Chị Ngọc M. (Long Biên, Hà Nội) có một căn hộ chung cư rao bán cả tháng nay nhưng vẫn chưa tìm được khách mua. Chị M. thừa nhận, việc thanh khoản rất khó khăn, gần như không có người hỏi mua. Mặc dù hồi đầu năm căn hộ này được môi giới báo giá tăng theo từng tuần.
“Cuối năm 2023, tôi đã nhận cọc bán căn hộ với giá 2,3 tỷ đồng nhưng do trục trặc về thủ tục nên giao dịch không được thực hiện. Cuối tháng 2 vừa qua, tôi nhận được thông báo từ môi giới, căn hộ đã được khách mua trả 2,7 tỷ đồng. 1 tuần sau, môi giới lại báo có khách mua sẵn sàng trả gần 2,9 tỷ đồng. Đến nay, khi có nhu cầu bán căn hộ, tôi rao bán giá 2,9 tỷ đồng mà cả tháng gần như không có người hỏi mua” - chị M. kể.
Chị M. cho hay, gia đình đã tính phương án giảm giá để đẩy nhanh việc bán căn hộ.
Ghi nhận trên thị trường chung cư Hà Nội cho thấy, giá rao bán chung cư mấy tuần trở lại đây có xu hướng giảm.
Anh Đăng Duy (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, trước thời điểm nghỉ lễ 30/4 và 1/5, gia đình anh hỏi mua một căn hộ 3 phòng ngủ ở khu vực Mỹ Đình được môi giới báo giá 5,3 tỷ đồng. Nhưng gia đình anh chưa “chốt” vì thấy giá vẫn còn cao. Tuần này, môi giới báo lại căn hộ đó giảm còn 5,1 tỷ đồng.
Hay một căn hộ ở Nguyễn Xiển, cuối năm trước, giá rao bán 2,8 tỷ đồng. Sang đầu năm 2024 tăng lên 3,8 tỷ đồng thậm chí chủ nhà còn “quay xe” không bán thì đến nay môi giới báo giá còn khoảng 3,4 tỷ đồng.
“Sau gần 2 tháng tìm mua căn hộ, tôi thấy chung cư hiện đã bớt “ngáo giá” hơn so với đầu năm. Giá rao bán bắt đầu có xu hướng giảm, nhiều căn hộ giảm từ 100-200 triệu đồng. Gia đình tôi quyết định hoãn việc mua nhà thời điểm này để nghe ngóng xem tình hình chung cư như thế nào, chờ thị trường "qua đỉnh", anh Duy nói.
Giám đốc một sàn bất động sản tại Hà Đông (Hà Nội) cho biết, từ nửa cuối tháng 4, thanh khoản căn hộ chung cư có dấu hiệu chậm lại. Tại một số dự án bàn giao lâu năm, giao dịch phát sinh trong tháng 4 giảm mạnh, bằng một nửa so với hai tháng trước đó.
“Do nhu cầu ở thực lớn trong khi nguồn cung ít nên giá chung cư tăng mạnh thời gian qua. Khi nguồn cung ách tắc, người có hàng sẽ có lợi thế trong việc đưa giá. Sau đà tăng giá nóng, hiện nay, người bán cũng quan sát, điều chỉnh giá kỳ vọng. Tôi cho rằng, giá chung cư Hà Nội sẽ có điều chỉnh, nhưng không nhiều. Trong ngắn hạn, phân khúc bình dân, trung cấp có thể sẽ tiếp tục duy trì đà tăng vì nhu cầu ở phân khúc này vẫn rất lớn. Tương lai gần, khi các luật mới có hiệu lực, có thể tháo gỡ cho nhiều dự án, giúp tăng nguồn cung trên thị trường. Khi nguồn cung tăng, giá chung cư sẽ giảm và ổn định hơn” - vị này nói.
Túi tiền người dân “thua xa” giá nhà
Số liệu từ báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023 của Bộ Tài chính vừa gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho thấy, số thu về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản giai đoạn 2017-2022 đều tăng so với số thu của năm trước liền kề.
Đến năm 2023, số thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản giảm mạnh.
Giá nhà tăng liên tục vượt quá khả năng tài chính của đa số người dân, lượng giao dịch sụt giảm, số thu về thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản năm 2023 giảm mạnh. Biểu đồ: Hồng Khanh
Theo Bộ Tài chính, nguyên nhân do thị trường bất động sản đang trong thời điểm rất khó khăn, sức mua và thanh khoản giảm mạnh, thiếu dòng tiền, thiếu nguồn cung nhà ở đi liền với cơ cấu sản phẩm nhà ở không hợp lý, thiếu nhà ở giá vừa túi tiền, thừa nhà ở cao cấp.
Bên cạnh đó, giá nhà tăng liên tục vượt quá khả năng tài chính của đa số người dân nên lượng giao dịch trên thị trường sụt giảm dẫn tới số thu về thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản năm 2023 giảm mạnh.
Ông Hoàng Hải Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) thừa nhận, việc khan hiếm nguồn cung kéo dài nhiều năm qua khiến giá bất động sản, trong đó có chung cư, bị đẩy giá tăng mạnh.
