Nếu tính cả 6 môn thi, thành phố xếp thứ 20, tụt 9 bậc so với năm ngoái dù điểm trung bình đạt 6,84, tăng 0,1. Nhiều năm nay, TP HCM luôn bám sát top 10 của cả nước.
Theo ông Hiếu, kỳ thi tốt nghiệp với 5 trong 6 môn theo hình thức trắc nghiệm, chưa thể đánh giá hết năng lực, tư duy của thí sinh.
Ngoài ra, 60,85% học sinh TP HCM chọn tổ hợp Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh), hơn hẳn mức trung bình cả nước (37%). Phổ điểm các môn này tương đương hoặc giảm so với năm ngoái, trong khi điểm Khoa học xã hội (Sử, Địa, Giáo dục công dân) tăng. Do đó, kết quả chung bị tụt so với những địa phương có tỷ lệ học sinh chọn bài thi Khoa học xã hội cao.
"Hơn nữa, ở bài thi tổ hợp, học sinh thường chú trọng một, hai môn sở trường để lấy điểm xét đại học. Minh chứng là điểm trung bình 4 khối xét tuyển đại học của TP HCM đều trong nhóm đứng đầu cả nước", ông Hiếu nói thêm.
Nếu không tính thí sinh tự do, TP HCM có điểm trung bình khối A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh), B00 (Toán, Hóa, Sinh) cao nhất, riêng khối D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh) đứng thứ 8.
Xem biến động phổ điểm 5 tổ hợp xét tuyển đại học
Tôi kết hôn từ năm 20 tuổi. Lần đó, bản thân tôi không muốn lấy chồng sớm như vậy nhưng cái thai trong bụng đã sang tháng thứ 4, tôi không thể làm gì khác. Lý do tôi lăn tăn trước cánh cửa hôn nhân là vì chồng tôi quá nghèo. Anh là công nhân nhà máy, tôi thì không có việc làm ổn định. Cuộc sống của chúng tôi chỉ trông chờ vào đồng lương eo hẹp của anh.
![]() |
Đúng như tôi dự đoán, hôn nhân đến khi còn quá trẻ và thiếu thốn tiền bạc đã khiến chúng tôi liên tục xảy ra mâu thuẫn. Chúng tôi cãi nhau rất nhiều. Tôi trách móc anh là đàn ông mà không lo được cuộc sống đầy đủ để vợ con phải khổ sở trong căn nhà xập xệ.
Câu chuyện chúng tôi nói với nhau chỉ xoay quanh việc con ốm và tiền nong. Chồng tôi cũng quá chán nản nên anh thường xuyên về nhà muộn. Vợ chồng vì vậy càng xa nhau. Khi con gái được 1 tuổi, cuộc sống của chúng tôi vẫn không cải thiện. Tôi quyết định để con lại cho chồng và mẹ chồng trông, vào miền Nam để làm ăn.
Chồng tôi không muốn vợ đi. Anh tuyên bố, nếu tôi rời nhà, anh sẽ đâm đơn ly hôn. Chán nản với hôn nhân đầy mâu thuẫn, tôi bỏ qua lời đe dọa của anh, vẫn chuẩn bị lên đường.
Lúc đó, tôi không nghĩ quá nhiều chỉ vì quá chán nản cuộc sống nghèo khó, u ám. Quả như lời chồng tôi nói, tôi chưa kịp lên đường thì đã nhận được đơn ly hôn từ anh. Tôi không do dự mà đồng ý. Ba năm ở vùng đất mới, tôi lao động và làm ăn miệt mài.
Ngày về, chồng tôi cản trở việc tôi gặp con gái. Đau lòng hơn, ở quê, tôi mang tiếng là vì ham giàu mà bỏ chồng, bỏ con. Chán nản, tôi lại tiếp tục vào miền Nam lần 2. Lần này, tôi gặp được người đàn ông cũng xa quê vào Sài Gòn lập nghiệp. Anh là người cũng trải qua một cuộc hôn nhân đổ vỡ nên chúng tôi nhanh chóng có sự thấu hiểu, đồng cảm.
