Trước đó, vào ngày 15/9, trên cơ sở kết quả ứng dụng nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến tại 10 quận, huyện, Hà Nội đã quyết định triển khai nền tảng này trong việc lấy mẫu xét nghiệm toàn thành phố.
Theo thống kê, trong tuần vừa qua, Hà Nội đã lấy mẫu cho 4.679 người qua nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến, tương ứng với 1.116 mẫu gộp, trong đó huyện Mê Linh có 2.614 người, huyện Ba Vì có 1.553 người, quận Đống Đa có 204 người và số người dân được lấy mẫu xét nghiệm qua nền tảng của quận Nam Từ Liêm là 308.
Nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến đã được kết nối với Bệnh viện Xanh Pôn, Bệnh viện Phổi Hà Nội, Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương và đang kết nối thêm với LabHouse Hà Nội.
Trong tuần qua, Bệnh viện Xanh Pôn và Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương đã trực tiếp đi lấy mẫu và xét nghệm bằng nền tảng cho 391 người tại các quận/huyện Cầu Giấy, Sóc Sơn, Đông Anh, Hoàn Kiếm, Bắc Từ Liêm.
Nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến là 1 trong 3 nền tảng công nghệ hỗ trợ phòng chống dịch đã được 2 Bộ Y tế, TT&TT khuyến nghị các địa phương sử dụng chung thống nhất toàn quốc, cùng với 2 nền tảng khác là khai báo y tế điện tử và quản lý thông tin người ra vào địa điểm công cộng bằng QR Code, quản lý tiêm chủng Covid-19.
Việc triển khai nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến đã và đang giúp nhiều cơ sở y tế tiết kiệm được 50% thời gian lấy mẫu so với thực hiện bằng phương pháp thủ công trước đây. Tính đến trung tuần tháng 11/2021, đã có 18 tỉnh, thành phố triển khai nền tảng ở các mức độ khác nhau và 28 địa phương đang chuẩn bị thực hiện.
Thống kê cho thấy, đến ngày 25/11/2021, nền tảng đã hỗ trợ trên 8,88 triệu lượt người lấy mẫu xét nghiệm và trả kết quả xét nghiệm qua ứng dụng PC-Covid cho hơn 2,55 triệu lượt người.
Với riêng Hà Nội, nền tảng đã hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm cho 732.824 người và trả kết quả qua ứng dụng PC-Covid cho hơn 700.000 người.
Theo Sở TT&TT Hà Nội, đến 18h ngày 2/12, số smartphone có cài đặt ứng dụng PC-Covid của Hà Nội là 3.926.766, đạt 58,74% tổng số smartphone. Với việc ứng dụng nền tảng khai báo y tế điện tử và quản lý thông tin người ra vào địa điểm công cộng bằng QR Code để hỗ trợ truy vết, khoanh vùng dịch, trong ngày 2/12, đã có thêm 1.774 điểm quét QR được tạo mới; số điểm quét QR có lượt quét mã trong ngày 2/12 là 70.474; tổng số lượt quét mã QR trên phạm vi toàn thành phố trong ngày 2/12 là 297.632 lượt; và tổng số người đi/đến check-in tại các địa điểm quét QR trong ngày 2/12 là 399.631 người." alt=""/>Hơn 700.000 người dân Hà Nội được trả kết quả lấy mẫu xét nghiệm qua PCQuá trình đưa đi cấp cứu người phụ nữ có biểu hiện hôn mê sâu. Do phát hiện kịp thời và đưa đi cấp cứu nhanh chóng nên người phụ nữ trên đã qua cơn nguy kịch và không ảnh hưởng đến tính mạng. Đến khoảng 19h00 cùng ngày, người phụ nữ trên đã hồi phục và tỉnh lại.
Qua nói chuyện động viên tâm sự, được biết người phụ nữ tên Nguyễn Thị Hằng, sinh năm 1979, trú tại thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên). Bản thân chị Hằng bị mắc bệnh tim nên sức khỏe kém nhưng do công việc nên chị phải điều khiển xe đi một mình.
Sau khi được bác sỹ điều trị cho biết sức khỏe chị đã ổn định, Tổ công tác đã đưa chị cùng xe ô tô 20A-167.22 về nhà an toàn và giao lại cho gia đình tiếp tục theo dõi sức khỏe.
Cảm kích trước hành động của lực lượng CSGT, gia đình chị Hằng xúc động chia sẻ: “Gia đình tôi vô cùng cảm ơn lực lượng CSGT đã phát hiện và giúp đỡ. Nếu không có sự hỗ trợ kịp thời, không biết hậu quả gì xảy ra. Một lần nữa xin cảm ơn lực lượng CSGT và chúc các đồng chí và gia đình sức khỏe, bình an, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, luôn là chỗ dựa vững chắc của Nhân dân…”
Hoàng Hiệp
Bạn đã từng gặp tình huống thót tim khi lái xe? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Dưới đây là một số lỗi nguy hiểm tài xế thường mắc phải khi di chuyển trên đường cao tốc .
