Mạng xã hội rất ảo nhưng tình cảm lại chân thành
Đợt sóng thứ 4 của đại dịch Covid-19 là một bài toán khó đối với Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới do biến thể khôn lường của chủng Delta. Chúng ta đang phải đối mặt với thực tế: mỗi ngày có cả ngàn ca nhiễm mới! Cả nước xót xa vì Sài Gòn khi lực lượng y tế quá tải, không còn đủ giường cho các bệnh nhân. Ngay lập tức, hơn 6.000 y bác sĩ trên khắp cả nước được huy động lên đường dập dịch... Và tới nay, vẫn còn rất rất nhiều nhân viên y tế, tình nguyện viên... tình nguyện xin lên tuyến đầu chống dịch.
Mới đây thôi, dòng tin nhắn đáng yêu của đôi vợ chồng trẻ đều làm bác sĩ được chia sẻ rầm rộ trên mạng. Họ "giành" nhau để lên đường vào tâm dịch dù cả hai đều xác định đã đi là khả năng lây nhiễm rất cao. Rồi có chàng bác sĩ ở TP.HCM không những đang ở trong tâm dịch mà còn điều hành từ xa sạp rau 0 đồng hỗ trợ người dân trong khu phong tỏa.
Và còn rất rất nhiều những câu chuyện dễ thương, ngọt ngào khiến cơn sóng dữ trong dịch bệnh như êm đềm hơn... Đó là anh chàng Minh Râu từ chối lợi nhuận dăm ba triệu mỗi ngày để bán rau đúng giá và thậm chí còn bớt rất nhiều, rồi tặng không cho người dân khó khăn ở khu phong toả. Hay gần đây nhất là câu chuyện ông bố ra đường giữa đêm để mua bình oxy cứu con.
Con trai anh Lê Đình Vân mắc bệnh u gan nguyên bào, phải truyền hóa chất để chữa bệnh và thường xuyên phải thở bằng bình oxy để duy trì sự sống. Biết rõ việc ra đường sau 18h có thể bị phạt nhưng vì tính mạng của con, anh Vân không thể không làm.
Chia sẻ với tổ tuần tra lưu động của Đội CSGT - TT Công an Quận Tân Bình (TP.HCM), anh Lê Đình Vân kể: "Biết nếu ra đường vào giờ này có thể bị phạt nhưng tôi quyết đi vì sợ con tôi không qua khỏi nếu thiếu oxy"... Những câu nói này khiến ai cũng phải lặng người xót xa. Và ngay trong đêm 26/7, các cuộc gọi đến anh Lê Đình Vân dồn dập. Chưa bao giờ, anh Vân nhận được nhiều tình cảm, sự san sẻ từ những người lạ không biết tên nhiều đến như vậy.
F0 rơi lệ bởi tấm lòng bác sĩ
![]() |
Ảnh: Trương Thanh Tùng |
Câu chuyện được chia sẻ trong một bài báo trên VietNamNet khiến nhiều người bất ngờ. Anh L.T. - một F0 ở TPHCM từng đứng ngồi không yên vì sợ bệnh của mình chuyển nặng, không có người thân ở bên chăm sóc sẽ rất cực và có ý định bỏ trốn khỏi bệnh viện để về nhà.
"Ngày đêm chứng kiến các y bác sĩ, lực lượng hậu cần tại bệnh viện phải làm việc vất vả, tôi đã bình tĩnh lại. Tôi nhận ra, dù phải cách ly ở bệnh viện, nhưng sự quan tâm của các y bác sĩ cũng ấm áp như một gia đình. May mắn, tôi đã gạt bỏ ý định bỏ trốn, nếu hành động sai lầm, trốn ra ngoài sẽ có nguy cơ lây dịch bệnh cho người thân và cộng đồng", L.T. chia sẻ trong ngày xuất viện.
Tâm thư của một bệnh nhân đang điều trị Covid-19 tại TP.HCM cũng khiến nhiều người xúc động: "Ở nơi tôi điều trị, tiếng ho sặc sụa, tiếng máy thở bíp bíp... Những ngày nằm viện, từ đáy lòng, tôi thương các y bác sĩ rất nhiều. Họ thật sự quá mệt, hy sinh quá nhiều cho bệnh nhân. Bác sĩ, điều dưỡng có khi quá giờ cơm vẫn chưa được ăn nhưng sẵn sàng đứng thật lâu để dỗ dành bón từng thìa nước, ngụm cháo cho bệnh nhân. Chứng kiến cảnh này, nước mắt người đàn ông cứ thế chảy ra. Bác sĩ là chỗ dựa cuối cùng cho bệnh nhân mà chỉ những người như tôi mới thấy được trái tim từ họ".
