3 năm trước, nam bệnh từng nội soi niệu quản trái tán sỏi. Lần này, bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cắt bán phần thận tráikèm nang, mổ lấy sỏi niệu quản trái kết hợp 1 thì.
Tiến sĩ Kiều Đức Vinh, khoa Tiết niệu trên, cho biết bệnh nhân vừa có sỏi niệu quản vừa có nang thận Bosniak IV nguy cơ ung thư cao nên các bác sĩ tiến hành phẫu thuật mổ mở, đi đường chéo bên, vào bộc lộ thận và niệu quản trái 1/3 trên, tiến hành lấy sỏi trước. Sau đó, bác sĩ khống chế cuống mạch thận để cắt thận trái bán phần kèm nang và mỡ xung quanh.
Ca mổ kéo dài 90 phút, bệnh nhân không phải truyền máu sau mổ. Tuy nhiên, kết quả giải phẫu mẫu bệnh phẩm cho thấy người đàn ông 59 tuổi bị ung thư biểu mô tế bào sáng của thậnđộ 1.
Sau 7 ngày, bệnh nhân ổn định, ăn uống sinh hoạt bình thường, ra viện và hẹn tái khám định kỳ.
Nang thận là những khối bất thường xuất hiện trên bề mặt của thận, có thể có 1 hoặc nhiều nang, nang thường chứa dịch trong, các nang thận nằm độc lập với đài bể thận, có nhiều hình dáng khác nhau làm biến đổi mặt ngoài của thận.
Nguyên nhân của bệnh chưa rõ ràng, có thể do sự phá hủy cấu trúc của các ống thận hoặc thiếu máu cung cấp cho thận, hoặc túi thừa từ ống thận có thể tách ra tạo thành nang thận.
Bệnh nang thận chia làm 3 loại: Nang đơn độc, thận nhiều nang, thận đa nang.
Phân loại nang thận theo Bosniak trên hình ảnh CT-scan để tiên lượng nguy cơ ác tính gồm 4 loại.
Cụ thể, loại 1 là nang thận lành tính, loại 2 hiếm khi ác tính, loại 3 nguy cơ ác tính cao (40-50%), loại 4 gần như ác tính (80-100%).
Bác sĩ Vinh khuyến cáo người có nang thận nên khám sức khỏe thường xuyên theo hẹn 6-12 tháng bằng siêu âm bụng, xét nghiệm nước tiểu và chức năng thận định kỳ.
Xóm Khe Cốc hiện có 142 hộ, chủ yếu là sản xuất chè với tổng diện tích gần 80ha. Từ năm 2022, Khe Cốc được UBND xã Tức Tranh lựa chọn xây dựng xóm NTM thông minh. Từ nguồn xã hội hóa, đến nay hạ tầng Internet cáp quang và di động 4G đã bao phủ đến 100% hộ dân. Nhà văn hóa được lắp đặt wifi miễn phí phục vụ bà con học tập, tra cứu thông tin. Các tuyến đường giao thông trục chính của xóm đã lắp đặt trên 100 bóng đèn chiếu sáng năng lượng mặt trời và các camera để đảm bảo an ninh.
Đến nay, trên 80% người dân trong độ tuổi lao động có điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy vi tính kết nối Internet. Nhiều mặt hàng nông sản, nhất là sản phẩm tiềm năng OCOP đã được giới thiệu, quảng bá, giao dịch mua, bán qua Internet…
Ông Tô Văn Khiêm, Trưởng xóm, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Chè an toàn Khe Cốc, cho biết: Chúng tôi nhận thấy rõ hiệu quả từ công tác chuyển đổi số mang lại. Hiện trong xóm đã thành lập các nhóm Zalo nhằm trao đổi công việc, hỗ trợ nhau sản xuất chè và triển khai mọi công việc. Người dân cũng được tập huấn sử dụng các phần mềm, nền tảng số như: C-ThaiNguyen, Thái Nguyên ID, VssID…, mở tài khoản thanh toán trực tuyến các dịch vụ thiết yếu như điện, nước, dịch vụ viễn thông, học phí...
Bên cạnh thí điểm xây dựng xóm thông minh, UBND xã Tức Tranh còn tập trung hướng dẫn, khuyến khích người dân tiếp cận các nền tảng công nghệ số, phát triển mô hình nông nghiệp thông minh; kinh doanh, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên các nền tảng điện tử. Đơn cử như tại HTX Sản xuất trà an toàn Thái Ninh (thuộc cụm Khe Cốc) đang bán 70% tổng sản lượng chè nhờ vào các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội. HTX xuất bán trên 1 tấn chè búp khô mỗi tháng, với giá trung bình 300-500 nghìn đồng/kg, cao hơn so với bán trực tiếp cho thương lái trong khu vực khoảng 10-20%.