" alt=""/>Nữ tài xế đột ngột đau tim trên cao tốc, thò tay qua cửa xe cầu cứuBộ trưởng nhấn mạnh, như đã dự báo trước đó, đợt dịch thứ 4 diễn ra hết sức phức tạp, có những dấu hiệu khó khăn trong kiểm soát dịch bệnh.
Dịch bệnh lan ra hơn 30 tỉnh, thành phố, hiện cơ bản được các tỉnh kiểm soát. Tuy nhiên, riêng Bắc Giang, Bắc Ninh có xu hướng diễn biến rất phức tạp do xuất hiện hình thái lây nhiễm trong khu công nghiệp. Ngoài ra, biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 làm tăng khả năng lây lan, phát tán rộng, khiến số lượng ca nhiễm tăng nhanh chỉ trong thời gian ngắn.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long - Ảnh: Trần Minh |
Được biết, Bộ Y tế đã có những thay đổi trong chiến lược phòng chống dịch ở tại hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh.
Theo GS. Long, nguyên tắc ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch triệt để - điều trị hiệu quả vẫn được giữ vững. Tuy nhiên, tại Bắc Giang, Bộ Y tế thay đổi về cả vấn đề cách ly, xét nghiệm và điều trị.
Cụ thể, về cách ly, lần đầu tiên Việt Nam áp dụng thiết chế cách ly tập trung trong khu vực đông người, đặc biệt là tại nhà trọ công nhân, giúp kiểm soát tốt vấn đề lây nhiễm. Bên cạnh đó, chúng ta thực hiện giãn cách, cách ly công nhân trong sản xuất để đảm bảo không đứt gãy chuỗi sản xuất.
Trong cách thức xét nghiệm, trước đây, Việt Nam chỉ dùng xét nghiệm khẳng định Realtime RT-PCR (kết quả chính xác cao, nhưng mất nhiều thời gian). Hiện nay, chúng ta áp dụng thêm xét nghiệm kháng nguyên nhanh để sàng lọc cho công nhân và các đối tượng F1. Điều này giúp sớm đưa người có mầm bệnh ra khỏi cộng đồng, trên quan điểm "thà nhầm còn hơn bỏ sót".
Thực tế, Bắc Giang đã bắt đầu triển khai phương pháp test kháng nguyên nhanh, cho kết quả ban đầu rất khả quan. Lượng mẫu xét nghiệm ở tỉnh này tăng gấp 2,5 lần so với Đà Nẵng hồi tháng 7-8/2020.
Bộ trưởng cho biết thêm, ngành Y tế cũng tiến tới tập huấn cho công nhân tự lấy mẫu, xét nghiệm để bảo vệ các nhà máy khi quay lại sản xuất, đảm bảo an toàn trong điều kiện làm việc bình thường.
Về điều trị, Bộ Y tế chỉ đạo thiết lập đơn vị hồi sức tích cực (ICU), phòng cấp cứu, các đơn vị điều trị ngay tại tuyến cơ sở. "Đây là vấn đề chúng tôi đã lường trước, khi xuất hiện nhiều ca mắc Covid-19 thì sẽ có nhiều bệnh nhân nặng. Bắc Giang đã hình thành các đơn vị ICU như vậy. Việc chữa bệnh ngay tại tuyến cơ sở đảm bảo điều trị hiệu quả bệnh nhân", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay.
Bộ Y tế cũng tăng cường hỗ trợ bằng cách huy động lực lượng lớn cán bộ chuyên môn y tế của các trường Đại học, cao đẳng, Học viện y khoa, các bệnh viện trên cả nước tập trung cho Bắc Giang, Bắc Ninh. Quan điểm của Bộ là kiểm soát tốt tình hình dịch ở hai tỉnh này tức cơ bản kiểm soát dịch trên toàn quốc.
Liên quan đến chiến lược tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, Bộ Y tế đã chuyển hàng trăm nghìn liều vắc xin về hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh để tiêm cho công nhân.
"Những điều chỉnh, thay đổi này để phù hợp thực tiễn, trên mục tiêu lớn nhất mà Thủ tướng Chính phủ đặt ra là kiểm soát tốt tình hình dịch ở hai địa phương này", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Hải Nam
Các bệnh viện được thiết lập nhằm thu dung bệnh nhân Covid-19, đáp ứng kịch bản số lượng ca mắc gia tăng.
" alt=""/>Tốc độ tăng ca Covid