Anh cũng nhắn nhủ những ai chưa mắc Covid-19: Xin hãy chấp hành quy định của Chính phủ, Bộ Y tế... để đội ngũ y tế đỡ vất vả bởi "sức người có giới hạn nhưng họ đã vượt quá xa rồi".
Những ngôi sao đi vào tâm dịch
Trái ngược với câu chuyện sao Việt bị bóc phốt "om" tiền từ thiện, lộng ngôn gây ồn ào trên mạng xã hội, Quyền Linh đội mưa vác gạo tới các hẻm bị chăng dây, Trương Ngọc Ánh lụi hụi trong bếp nấu hàng trăm suất ăn gửi tới đội ngũ y bác sĩ, hoa hậu H'Hen Niê, MC Đại Nghĩa... đi chợ hỗ trợ các hộ dân trong khu phong toả... cứ âm thầm lan toả nguồn năng lượng tích cực.
Không ngại vất vả, hiểm nguy, dàn sao quyết tâm đi tới từng nhà, vào từng con hẻm để giúp đỡ người dân. Như Quyền Linh chia sẻ trên trang cá nhân: "Hôm nay mình đi vào tận những con hẻm của Sài Gòn sâu hun hút, càng đi càng thấy thương cho những hoàn cảnh đã khó nay lại càng khó hơn. Sài Gòn đã thấm mệt, không bao giờ ai có thể nghĩ rằng Sài Gòn bệnh nặng như thế… thương Sài Gòn đứt ruột đứt gan".
Ca sĩ Thái Thuỳ Linh lặn lội từ Hà Nội và TP.HCM chung vai góp sức cùng đồng nghiệp và các tình nguyện viên trong cuộc chiến đẩy lùi Covid-19. Ca sĩ Phương Thanh, Hoàng Phi Kha, Hoa hậu Mai Phương Thuý... không ngại ngần bất cứ việc gì, nào hỗ trợ các bác sĩ hướng dẫn người dân lấy mẫu xét nghiệm, tiêm vắc xin rồi nấu cơm, cắt tóc...
Mai Phương Thuý chia sẻ: "Thúy rất thương các y bác sĩ. Khi xem tin tức hoặc chứng kiến trực tiếp các y bác sĩ làm việc hăng say, không có thời gian nghỉ ngơi, thậm chí kiệt sức vì khối lượng công việc quá lớn, mới thấm thía câu nói 'Lương y như từ mẫu".
Còn Phương Thanh thì bộc bạch: “Lúc đầu tính đi làm tình nguyện viên vài ngày thôi, giờ đi hơn 1 tháng rồi và chắc sẽ đi hết dịch mới về. Tất cả cảm xúc ở các nơi chúng tôi đến đều thể hiện trong im lặng, lắng vào lòng, tự hiểu cái tình vì nhau, cùng nhau trong lúc này quý giá đến nhường nào”.
Đúng vậy, tình người nơi tuyến đầu phòng chống dịch Covid-19 hoá ra lại là nơi rực sáng đẹp đẽ nhất, khiến chúng ta có niềm tin vào tương lai hơn bao giờ hết! Dịch bệnh nào rồi cũng đi qua, chỉ còn tình người ở lại bên nhau.
Hoa Bằng
Thấy người dân thiếu rau, củ, nam bác sĩ quyết định mở sạp rau 0 đồng. Khi tình hình dịch bệnh căng thẳng, anh tình nguyện tham gia tuyến đầu chống dịch, giao sạp rau lại cho mẹ ở nhà quản lý, điều hành.
" alt=""/>Tình người là thứ rực rỡ nhất nơi tuyến đầu chống dịchTheo công văn chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, kể từ ngày 28/7 - 1/8, mọi người dân trên địa bàn tỉnh phải hạn chế tối đa ra đường từ 18 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau.
Công văn cũng nêu rõ các trường hợp loại trừ: lực lượng tham gia công tác phòng chống dịch bệnh. Người thực hiện các công việc khẩn cấp như đưa người đi cấp cứu, phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn, phòng cháy chữa cháy. Phương tiện đưa đón công nhân tại các DN. Lực lượng phát hành thư, báo.
