Mâu thuẫn vì nghi nhận tiền để xử lý truyền thông cho Asanzo
Trong bản kết luận điều tra dài 36 trang, cơ quan ANĐT Công an TP Cần Thơ đã nêu hành vi phạm tội của Trương Châu Hữu Danh và các đồng phạm trong nhóm “Báo Sạch”.
Tháng 8/2019, từ mối quan hệ quen biết trong hoạt động báo chí và mạng xã hội, Trương Châu Hữu Danh, Nguyễn Phước Trung Bảo (39 tuổi, ngụ TP Đà Nẵng), Nguyễn Thanh Nhã (41 tuổi), Đoàn Kiên Giang (36 tuổi, cùng ngụ TP HCM), L.T.T (ngụ Hà Nội) và 2 người khác trao đổi, thống nhất thành lập Fanpage để viết, đăng bài phản biện lại các thông tin, vấn đề "nóng" mà xã hội quan tâm.
![]() |
Trương Châu Hữu Danh và nhóm 'Báo Sạch' |
Trung Bảo là người khởi tạo Fanpage “Báo Chí Sạch”. Khoảng một tháng sau các thành viên góp ý đổi tên thành “Báo Sạch”.
Bài viết đầu tiên của “Báo Sạch” về vụ việc liên quan Công ty Asanzo, theo hướng bảo vệ Asanzo, vì trước đó một cơ quan báo chí có loạt bài viết về doanh nghiệp này. Chính những bài viết về Asanzo đã gây mâu thuẫn trong nội bộ nhóm “Báo Sạch”.
Hai thành viên trong nhóm cho rằng các thành viên còn lại đã nhận tiền để xử lý truyền thông cho Công ty Asanzo, đưa tin không khách quan. Chính vì vậy, hai thành viên này rời nhóm “Báo Sạch”.
Kết luận nêu, từ khi tham gia đến lúc rời nhóm, hai thành viên nói trên chưa viết bài nào đăng trên “Báo Sạch”. Từ đây, “Báo Sạch” còn lại 5 thành viên, trong đó, Trung Bảo và Hữu Danh giữ vai trò quản trị viên (Admin), những người còn lại giữ quyền biên tập viên. Cả 5 thành viên ai cũng có quyền đăng bài trên “Báo Sạch”.
Để thống nhất chủ đề, nội dung bài viết đăng trên Fanpage, Hữu Danh và các thanh niên lập ra các nhóm chát để trao đổi.
Ngoài ra, các bị can này còn lập thêm Group “Làm Báo Sạch”, trong đó kết nạp thêm một thành viên làm quản trị viên.
"Báo Sạch" nhưng không sạch
Theo kết luận điều tra, từ khi thành lập nhóm “Báo Sạch” đến ngày Trương Châu Hữu Danh bị bắt, nhóm đã viết, đăng tải nhiều bài liên quan những vấn đề nóng được dư luận quan tâm lên Fanpage và Group như vụ án Hồ Duy Hải, Đồng Tâm, hạn mặn miền Tây, Trường đại học Tôn Đức Thắng – Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, cưỡng chế tại Gia Trang Quán…
Khi hay tin Hữu Danh bị Công an TP Cần Thơ bắt, các thành viên trong nhóm đã tự động rời nhóm. Riêng T. là người trực tiếp thực hiện thao tác xóa Fanpage “Báo Sạch”.
Tuy nhiên, trong công tác quản lý các trang mạng hội, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đã trích xuất, lưu giữ 47 bài viết trên Fanpage, Group của nhóm "Báo Sạch", cùng các bài viết trên trang cá nhân của các thành viên trong nhóm.
Những tài liệu quan trọng này được chuyển cho cơ quan ANĐT Công an TP Cần Thơ để phục vụ công tác điều tra.
![]() |
Trương Châu Hữu Danh tại thời điểm cảnh sát khám nhà của bị can này. Ảnh: báo Nhân Dân |
Theo kết quả làm việc, xác định trong 47 bài viết nói trên thì Trung Bảo viết, đăng 15 bài, Hữu Danh 7 bài, Kiên Giang 14 bài, Thanh Nhã 4 bài, còn L.T.T chỉ chia sẻ 1 bài viết của người khác lên Fanpage. Ngoài ra, T. phụ trách hình ảnh, video minh họa trên "Báo Sạch". Đối với 6 bài viết còn lại các bị can không nhớ người viết và đăng.
