng không chỉ trong luật mà cả trong thực tiễn thực thi pháp luật của các nước chẳng hạn như quy định về đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện. Qua đó, chúng tôi thấy rằng, đấu giá là một xu hướng chủ đạo trên thế giới những năm qua về cấp phép sử dụng băng tần có giá trị thương mại cao như là băng tần dành cho thông tin di động. Và đây là sở cứ quan trọng cho đề xuất về vấn đề đấu giá trong sửa đổi Luật tần số lần này. Tương tự như vậy, các vấn đề liên quan đến cấp lại giấy phép sử dụng băng tần, thu hồi giấy phép... cũng được chúng tôi nghiên cứu rộng rãi kinh nghiệm quản lý của các nước”, ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện nói.
Mục tiêu của việc xây dựng Luật này là nhằm thể chế hóa Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc XIII của Đảng về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội; quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên; hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Bên cạnh đó, thể chế hóa Nghị quyết số 52 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã đưa ra mục tiêu“đến năm 2030 mạng di động 5G phủ sóng toàn quốc, mọi người dân được truy cập Internet băng thông rộng với chi phí thấp”.
“Thông qua việc thể chế hóa kịp thời các chủ trường mới của Đảng, Nhà nước, việc sửa đổi dự thảo Luật nhằm thúc đẩy việc quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện hiệu quả, góp phần phát triển hạ tầng số, cụ thể là việc quản lý, sử dụng tần số có giá trị thương mại cao; quản lý, sử dụng tần số trong đo kiểm, nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ mới; quản lý đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ chủ quyền về tần số và quỹ đạo vệ tinh. Mặt khác, việc sửa đổi một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện lần này cũng nhằm hoàn thiện các quy định, tạo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật”,ông Lê Văn Tuấn cho biết.
" alt=""/>Luật Tần số sẽ thúc đẩy phủ sóng 5G toàn quốc vào năm 2030