Ngoài ra, còn có công nhân vệ sinh môi trường đô thị, xứ lý sự cố điện, nước, hạ tầng kỹ thuật, cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài. Những người này phải có giấy thủ trưởng đơn vị, trong đó ghi rõ họ tên, địa chỉ, thời gian thực hiện nhiệm vụ.
![]() |
Siết chặt hoạt động vận chuyển hàng hóa
Cũng theo công văn của UBND tỉnh, từ 0 giờ ngày 29/7/2021 Cà Mau sẽ hạn chế tối đa các trường hợp DN vận chuyển hàng hóa vào tỉnh bốc xếp hàng hóa tại điểm cố định riêng. Các phương tiện đường thủy cũng áp dụng tương tự.
Chỉ cho phép những phương tiện vận chuyển những loại sau: xe tải của DN chở sản phẩm đã sản xuất ra tỉnh ngoài tiêu thụ và vận chuyển nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất về tỉnh; xe chở vật liệu xây dựng (xuống hàng tại các công trình xây dựng và cung cấp cho các đại lý lớn của tỉnh); hàng hoá vận chuyển với số lượng lớn, khối lượng lớn cho các đại lý cấp 1 trên địa bàn tỉnh có kho chứa hàng đảm bảo và có bố trí khu cách ly tạm thời đúng theo quy định.
Các DN phải đăng ký cụ thể: biển số xe, họ tên lái xe, phụ xe, người áp tải, địa điểm giao nhận hàng hóa, lịch trình giao nhận với UBND huyện, thành phố và chịu trách nhiệm về phương án bốc xếp hàng hóa, cách ly tạm thời lái xe và những người đi theo xe, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch theo quy định...
Chính quyền địa phương cấp xã có trách nhiệm giám sát, quản lý mỗi lần giao hàng đúng quy trình, số lượng người đã đăng ký, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch...
UBND tỉnh Cà Mau nghiêm cấm các xe tải chở hàng hóa lợi dụng việc chở người đi theo xe để chở người ngoài tỉnh về địa phương.
Chuẩn bị tiêm vắc xin phòng Covid-19 đợt 3
Tối ngày 26/7 CDC tỉnh Cà Mau đã tiếp nhận 29.510 liều vắc xin phòng Covid-19, do Bộ Y tế phân bổ từ nguồn nhập khẩu và nguồn viện trợ của Chính phủ Nhật Bản. Trong đó, có 17.000 liều vắc xin AstraZeneca của Nhật Bản, 9.000 liều vắc xin AstraZeneca của Thái Lan và 3.510 liều vắc xin Pfizer của Bỉ.
Tỉnh dự kiến triển khai tiêm đợt 3 từ ngày 29/7/2021 với 50 điểm tiêm và 72 bàn tiêm. Theo kế hoạch, vắc xin đợt này tỉnh sẽ tiếp tục triển khai tiêm mũi 2 cho các đối tượng ưu tiên tuyến đầu phòng, chống dịch đã tiêm mũi 1 trước đó.
Đồng thời, mở rộng tiêm mũi 1 cho công nhân Cụm khí điện đạm Cà Mau; người làm ở dịch vụ viễn thông; nhóm công ty, doanh nghiệp, cơ sở mua bán lương thực, thực phẩm; doanh nghiệp thủy sản, vận tải, xây dựng; ngành ngân hàng; các cơ sở y tế; cơ sở giáo dục; những bệnh nhân đang chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau và lực lượng trong các cơ quan, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể, tổ Covid-19 cộng đồng, tình nguyện viên cấp huyện, xã.
Trong 2 đợt tiêm trước, Cà Mau đã có hơn 28.230 người tiêm mũi 1 và hơn 2.110 người đã tiêm đủ 2 mũi.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Cà Mau, ngày 28/7, qua xét nghiệm sàng lọc đối với những người đang cách ly tập trung tại trường Chính trị tỉnh Cà Mau đã phát hiện 4 ca dương tính với SARS-CoV-2. Từ đầu năm đến ngày 28/7, tỉnh Cà Mau ghi nhận và điều trị 36 ca dương tính với SARS-CoV-2 (có 1 ca nhập cảnh từ nước ngoài), đã có 8 ca điều trị khỏi. Hiện cả tỉnh có 860 người đang thực hiện cách ly tập trung. |
N. An
" alt=""/>Cà Mau triển khai loạt biện pháp mạnh chống dịch Covid