Theo giám định, 47 bài viết của nhóm “Báo Sạch” mang danh nghĩa đấu tranh chống tiêu cực nhưng thực chất lại là tiêu cực. Nội dung các bài viết của nhóm “Báo Sạch” đều đi sâu khai thác mặt trái của xã hội cùng những vấn đề nóng đang tồn tại hoặc đang được giải quyết, xử lý ở các địa phương, trong các nước.
“Bằng cách thức, từ ngữ, nội dung thông tin chủ tài khoản đã thể hiện, đề cập đến hướng dư luận trên mạng vào bình luận, chia sẻ, phát tán thêm…
Qua đó thể hiện rõ ý đồ của các cá nhân có liên quan nhằm tuyên truyền, xuyên tạc, kích động tâm lý, kêu gọi, xúi giục, lôi kéo các đối tượng xấu trong, ngoài nước tham gia làm bất ổn tình hình xã hội, tình hình đất nước, tham gia chống, phá đối với các tổ chức Đảng, nhà nước, chính quyền các địa phương. Xúc phạm uy tín, danh dự các cá nhân là cán bộ lãnh đạo của Đảng, nhà nước, các tổ chức khác…”, kết luận nêu.
Quá trình điều tra, Công an TP Cần Thơ đã ủy thác điều tra cho cơ quan ANĐT các tỉnh gồm: Bình Phước, Quảng Ninh, Đắk Nông, Bắc Ninh, Quảng Trị, Ninh Bình, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Phú Yên thực hiện xác minh, làm việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung bài viết trên Fanpage “Báo Sạch” và Facebook cá nhân của Hữu Danh phản ánh.
4 tỉnh đã trả lời kết quả ủy thác điều tra, trong đó khẳng định nội dung bài viết của Hữu Danh phản ánh không đúng sự thật, thông tin sai lệch… Các tỉnh khác chưa thực hiện ủy thác điều tra xong nên chưa trả lời kết quả.
Tiếp tục điều tra
Quá trình điều tra, công an còn chứng minh được các bị can trong vụ án thông qua hoạt động trang “Báo Sạch” đã nhận tiền để làm truyền thông, quảng bá thương hiệu và tư vấn pháp luật cho 8 doanh nghiệp, cá nhân ở nhiều địa phương khác nhau với tổng số tiền hơn 2,8 tỷ đồng.
Kết luận nêu, cơ quan điều tra sẽ tiếp tục xác minh, làm rõ, nếu có dấu hiệu của tội phạm thì tiến hành khởi tố, điều tra xử lý.
Ngoài ra, cơ quan điều tra thu giữ tại nhà, hộp thư điện tử... của các bị can 9 văn bản liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải, Trường đại học Tôn Đức Thắng.
Công an cho biết, hành vi của các bị can có dấu hiệu phạm tội Cố ý làm lộ bí mật nhà nước; Chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước, theo Điều 337 BLHS.
Tuy nhiên, do tính phức tạp của sự việc và đảm bảo kết thúc điều tra đúng thời hạn của vụ án "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân”, Công an Cần Thơ đã tách các hành vi này thành vụ án khác, xử lý sau.
Công an đã hoàn tất kết luận điều tra vụ Trương Châu Hữu Danh và các đồng phạm lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân.
" alt=""/>Trương Châu Hữu Danh bị bắt và cuộc 'tháo chạy' của nhóm 'Báo Sạch'Dhaliwal, người sáng lập tạp chí văn hóa Nam Á Burnt Roti,đã chặn những tài khoản gửi ảnh này, nhưng hành vi quấy rối vẫn tiếp tục, theo SCMP.
“Đây là trò chơi thể hiện sức mạnh - nơi họ cảm thấy mình có quyền lực và có thể bỏ đi chỉ với câu nói ‘Tôi đã làm điều đó với cô ta’”, cô nói.
