Không hiểu vì lý do gì, chiếc xe bán tải biển xanh này lại tạt đầu chiếc xe con đến 2 lần liên tiếp, rất may tài xế xe phía sau đã tập trung xử lý, đánh lái tránh và không có va chạm xảy ra.
Trên thực tế, việc chuyển làn đột ngột rồi tạt đầu xe khác là hành động nguy hiểm mà nhiều người vẫn làm một cách cố tình hay vô ý. Hành vi này sẽ dẫn đến khả năng va chạm rất lớn và có thể khiến cả hai bên đều thiệt hại. Không những vậy, chính xe tạt đầu có thể bị húc văng hay đâm nát nếu xe sau là xe container hoặc xe tải hạng nặng.
Với sự nguy hiểm như vậy, vượt ẩu, lấn làn, tạt đầu xe ô tô trên đường là những hành vi bị cấm, được quy định tại Điều 14, Điều 15 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Những hành vi này cũng có thể bị xử phạt nặng với mức phạt có thể lên tới 12 triệu đồng đối với ô tô và 5 triệu đồng đối với xe máy.
Tại khoản 3, Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP (đã được bổ sung, sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP), mức phạt tiền cho hành vi "điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm: Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ"là từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng.
Còn trong trường hợp điều khiển ô tô không chú ý quan sát chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông thì lái xe còn bị phạt tiền từ 10-12 triệu đồng theo khoản 7, Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Ngoài ra, trường hợp này, lái xe còn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2-4 tháng.
Với người điều khiển xe mô tô với hành vi tương tự sẽ bị phạt từ 400-600 nghìn đồng. Nếu gây tai nạn sẽ bị phạt tiền 4-5 triệu đồng theo Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>'Tạt đầu' xe khác có thể bị phạt nặng như thế nào?Năm 2014, thuật ngữ "trì hoãn giấc ngủ" (bedtime procrastination) lần đầu tiên được công bố trên tạp chí khoa học Frontiers in Psychology. Sau đó ít lâu, nhiều người thêm cụm từ "trả thù" (revenge) nhằm mô tả những công dân cổ cồn Trung Quốc làm việc đến 12 tiếng mỗi ngày, sau đó cố gắng thức khuya hơn để làm những gì mình thích.
Giờ đây, "trì hoãn giấc ngủ trả thù" hay "thức khuya trả thù" được sử dụng để chỉ chung những người có thói quen ăn bớt giờ ngủ về đêm để có thêm thời gian cho hoạt động giải trí như lướt mạng xã hội, xem phim hoặc chơi điện tử…
![]() |
Thuật ngữ "trì hoãn giấc ngủ báo thù" trở nên phổ biến qua dòng tweet của nhà báo Daphne K. Lee vào tháng 6/2020. |
Theo Very Well Mind, có 3 dấu hiệu để xác định một người gặp tình trạng "trì hoãn giấc ngủ trả thù": Thứ nhất, việc thức khuya làm giảm tổng thời gian ngủ vào ban đêm của họ; Thứ hai, họ chủ động thức khuya, không bị tác động bởi các yếu tố như môi trường xung quanh hay tình trạng sức khỏe; Và thứ ba, họ hoàn toàn nhận thức được tác hại của việc thức khuya nhưng vẫn lựa chọn làm điều này.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người thường xuyên làm việc căng thẳng, nhiều giờ vào ban ngày và cặp vợ chồng có con nhỏ là những đối tượng thường xuyên trì hoãn giấc ngủ.
Đối với những cặp vợ chồng trẻ, họ chỉ có thể thảnh thơi khi con cái đi ngủ. Còn đối với người bận rộn, việc thức khuya và nằm dài xem phim là khoảng thời gian hiếm hoi họ được thư giãn trong ngày.
Ban đầu, những người này chỉ dành 10-15 phút xem điện thoại hoặc các chương trình yêu thích. Dần dần, họ tiêu tốn đến 1-2 tiếng hoặc thậm chí thức đến rạng sáng hôm sau, chỉ ngủ gục khi cơ thể kiệt sức.
Theo Very Well Mind, việc thiếu thốn thời gian rảnh vào ban ngày là nguyên nhân chính dẫn đến thói quen trì hoãn giấc ngủ.
Ranh giới mờ nhạt giữa công việc, học tập và cuộc sống cá nhân khiến nhiều người không còn thì giờ dành cho chính mình. Họ chấp nhận đánh đổi vài giờ ngủ để cảm thấy có thể kiểm soát và tận hưởng thời gian nhàn rỗi.