Có những dự án chung cư đã đi vào sử dụng từ 5-10 năm, thậm chí nhà tập thể cao tầng cũ cũng được đẩy giá khá cao. Giá căn hộ chung cư tại Hà Nội đầu năm 2024 tăng khoảng 38% so với năm 2019.
Tuy nhiên, ông Hải nhận xét, một số chung cư có giá tăng đột biến rất ít giao dịch và gần như không phát sinh giao dịch.
Nhiều tháng qua, giá rao bán bất động sản ở hầu hết phân khúc đều bị đẩy lên cao, nhưng trên thực tế, ghi nhận tại một số phòng công chứng ở Hà Nội, giao dịch thực tế không tăng mạnh.
Trong 5 tháng qua, đăng ký biến động đất đai (gồm mua bán nhà chung cư và thổ cư) trên toàn thành phố không có nhiều biến động, không có sự tăng trưởng đột biến. Biểu đồ: Hồng Khanh
Theo Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội, thống kê tại Văn phòng trung tâm hồ sơ giao dịch đảm bảo tăng khoảng hơn 60%. Cụ thể, tháng 3/2023 là 3.317 hồ sơ; tháng 3/2024 là 5.049 hồ sơ. Trong khi đó, hồ sơ đăng ký biến động không tăng. Tháng 3/2023 là 5.050 hồ sơ, tháng 3/2024 là 3.112 hồ sơ.
Từ thực tế thị trường, chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư cũng như người mua để ở cần cẩn trọng xem xét tính pháp lý, uy tín của chủ đầu tư, tính đồng bộ của hạ tầng khu vực dự án và chỉ nên mua sản phẩm có giá bán phù hợp thay vì mua gấp khi thị trường phấn khích.
Ảnh minh họa
5. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình không đúng thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt trong trường hợp được miễn giấy phép xây dựng.
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt;
b) Xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng;
c) Xây dựng công trình sai cốt xây dựng;
d) Xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông (trừ trường hợp quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt), thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống (trừ trường hợp xây dựng công trình để khắc phục những hiện tượng này);
đ) Xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.
8. Xử phạt đối với hành vi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này mà vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
b) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này;
c) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng đối với xây dựng công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng hoặc xây dựng công trình thuộc trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.
9. Xử phạt đối với hành vi đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này mà tái phạm như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
b) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này;
c) Phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với xây dựng công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng hoặc xây dựng công trình thuộc trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.
10. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng đến 12 tháng (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 9 Điều này.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc bổ sung phương tiện che chắn theo quy định và khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;
d) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4, khoản 5 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 6 và khoản 7 Điều này.
12. Đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều này mà đang thi công xây dựng thì xử lý như sau:
a) Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình;
b) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng;
c) Hết thời hạn quy định tại điểm b khoản này, tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
13. Đối với trường hợp quy định tại khoản 12 Điều này, sau khi được cấp hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng, công trình, phần công trình đã xây dựng không phù hợp với giấy phép xây dựng thì tổ chức, cá nhân vi phạm phải tháo dỡ công trình hoặc phần công trình đó mới được tiếp tục xây dựng.
Căn cứ theo quy định trên, đối với trường hợp tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị, từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng, biện pháp khắc phục hậu quả buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
Thạc sỹ - Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Tôi cho thuê xe ô tô du lịch. Vừa rồi tôi cho một người thuê chiếc xe 7 chỗ, trong lúc điều khiển xe có dương tính với ma túy, bị công an kiểm tra lập biên bản xử phạt 35 triệu và tước bằng lái 2 năm.
" alt=""/>Xử phạt với hành vi xây dựng trái phépTheo tìm hiểu, gần như chắc chắn bến đỗ mới của Đặng Văn Lâmlà CLB Topenland Bình Định - đội bóng được đầu tư mạnh ở V-League. HLV Nguyễn Đức Thắng của Bình Định cũng khẳng định đội bóng và Văn Lâm đang tiến tới những bước cuối cùng trong cuộc đàm phán hợp đồng.
Như vậy, nếu không có gì thay đổi, Đặng Văn Lâm sẽ ra mắt đội bóng đất Võ từ đầu giai đoạn lượt về V-League 2022. Sự tăng cường thủ thành đội tuyển Việt Nam sẽ giúp Bình Định gia cố hàng phòng ngự, hướng tới những trận đấu có kết quả tốt ở phần còn lại của mùa giải .
Theo tìm hiểu, Văn Lâm ký hợp đồng 2 năm với Bình Định và mặc áo số 35. Trước đó, khi còn thi đấu cho Cerezo Osaka, Văn Lâm chỉ mới có 2 lần ra sân nhưng không phải ở J-League. Việc liên tục phải dự bị khiến Văn Lâm quyết tâm về nước để được chơi bóng và chuẩn bị cho ngày trở lại tuyển Việt Nam.
" alt=""/>Đặng Văn Lâm về nước, sắp gia nhập PSG Việt Nam