Dhaliwal đã phản hồi về một báo cáo gần đây về bạo lực trên cơ sở giới và kỳ thị phụ nữ trên Instagram.
Các chuyên gia và nhân viên hỗ trợ ở khu vực châu Á và châu Âu nói rằng mạng xã hội và các ứng dụng trò chuyện đang làm phụ nữ thất vọng "một cách có hệ thống" khi mà lạm dụng bằng hình ảnh và các hình thức bạo lực tình dục trực tuyến khác gia tăng trong đại dịch Covid-19.
![]() |
Thống kê cho thấy chỉ 1/10 vụ lạm dụng trên mạng xã hội được nền tảng thực sự xử lý. Ảnh: Andre Moura/Pexels. |
Mạng xã hội lặng thinh
Nhận xét của họ được đưa ra sau một báo cáo gần đây của Trung tâm chống lại sự căm thù kỹ thuật số (CCDH), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở chính tại Mỹ tập trung vào việc phá vỡ sự căm thù trực tuyến và thông tin sai lệch.
Báo cáo cho thấy mạng xã hội không xử lý 90% hành vi lạm dụng được gửi qua hộp tin nhắn trực tiếp (DMs). Theo CCDH, những phát hiện này đại diện cho “một bệnh dịch về sự chống đối, kỳ thị phụ nữ đang diễn ra ở hộp DMs của nữ giới”.
Trung tâm đã phân tích 8.717 tin nhắn mà 5 phụ nữ nổi tiếng nhận được trên kênh truyền thông này, bao gồm cả diễn viên Hollywood Amber Heard và Dhaliwal, người lên tiếng về quyền của phụ nữ Nam Á.
Clare McGlynn QC, giáo sư ngành luật tại Đại học Durham (Anh) và là chuyên gia về lạm dụng tình dục bằng hình ảnh, cho biết báo cáo chỉ ra “hệ thống và quy trình” của các nền tảng mạng xã hội có vấn đề như thế nào.
![]() |
Nhà văn Dhaliwal, lọt vào danh sách những phụ nữ có ảnh hưởng toàn cầu BBC 100 Women 2019,liên tục nhận được tin nhắn quấy rối tình dục trên mạng xã hội. Ảnh: @sharandhaliwal_. |
“Đây không chỉ là vấn đề lạm dụng và quấy rối, mà điểm mấu chốt nằm ở việc các nền tảng mạng xã hội đang làm cho tình trạng này trở nên tồi tệ hơn. Nếu ngay cả ngôi sao nổi tiếng cũng không nhận được phản hồi từ công ty mạng xã hội, người dùng khác có hy vọng gì?”, bà nói với SCMP.
Shailey Hingorani, người đứng đầu bộ phận Nghiên cứu và Vận động tại tổ chức AWARE có trụ sở ở Singapore, đồng ý rằng “có nhiều điều đáng lưu ý trong báo cáo mới này xung quanh những lỗ hổng trong cách xử lý sai phạm của mạng xã hội, và cách nền tảng không thực hiện đúng lời hứa với người dùng”.
Hingorani cho biết chuyện phụ nữ bị lạm dụng nhiều trên mạng xã hội không phải điều mới mẻ.
“Thế nhưng, tỷ lệ thực hiện hành động chống lại những kẻ lạm dụng của nền tảng mạng xã hội là thấp đáng kinh ngạc”, bà nhấn mạnh.
Theo báo cáo của CCDH, Instagram không phản hồi hầu hết trường hợp báo cáo lạm dụng, bao gồm hình ảnh, video khỏa thân gửi đến phụ nữ dù không được yêu cầu, tin nhắn bạo lực, thậm chí là đe dọa tử vong.
Mạng xã hội chỉ xử lý một trên 10 mối đe dọa bạo lực qua DMs, ngay cả khi những trường hợp còn lại được báo cáo bằng công cụ của nền tảng.
![]() |
Mạng xã hội của công ty Meta đang làm người dùng nữ thất vọng. Ảnh: Tofros.com/Pexels. |
Trong số những người đã gửi tin nhắn lạm dụng được nghiên cứu, 227/253 tài khoản vẫn hoạt động ít nhất một tháng sau khi bị báo cáo.