![]() |
Mua sắm trực tuyến, lướt mạng xã hội, đọc truyện, xem phim là những hoạt động nhiều người thường làm để trì hoãn giờ ngủ. Ảnh minh họa: Dario Fernandez Ruz/Pexels. |
Ngoài ra, một vài nguyên nhân khác của "trì hoãn giấc ngủ trả thù" bao gồm:
- Theo nghiên cứu năm 2014, hành vi này có liên hệ với khả năng tự kỷ luật của con người. Nếu ý thức tự kỷ luật kém, dù có buồn ngủ đến mấy, họ cũng sẽ đi ngược lại ý chí của mình, dẫn đến việc nằm lướt điện thoại hay xem phim.
- Những người thường trì hoãn giấc ngủ có xu hướng trì hoãn trong các công việc khác.
- Yếu tố sức khỏe và đồng hồ sinh học cá nhân.
Tình trạng trì hoãn giấc ngủ ngày càng trở nên tồi tệ hơn khi con người bị gia tăng căng thẳng và thay đổi thói quen sinh hoạt vì Covid-19. Theo khảo sát của Học viện Y học giấc ngủ Mỹ, tháng 1/2021, khoảng 40% người trưởng thành được hỏi cho biết họ ngày càng khó ngủ.
Nếu chỉ thi thoảng thức khuya, điều này nhìn chung không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, thói quen "trì hoãn giấc ngủ báo thù" kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần. Thiếu ngủ dễ làm giảm hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, cao huyết áp, trầm cảm và Alzheimer.
Để đối phó tình trạng "trì hoãn giấc ngủ báo thù", theo các chuyên gia, con người cần thực hiện nhiều biện pháp.
![]() |
Theo chuyên gia, chúng ta nên tránh xa thiết bị điện tử trước giờ ngủ để tránh "trì hoãn giấc ngủ trả thù". Ảnh minh họa: Ron Lach/Pexels. |
Đầu tiên, chúng ta cần ưu tiên giấc ngủ. Nếu bạn muốn cơ thể nghỉ ngơi, trước tiên hãy nghĩ tới việc ngủ. Thời gian hồi phục sức khỏe sẽ giúp bạn có nhiều năng lượng để hoàn thành công việc vào ngày hôm sau.
Thứ hai, hình thành thói quen ngủ đúng giờ, hãy luyện tập đi ngủ và thức dậy vào những giờ nhất định. Bên cạnh đó, không dung nạp cồn hay caffeine vào thời gian chiều tối và tạo môi trường thoải mái để dễ chìm vào giấc ngủ.
Thứ ba, điều chỉnh lịch trình cá nhân. Lịch trình bận rộn vào ban ngày thường là gốc rễ của thói quen "trì hoãn giấc ngủ trả thù". Vì vậy, bạn cần nghiêm túc xem xét các đầu việc cần hoàn thành mỗi ngày và cắt bỏ những việc tiêu tốn thời gian không cần thiết.
Thứ tư, dành thời gian cho bản thân. Thay vì chỉ lập kế hoạch cho công việc, bạn cũng nên sắp xếp thời gian dành cho các hoạt động thư giãn cá nhân trong ngày.
Thứ năm, thực hiện các thói quen ban đêm như chăm sóc da hoặc lên giường thư giãn sớm hơn khoảng một tiếng.
Và cuối cùng, tránh xa các thiết bị điện tử trước giờ ngủ. Hãy tắt điện thoại, máy tính và dừng lướt mạng xã hội khi bạn đặt lưng lên giường. Bạn cũng có thể tập thói quen thiền, kéo giãn cơ nhẹ nhàng để giúp dễ ngủ hơn.
Theo Zing
" alt=""/>Ban ngày bận rộn khiến nhiều người thức khuya trả thùSau 24 năm, dàn nghệ sĩ Mưa bụingày ấy thay đổi ít nhiều. Có người vẫn miệt mài với nghệ thuật; người xếp lại ánh hào quang cũ như một kỷ niệm đẹp; và cả người đã không may rời cõi tạm. Bên cạnh NSND Hồng Vân, danh hài Minh Nhí, NSƯT Kim Tử Long, ca sĩ Ngọc Sơn, chị em Cẩm Ly - Minh Tuyết, Lam Trường, Phương Thanh,.. vẫn đang tất bật với hoạt động nghệ thuật, VietNamNet xin điểm qua một số nghệ sĩ khác.