Chúng tôi hẹn hò và dựa vào nhau để sống trong những ngày xa quê hương. Sau 2 năm quen nhau, tôi và anh kết hôn. Cuộc sống của tôi sau đó không còn khó khăn. Từ số vốn tích góp được do làm thuê, chồng tôi mạnh dạn mở xưởng sản xuất. Nhờ chịu khó, nhanh nhẹn anh nhanh chóng tạo nên một sự nghiệp đáng nể. Cuộc sống của vợ chồng tôi vô cùng hạnh phúc, hài hòa. Chúng tôi có nhà, có xe, dưới tay chồng tôi có hơn 100 công nhân đang làm việc.
Nhưng lòng tôi vẫn đau đáu về con gái. Một số lần tôi quay lại tìm con nhưng gia đình chồng tìm cách ngăn cản, chửi bới. Con gái tôi nghe lời bố và bà nội, cháu đinh ninh rằng “mẹ bỏ chồng con theo trai”, tìm cách từ chối mọi món quà tôi tặng cháu.
Tôi và chồng mới sống hòa hợp nhưng chúng tôi không may mắn có con. 5 năm trước, anh mắc bệnh ung thư và qua đời. Việc anh ra đi là một cú sốc lớn đối với tôi. Trước khi mất, toàn bộ tài sản anh để lại cho vợ. Chồng mất, tôi bán hết tài sản và quay về quê sinh sống. Ở quê, tôi mua nhà mới gần nơi con gái tôi đang sống. Mấy năm nay, tôi sống trong căn nhà lớn một mình - không thiếu thốn thứ gì nhưng tôi rất cô đơn.
Con gái tôi nay đã lập gia đình, có con. Qua tìm hiểu, tôi biết cuộc sống của cháu cũng không dư giả. Tôi muốn ngỏ lời giúp đỡ để mẹ con được gần gũi hơn nhưng cháu không thiết tha gì. Lần gần nhất, cháu đã đồng ý đến gặp tôi.
Cháu nói, cháu hận mẹ vì dù ở hoàn cảnh nào, không có người mẹ nào lại bỏ con. Tuổi thơ của cháu là những ngày bất hạnh vì phải nghe những lời của hàng xóm, người thân xì xào là “mẹ mày bỏ mày để theo trai”. Con gái tôi đã sống với người bố suốt ngày hằn học và những lời mắng chửi của bà nội chỉ vì bà ghét con dâu nên trút giận lên cháu.
Nay cháu trưởng thành hơn, đã có cuộc đời mới và gia đình mới. Cháu mong tôi đừng xuất hiện, khấy động lại nỗi đau trong cháu. Con gái nói, mỗi lần nhìn thấy mẹ, ký ức tuổi thơ đau đớn đó lại ùa về.
Tôi nghe lời con nói chỉ biết khóc như mưa. Những năm cuối đời, tôi chỉ muốn được ôm con, được chăm bẵm cho con nhưng có lẽ nào tôi không thể có được may mắn đó?
Có bữa cơm, tôi chỉ ngồi ăn không, không được phép gắp thức ăn. Con tôi thương mẹ gắp cho mẹ miếng thịt vào bát, ông ấy còn thò tay vào bát tôi bốc miếng thịt ném đi.
" alt=""/>Nỗi ân hận của người đàn bà rời bỏ chồng, con lúc nghèo khóMột công ty tư vấn ở Trung Quốc đã bị thu hồi giấy phép kinh doanh vì quảng cáo những chương trình giảng dạy “vô đạo đức” cho khách hàng.
Công ty này do bà Ling Tongtong sáng lập – người tự nhận mình là “mẹ đỡ đầu cho những cô gái trà xanh” – một từ lóng để chỉ những phụ nữ ngây thơ bề ngoài nhưng xảo quyệt bên trong.
Ling Tongtong tự nhận mình là chuyên gia trong việc giúp phụ nữ có được bất cứ điều gì mà họ mong muốn từ các mối quan hệ tình cảm với đàn ông. Bằng việc tẩy não và các hình thức thao túng tinh thần khác, các cô gái sẽ lừa đàn ông tặng họ những món quà đắt tiền và lối sống xa hoa.
Trên thực tế, khóa học của Ling Tongtong được mô tả là “đối thủ” của những ngôi trường khác dành cho đàn ông – nơi đàn ông được dạy cách lôi kéo phụ nữ ngủ với họ.