Những kẻ lạm dụng đôi khi cố gắng tiếp cận mục tiêu của chúng thông qua cuộc gọi video trên Instagram. Một tài khoản đã cố gắng gọi cho Dhaliwal sau khi gửi ảnh chụp bộ phận sinh dục nam cho cô.
Trong 3 ngày, một người lạ khác gửi cho Dhaliwal 42 tin nhắn, một số chứa nội dung khiêu dâm rồi sau đó cố gắng gọi điện cho cô.
Tin nhắn âm thanh cũng trở thành phương tiện của những kẻ lạm dụng. Nói với CCDH, Dhaliwal cho rằng tin nhắn quấy rối bằng giọng nói gây cảm giác xâm hại kinh khủng hơn.
Định kiến xã hội cản trở
Giáo sư McGlynn lưu ý rằng nhiều “hình thức lạm dụng bằng hình ảnh đang trở nên bình thường hóa”. Chẳng hạn, việc gửi hình ảnh dương vật mà không có sự đồng ý đang trở nên “quá phổ biến và bị bình thường hóa”.
Trong khi đó, các nạn nhân trên khắp thế giới đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng, dù bối cảnh văn hóa và xã hội cụ thể có thể khiến một số người thậm chí gặp khó khăn nhiều hơn.
![]() |
Quấy rối phụ nữ bằng hình ảnh trên mạng xã hội đang bị bình thường hóa. Ảnh: Alycia Fung/Pexels. |
“Chúng tôi cho rằng các nạn nhân đều đối mặt với trở ngại và định kiến như nhau khi tìm kiếm sự giúp đỡ, báo cáo và chia sẻ trải nghiệm của mình”, Jacey Kan, cán bộ vận động của Hiệp hội Liên quan đến Bạo lực Tình dục đối với Phụ nữ ở Hong Kong, chia sẻ.
“Hong Kong còn đang tụt hậu so với phong trào #MeToo đương thời với những cuộc thảo luận công khai và trực tuyến về sự đồng thuận, quyền tự chủ cơ thể và các hình thức liên quan”, bà nhận định.
Bà cho biết những nạn nhân ở Hong Kong hay Đài Loan thường bị chế giễu và quấy rối trên các diễn đàn trực tuyến địa phương. “Rất hiếm” thấy bình luận ủng hộ nạn nhân, theo Kan.
Hingorani cho biết ở châu Á, “thể diện”, có thể bao gồm “danh tiếng, sự tôn trọng, uy tín và danh dự, được đánh giá cao hơn. Khái niệm này “cũng thường được gắn với sự trong trắng của phụ nữ, dẫn tới thêm sự kỳ thị xã hội đối với bạo lực tình dục trong bối cảnh châu Á”.
Thủ phạm được khuyến khích nhờ tính ẩn danh
Nisha Rai, điều phối viên cho Liên minh Hành động tập trung vào việc giải quyết vấn đề xâm hại trực tuyến đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Singapore, cho biết những phát hiện trong báo cáo của CCDH gần đây là "đáng lo ngại", nhưng không quá ngạc nhiên.
Rai (23 tuổi), sinh viên đại học ngành khoa học chính trị, theo dõi 15 nhóm trên nền tảng nhắn tin mã hóa Telegram, nơi những kẻ lạm dụng chia sẻ hình ảnh và video khiêu dâm trẻ em gái và phụ nữ. Nhiều thành viên trong nhóm đến từ Singapore và Malaysia.
“Tôi cảm thấy nạn lạm dụng bằng hình ảnh ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Nhờ có thể che giấu danh tính, không ngạc nhiên khi các thủ phạm càng được khuyến khích hành xử sai trái theo cách của họ”, cô nói.
![]() |
Phụ nữ, đặc biệt ở khu vực châu Á, phải đối mặt với định kiến xã hội khi lên tiếng về trải nghiệm lạm dụng trên mạng xã hội. Ảnh minh hoạ: Ketut Subiyanto/Pexels. |
Silvia Semenzin, nhà hoạt động xã hội kiêm giảng viên về văn hóa kỹ thuật số và truyền thông mới tại Đại học Amsterdam, cho biết các công ty mạng xã hội như Meta cần phải để tâm đến quan điểm của những nạn nhân lạm dụng tình dục.