Anh Nguyễn Thái Ninh, Giám đốc HTX Sản xuất trà an toàn Thái Ninh, cho biết: Mạng xã hội giúp chúng tôi kết nối rộng hơn, qua đó tìm được hàng nghìn khách hàng tiềm năng, tỷ lệ khách quay lại mua lần 2 cũng đạt tới 70-80%. Bên cạnh đó, HTX cũng đẩy mạnh bán hàng thông qua website riêng HTX, chợ thương mại điện tử và mạng xã hội khác như: Shoppee, Lazada, Tiktok…
Theo kết quả rà soát đối chiếu với hướng dẫn tạm thời của Bộ Nông nghiệp và PTNT về xây dựng xã NTM thông minh, Tức Tranh đã đạt chủ đề về Chính quyền điện tử định hướng chính quyền số trong tổng số 6 nhóm chủ đề, đạt 10/18 mục tiêu và 30/39 chỉ tiêu. Các nhóm chủ đề chưa đạt gồm: Hạ tầng số; Dịch vụ nông thôn; Kinh tế nông thôn; Quản lý môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; Đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.
Để hoàn thành các nhóm chủ đề này, UBND xã đã đề xuất 7 mô hình thí điểm với kinh phí thực hiện là 6,5 tỷ đồng (ngân sách nhà nước hỗ trợ 6 tỷ đồng, huy động ngoài ngân sách là 500 triệu đồng), gồm: Số hóa dữ liệu hồ sơ thuộc quản lý của UBND xã, dữ liệu dân cư, chủ thể sản xuất, kinh doanh, ngành nghề trên địa bàn; Quản lý số, truy xuất nguồn gốc dành cho vùng trồng chè; Ứng dụng công nghệ cao quản lý chất lượng cho chủ thể OCOP; Quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm du lịch, ẩm thực và sản phẩm OCOP; Xây dựng chợ thông minh; Hệ thống hạ tầng phục vụ các hoạt động trong xây dựng xã NTM; Tuyên truyền đào tạo và nâng cao năng lực về các hoạt động thực hiện các tiêu chí xã NTM thông minh.
Ông Lê Minh Thảo, Chủ tịch UBND xã Tức tranh, cho biết: Xây dựng nông thôn mới thông minh là nhiệm vụ mới, chưa có tiền lệ nên trong quá trình triển khai còn nhiều lúng túng, vướng mắc. Chúng tôi đã và đang tích cực tham mưu với cấp trên, các ngành chức năng các giải pháp.
Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tư duy về chuyển đổi số trong xây dựng NTM cho cấp ủy, chính quyền, cán bộ và cộng đồng dân cư. Qua đó nhận được sự ủng hộ của nhân dân cùng chung tay hoàn thiện các chủ đề, mục tiêu, chỉ tiêu.
TheoViệt Dũng(Báo Thái Nguyên)
" alt=""/>Tức Tranh xây dựng nông thôn mới thông minhBệnh có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng ở não như viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não cũng như các biến chứng khác về tim mạch, hô hấp. Trẻ gặp biến chứng có thể tử vong nếu không được xử lý kịp thời.
Do đó, phụ huynh đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế ngay khi phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, tuân thủ lịch tái khám.
Phụ huynh cần đặc biệt chú ý các biểu hiện nghi ngờ biến chứng của bệnh như sốt cao liên tục khó hạ, giật mình nhiều (trên 3 lần/giờ hoặc 2 lần/30 phút), yếu chi đi loạng choạng, co giật, ói nhiều, thở nhanh, thở mệt, tím tái, lơ mơ, hôn mê.
Hiện nay, chưa có vắc xin ngừa bệnh tay chân miệng. Trẻ cần được phòng bệnh bằng cách hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Trẻ nhỏ bị tay chân miệng nên nghỉ học để tránh lây lan cho bạn bè.
Luôn giữ vệ sinh môi trường sống, khử khuẩn bề mặt tiếp xúc và đồ chơi của trẻ. Thường xuyên rửa tay và nhắc nhở trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Người lớn nên rửa tay bằng xà phòng sau khi thay quần áo, tã, chăm sóc trẻ, xử lý phân, dịch tiết.