Khóa học của Ling Tongtong được giới thiệu gồm 12 buổi học với giá khoảng 600 USD/người. Tuy nhiên, công ty này cũng khá kén chọn trong việc lựa chọn khách hàng. Trong đó, khách hàng phải cung cấp lịch sử trò chuyện của mình với người đàn ông mà họ muốn tán tỉnh để công ty giới thiệu khóa học phù hợp.
Tờ The Paper cho biết, mặc dù được đăng ký hoạt động ở Từ Châu nhưng công ty này chủ yếu giảng dạy online. Hoạt động của công ty bị phanh phui khi một khách hàng báo cáo với cơ quan chức năng về các giao dịch bất hợp pháp của họ.
Hiện tại, Ling Tongtong không thể tuyển sinh vì giấy phép kinh doanh đã bị thu hồi. Tuy vậy, theo nguồn tin riêng của tờ Sixth Tone thì các “huấn luyện viên” vẫn sẵn sàng dạy 1-1.
“Chỉ cần đợi chúng tôi điều chỉnh chương trình giảng dạy của mình phù hợp hơn với văn hóa Trung Quốc” – người quản lý nói. “Dù sao thì hầu hết khách hàng của chúng tôi đều ở Mỹ”.
Boho – đồng sáng lập, một chuyên gia của Ling Tongtong – khẳng định rằng cô có thể thuyết phục những người ngưỡng mộ mình tặng quà trị giá trên 500 ngàn tệ (hơn 1,7 tỷ đồng) khi vẫn còn là một sinh viên đại học.
![]() |
Ảnh minh họa của Sohu. |
Đã có hơn 300 đơn khiếu nại được trình lên để chống lại các công ty tư vấn tình cảm kiểu này, hầu hết là ở các thành phố lớn như Thượng Hải và Quảng Châu. Trong các đơn khiếu nại, khách hàng cho biết họ từng phải trả các khoản phí từ 2.800 tệ đến 26.600 tệ cho các khóa học. Đồng thời, họ yêu cầu công ty hoàn lại tiền cho những dịch vụ mà họ thấy là không đầy đủ hoặc không cần thiết.
Các dịch vụ tư vấn tình cảm, tình dục và các mối quan hệ đang là xu hướng ở Trung Quốc mặc dù vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ vì sự tôn thờ tiền bạc và lạm dụng tình cảm. Trên mạng xã hội, Ling Tongtong bị lên án là “cố tình gieo rắc mối bất hòa giữa đàn ông và phụ nữ”.
Về phần mình, công ty này đang chuẩn bị để tiếp tục hoạt động kinh doanh như bình thường sau khi giải quyết các vấn đề về thủ tục. “Nhu cầu của khách hàng vẫn có” – quản lý bán hàng của công ty cho hay. “Chúng tôi không làm gì bất hợp pháp”.
Tuy nhiên, Ding Jinkun – một luật sư ở Thượng Hải cho biết, các lớp học của Ling Tongtong có thể cấu thành hoạt động kinh doanh bất hợp pháp. “Những lớp học và hệ tư tưởng (mà họ đồng tình) về cơ bản đang khuyến khích các hoạt động bất hợp pháp bao gồm lừa đảo, tống tiền”.
Với bà Angela Xiao Wu, một trợ lý giáo sư về truyền thông và văn hóa ở ĐH New York, sự phổ biến của các công ty tư vấn tình cảm như Ling Tongtong vừa khó hiểu vừa là dấu hiệu cho thấy “bản chất của các mối quan hệ khác giới ở Trung Quốc đương đại” – cái mà bà cho là mối đe dọa đối với vị trí giới của nước này.
“Ling Tongtong và nhiều công ty khác đã cho thấy rõ ràng rằng tất cả là sự thể hiện có tính toán để phụ nữ đạt được lợi ích về mặt kinh tế” – bà Wu đánh giá. “Điều này cho thấy triển vọng nghề nghiệp ngày càng trở nên khó khăn hơn với phụ nữ và áp lực xã hội ngày càng lớn hơn khiến phụ nữ phải tập trung vào hôn nhân và gia đình”.
Ở Trung Quốc, nghề dạy đàn ông cách thao túng phụ nữ đang trở thành loại hình kinh doanh béo bở.
" alt=""/>Lớp học dạy cách 'moi tiền' của đàn ông bị chỉ trích dữ dội