“Vấn đề là những công ty này sẽ luôn đặt lợi nhuận lên trên nhân quyền. Động lực tồn tại của họ chính là khai thác dữ liệu”, bà nói.
Theo giáo sư McGlynn, điểm mấu chốt là khiến các công ty truyền thông phải thay đổi hệ thống của họ theo cách giảm thiểu sự lạm dụng trực tuyến và tính lan truyền của nó.
“Điều này đồng nghĩa ‘giảm thiểu rủi ro tối đa’ nên là nguyên tắc chính của các công ty. Đó là sự thay đổi hoàn toàn và cần thiết trong cách các nền tảng hoạt động”, bà nói.
Giáo sư cũng lập luận rằng không có nền tảng mạng xã hội nào thực hiện xử lý hành vi lạm dụng và quấy rối đủ nghiêm túc.
“Tất cả đều nói họ làm; nhưng hết lần này đến lần khác, những báo cáo như của CCDH được công bố và cho thấy rằng các công ty truyền thông xã hội đang làm phụ nữ thất vọng một cách đặc biệt”, bà nói.
(Theo Zing)
" alt=""/>Các mạng xã hội lặng thinh khi phụ nữ bị quấy rối, lạm dụngTheo nghĩa hẹp thì kinh tế số chỉ liên quan đến lĩnh vực ICT. Theo nghĩa rộng thì là những lĩnh vực gần gũi với công nghệ số, thí dụ như các nền tảng số. Theo nghĩa rộng nhất thì là tất cả các lĩnh vực mà có sử dụng công nghệ số.
Kinh tế số giúp tăng năng suất lao động, giúp tăng trưởng kinh tế. Kinh tế số cũng giúp tăng trưởng bền vững, tăng trưởng bao trùm, vì sử dụng tri thức nhiều hơn là tài nguyên. Chi phí tham gia kinh tế số thấp hơn nên tạo ra cơ hội cho nhiều người hơn. Công nghệ số là không biên giới nên sẽ làm giảm khoảng cách nông thôn và thành thị. Công nghệ số cũng cho chúng ta những cách tiếp cận mới, giải pháp mới để giải quyết hiệu quả những vấn đề tồn tại lâu dài của loài người, như: ô nhiễm môi trường, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, đo lường tâm trạng xã hội, sự tham gia của người dân vào hoạch định chính sách…
Ở Việt Nam, kinh tế số xuất hiện từ khi có máy tính, đặc biệt là khi có máy tính cá nhân, vào cuối những năm 1980; bắt đầu mạnh mẽ là khi có Internet, vào cuối những năm 1990; phổ cập là khi mật độ điện thoại thông minh trên 50%, vào cuối những năm 2000; và được thúc đẩy mạnh mẽ là khi xuất hiện CMCN 4.0, vào cuối những năm 2010.
Số hóa nền kinh tế là một cuộc cách mạng về chính sách
Kinh tế số Việt Nam thời gian qua cơ bản là phát triển tự phát, nhưng phát triển khá nhanh. Cách nhanh nhất đẩy nhanh nền kinh tế số là sử dụng công nghệ số để thay đổi cách chúng ta đang sản xuất, đang làm việc. Đơn cử, dùng camera để giảm người bảo vệ, đó chính là kinh tế số. Tự động tưới cây khi đất khô, đó cũng chính là kinh tế số. Dùng văn bản điện tử thay giấy tờ cũng là số hóa nền kinh tế. Cuộc cách mạng toàn dân khởi nghiệp công nghệ số, phổ cập công nghệ số sẽ giúp Việt Nam số hóa nền kinh tế rất nhanh.
Công nghệ số sẽ sinh ra những mô hình kinh doanh mới, thách thức mới hoặc thay thế mô hình kinh doanh cũ.