NSƯT Tài Linh là trường hợp gây nhiều tiếc nuối. Chị là dân cải lương chính hiệu, khi chuyển sang hát tân nhạc vẫn thành công. Trong băng Mưa bụi 1, các bản nhạc Hoa lời Việt của Tài Linh và một số ca sĩ tạo nên sức hút đầu tiên của sê-ri này trong công chúng.
Khi sự nghiệp còn rực rỡ, Tài Linh sang Mỹ định cư năm 2004. Sau mấy năm chật vật làm quen xứ người, cuộc sống của chị đi vào ổn định. Tuổi 66, Tài Linh lên chức bà nội, hiện điều hành một tiệm làm móng ở Mỹ.
NSƯT Bảo Quốc, NSND Hồng Vân, danh hài Bảo Chung, Duy Phương và Hồng Tơ là "linh hồn" mảng hài kịch của sê-ri Mưa bụi. Những tiểu phẩm hài trong 10 phần Mưa bụiđến nay vẫn để lại ấn tượng trong khán giả. Trong chiều dài sự nghiệp nhiều thập kỷ, Bảo Quốc ở cải lương là kép thính thượng thặng, sang diễn hài trở thành danh hài của bao thế hệ. NSƯT vừa đón tuổi 72 hồi tháng 9 năm ngoái. Tuổi xế chiều, ông sống vui vầy bên vợ con ở Mỹ. Nghệ sĩ Hồng Đào nhận xét, Bảo Quốc "có tất cả danh vọng, tiền tài, vợ đẹp, con ngoan".
Danh hài Bảo Chung - bạn diễn ăn ý của Bảo Quốc - cũng đang an hưởng tuổi già. Ông hiện sống yên bình trong ngôi nhà 4 tầng hoành tráng ở Quận 8, TP.HCM. Danh hài một thời thỉnh thoảng đi diễn, phát triển kênh YouTube cá nhân và điều hành kinh doanh nhà hàng.
Không may mắn như đồng nghiệp, cuộc sống tuổi xế chiều của danh hài Duy Phương khá chật vật. Kinh doanh thua lỗ, ông và vợ sau kém 20 tuổi vất vả vì nợ nần; may có con gái Lê Lộc hỗ trợ ba trả nợ. Hiện tại, ông ở thuê, bán bánh bèo mưu sinh, cả gia đình sống tiện tặn để dành tiền mua nhà.
Danh hài Hữu Nghĩa bước ra khỏi Mưa bụi vẫn tiếp tục cống hiến cho nền sân khấu miền Nam trong sự nghiệp hơn 30 năm của mình. Anh thừa nhận sự nghiệp của mình kín đáo hơn các đồng nghiệp cùng thời nhưng không lấy làm buồn. Tuổi U60, Hữu Nghĩa vui vẻ chăm con mọn với vợ kém 10 tuổi.
Nghệ sĩ Hồng Nga để lại trong khán giả xem Mưa bụi ấn tượng sâu đậm về những miếng hài không lẫn vào đâu. Bà hiện sống vui khỏe cùng con trai và con dâu ở Quận 5, TP.HCM. Tuổi 77, Hồng Nga vẫn ca hay, diễn mượt. Bà vừa hoàn thành liveshow Tài danh đất Việt - Đêm tôn vinh cùng nhiều đồng nghiệp hôm 10/1 vừa qua. Hiện tại, bà chỉ thích đi hát, vui vầy bên con cháu, không mong cầu vật chất hay danh hiệu.
Danh hài Hồng Tơ cũng là cái tên không thể quên trong dàn sao Mưa bụi năm xưa. Ông lắm tài nhiều tật, vì mê cờ bạc mà đời long đong, gập ghềnh. Sau khi tích cóp lại tài sản đã mất trắng, ông xây biệt thự và kinh doanh quán cà phê ở quận Tân Phú, TP.HCM. Năm 2019, nghệ sĩ gạo cội một lần nữa bị bắt vì đánh bạc. Hồng Tơ hiện đã tránh xa cờ bạc, sống yên vui bên vợ kém 23 tuổi.
Kim Tử Long, Đình Văn, Chế Thanh tái hợp nhiều năm sau 'Mưa bụi'
My Lê
Sau gần 30 năm, hai ngôi sao đình đám vẫn khiến khán giả bồi hồi khi nhớ về ký ức Mưa bụi.
" alt=""/>Hồng Tơ, Bảo Quốc