![]() |
Kinh tế số giúp tăng năng suất lao động, giúp tăng trưởng kinh tế |
Nhiều người nói, số hóa nền kinh tế là một cuộc cách mạng về chính sách nhiều hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ. Đầu tiên phải là chấp nhận các mô hình kinh doanh mới, chấp nhận các công nghệ mới làm thay đổi căn bản các ngành, gọi là X-tech. Những X-tech này (Fintech, EdTech, AgriTech…) thường là sự sáng tạo mang tính phá hủy cái cũ. Nếu chúng ta chấp nhận cái mới thì công nghệ mới của thế giới sẽ về, người tài trên toàn cầu sẽ về, và nền công nghiệp mới sẽ xuất hiện. Khi ấy, cái nôi Việt Nam sẽ tạo ra các sản phẩm công nghệ số xuất khẩu được.
5 yếu tố nền tảng hỗ trợ phát triển kinh tế số
Cách tiếp cận chính sách theo cách truyền thống thường là: Quản được thì mở, quản đến đâu thì mở đến đó, không quản được thì đóng. Cách tiếp cận mới mà nhiều nước áp dụng, gọi là cách tiếp cận Sandbox: Cái gì không biết quản như nào thì không quản, cho tự phát triển, nhưng trong một không gian nhất định, trong một thời gian nhất định, để các vấn đề được bộc lộ một cách rõ ràng, mà thường là không nhiều như lúc đầu các nhà quản lý dự đoán. Sau đó mới hình thành chính sách, hình thành qui định để quản lý. Đây là một trong những cách tiếp cận chính sách phù hợp với cuộc CMCN 4.0.
Những yếu tố mang tính nền tảng để hỗ trợ phát triển kinh tế số Việt Nam gồm:
Thứ nhất, hạ tầng viễn thông – CNTT – công nghệ số hiện đại, ngang tầm thế giới. Khi ấy băng thông rộng, tốc độ cao cộng với việc mỗi người dân có một điện thoại thông minh, sau đó là công nghệ 5G xuất hiện ở Việt Nam sẽ đưa nước ta cùng nhịp với các nước phát triển;
Thứ hai, các chính sách của Chính phủ liên quan tới kinh tế số, công nghệ số, Internet phải có tính cạnh tranh toàn cầu để người Việt Nam không phải ra nước ngoài khởi nghiệp công nghệ số mà còn đưa người nước ngoài, tài năng toàn cầu về Việt Nam phát triển công nghệ;
Thứ ba, Chính phủ chi tiêu nhiều cho sản phẩm công nghệ số, đi đầu về kinh tế số thông qua xây dựng Chính phủ điện tử, nhằm tạo ra thị trường ban đầu để phát triển doanh nghiệp công nghệ, toàn dân khởi nghiệp công nghệ số; Thứ tư là đào tạo nhân lực, song song với việc đưa đào tạo tiếng Anh và CNTT vào chương trình đào tạo bắt buộc.
Ba bước để chuyển đổi số
Để chuyển đổi số, Việt Nam có thể chọn chiến lược 3 bước: Bước một, đẩy nhanh việc số hóa các lĩnh vực, các ngành công nghiệp, đẩy nhanh chuyển đổi số Chính phủ, chuyển đổi số doanh nghiệp, chuyển đổi số trong xã hội, nhằm tăng hiệu quả hoạt động, tăng năng suất lao động và tạo ra các cơ hội tăng trưởng mới. Bước hai, sử dụng số hóa như một lợi thế cạnh tranh trong nước và toàn cầu. Bước ba, tiến tới nền kinh tế số toàn diện, mọi lĩnh vực được số hóa, hình thành các ngành công nghiệp số thế hệ mới, các ngành công nghiệp mới này sẽ là động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.
Và cuối cùng, khi cuộc cách mạng số, CMCN 4.0 xảy ra thì tương lai không nằm trên đường kéo dài của quá khứ. Các nước như Việt Nam chúng ta có cơ hội bứt phá. Nhưng phải là một tư duy mới, không truyền thống, không tuần tự. Cả quản lý nhà nước, cả doanh nghiệp, đều cần một sự đột phá trong tư duy, trong chính sách, trong cách tiếp cận.
VietNamNet
Mời các ban theo dõi toàn bộ nội dung bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2019 TẠI ĐÂY
" alt=""/>Số hóa nền kinh tế là một cuộc cách mạng về chính sách